Quota HCM Hà Nội Tổng cộng Giới tính Nam 50 50 100 Nữ 50 50 100 Nhóm tuổi 46-55 20 20 40 30-45 40 40 80 18-29 40 40 80 Thu nhập Trên 20 triệu đồng/tháng 20 20 40 Từ 10-20 triệu đồng/tháng 40 40 80 Dưới 10 triệu đồng/tháng 40 40 80 Nghề nghiệp Lao động trí óc 70 70 140
Lao động chân tay 30 30 60
Nhãn hiệu
Nhóm ngân hàng nội địa 50 50 100
Nhóm ngân hàng quốc tế 50 50 100
Theo đó phần 1a của bảng câu hỏi (Phần Quota) trong nghiên cứu định lượng phải chứa 5 yếu tố kiểm soát quota trong Bảng 3.6 là: Khu vực, giới tính, nhóm tuổi, thu nhập, nghề nghiệp và ngân hàng đang sử dụng.
3.4.3Kế hoạch thu thập thông tin
Các bảng câu hỏi sẽ được tiến hành thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua 3 kênh sau:
Thu thập dữ liệu theo phương pháp phát triển mầm (Snow balling): Luận văn sử dụng những người đã tham gia vào nghiên cứu định tính (chủ yếu là bạn bè và người thân) tập hợp thành một kênh thu thập dữ liệu. Sau khi tiến hành hướng dẫn cách thu thập dữ liệu và những thắc mắc có thể gặp phải, mỗi người trong nhóm sẽ được nhận khoảng 20 bảng câu hỏi. Các thành viên trong nhóm sẽ đi phỏng vấn lại những người thân, bạn bè của họ. Kênh này đã thu về được 30% số lượng mẫu chủ yếu sử dụng các dịch vụ thẻ của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ...
Thu thập dữ liệu trực tuyến: Bảng câu hỏi trực tuyến sẽ được tạo qua công cụ
google form và được forward rộng rãi cho bạn bè trên qua YIM hoặc Email. Bảng câu hỏi trực tuyến này sẽ được đăng trên trang face book để mời tham gia khảo sát. Kênh này đã thu về được 50% số lượng mẫu chủ yếu là nhóm đối tượng tuổi từ 18-45.
Thu thập bổ sung: Sau phương pháp phát triển mầm và thu thập dữ liệu trực tuyến. Tác giả sẽ cân đong lại với chỉ tiêu quota như trong Bảng 3.6. Các quota bị thiếu sẽ được thu thập trực tiếp bằng cách tiếp cận trực tiếp các đối tượng này. Kênh này đã thu về khoảng 20% số mẫu còn lại, chủ yếu thuộc về các nhóm đối tượng khó tiếp cận như nhóm cao tuổi, thu nhập cao, nhóm đang sử dụng thẻ của ngân hàng nội địa.
Dựa trên các thông tin được thu thập từ bản câu hỏi, dữ liệu đã được tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS bằng các phép phân tích như sau.
- Thống kê mô tả dữ liệu: nhằm mục đích mơ tả tính đại diện của mẫu, cũng như phân tích sơ bộ các nhóm người dùng thẻ tiềm năng. Trong phép phân tích mơ tả, tác giả tiến hành các phép chạy tần suất (frequency), bảng chéo (crosstab table) hoặc custom table để mơ tả các thuộc tính nhân khâu học, các thói quen và hành vi dùng thẻ hiện tại của người dùng thẻ cũng như những nhận định, đánh giá về tính hữu dụng và sự dễ sử dụng của thẻ tín dụng.
- Phân tích nhân tố (Factor Analysis) là phép rút gọn dữ liệu và biến bằng cách nhóm chúng lại với các nhân tố đại diện để kiểm định độ giá trị của biến đo lường bằng hệ số tải (Factor Loading). Mơ hình đề xuất trong Chương 2 bao gồm 3 nhân tố là: các yếu tố nhân khẩu học, các yếu tố nhận thức tính hữu ích và tính tiện dụng. Mỗi nhân tố gồm hơn 10 biến quan quan sát và mơ hình này được xây dựng dựa trên lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước. Mơ hình này có thể phù hợp, cũng có thể khơng phù hợp với nhận thức và hành vi của người dùng thẻ ở Việt Nam. Do đó mơ hình này cần được kiểm nghiệm lại bằng phép phân tích nhân tố. Kết quả của phép kiểm nghiệm này nhằm xây dựng lại mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen và hành vi sử dụng thẻ phù hợp nhất với nhận thức và hành vi của người dùng thẻ ở Việt Nam.
- Phân tích hồi quy đa biến (multi linear regression) để xem xét mối tương quan nhân quả giữa các biến trong mô hình nghiên cứu (các yếu tố nhận thức tính hữu ích và tính tiện dụng) với biến kết quả là hành vi sử dụng thẻ, từ đó xác định đâu là yếu tố quan trọng nhất, đâu là yếu tố kém quan trọng hơn trong việc ảnh hưởng đến thói quen và hành vi sử dụng thẻ tín dụng.
- Phân tích phương sai (ANOVA): để xem xét mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học với các yếu tố nhận thức tính hữu ích, nhân thức tính tiện dụng và hành vi sử dụng thẻ. ANOVA là kỹ thuật thống kê được sử dụng khi muốn so sánh số trung bình của ≥ 3 nhóm. ANOVA xem xét biến thiên của tất cả các quan sát với số đại trung bình và phân chúng ra làm 2: biến thiên nội nhóm và biến thiên giữa các nhóm. Nếu số trung bình của các nhóm khác nhau nhiều thì
sự biến thiên giữa chúng và đại trung bình (biến thiên giữa các nhóm) sẽ đáng kể hơn so với các biến thiên giữa các quan sát trong 1 nhóm với trung bình của nhóm (biến thiên nội nhóm). Nếu số trung bình của các nhóm khơng khác nhau nhiều thì biến thiên giữa các nhóm sẽ khơng lớn hơn so với biến thiên nội nhóm. Từ đó để đưa ra kết luận là các biến nhân khẩu học có mối quan hệ với các yếu tố nhận thức tính hữu ích, nhân thức tính tiện dụng và hành vi sử dụng thẻ hay không.
Sau khi triển khai phát ra 400 bảng câu hỏi tác giả thu về được 243 bảng câu hỏi hợp lệ, các bảng câu hỏi hợp lệ này sẽ được chọn ngẫu nhiên ra 200 bảng theo khung mẫu được trình bài trong Chương 3. Sau đó được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS để tiến hành phân tích, bao gồm: Thống kê mơ tả dữ liệu, Phân tích nhân tố, Phân tích hồi quy đa biến để trả lời các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu trong Chương 1.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thẻ Visa credit card đang là loại thẻ được người dùng sử dụng rất phổ biến, ngồi ra cũng có một lượng đáng kể người dùng sử dụng thẻ Master credit card, các loại thẻ khác như Union Pay, JCB… gần như khơng có. Người dùng thẻ ở HCM có tuần suất sử dụng thẻ cao hơn, nhưng khối lượng trung bình mỗi lần sử dụng lại thấp hơn so với người dùng thẻ ở Hà Nội. Xét về khối lượng dùng trung bình một tháng, NDT ở HCM có khối lượng sử dụng trung bình cao hơn hẳn so với NDT Hà Nội. Đa số NDT đồng ý về việc thẻ tín dụng là hữu ích. Tuy nhiên chưa tới một nửa số người dùng đồng ý về tính tiện dụng của thẻ. Đặc biệt là ở khu vực Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu cịn chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất lên thói quen và hành vi sử dụng thẻ, đầu tiên là yếu tố [Nhận thức tính Tiện dụng], đây là yếu tố có tác động lớn nhất. Kế đến là yếu tố [Nhận thức tính hữu ích] và [Nhận thức tính an tồn và bảo mật] cũng có tác động tích cực nhưng mức ảnh hưởng ít hơn. Tiếp theo là yếu tố nhân khẩu học về [Độ tuổi], đây là cũng có ảnh hưởng đáng kể lên khối lượng sử dụng thẻ. Kết quả nghiên cứu cịn chỉ ra rằng thị trường thẻ tín dụng ở HCM và Hà Nội chưa được khai thác một cách tối ưu nhất. Vì yếu yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng lên khối lượng sử dụng thẻ tín dụng là [Nhận thức tính tiện dụng] lại đang bị người dùng thẻ đánh giá thấp nhất.
4.1MÔ TẢ MẪU.
Dữ liệu sẽ được phân tích thống kê mơ tả lần lượt các thơng tin về: (1) Mô tả nhân khẩu học của mẫu, (2) Mơ tả thói quen và hành vi sử dụng thẻ, (3) Mơ tả nhận thức về tính hữu ích và tính tiện dụng của thẻ tín dụng.
40
4.1.1Mơ tả nhân khẩu học của mẫu.
Dữ liệu cho thấy mẫu thu về có tính bao phủ rộng cho các thuộc tính nhân khẩu học của người dùng thẻ tín dụng. Đây là cơ sở quan trọng cho các phân tích tiếp theo và có thể khẳng định, các kết luận trong bài báo cáo này sẽ thể hiện được các thói quen và hành vi của người dùng thẻ ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Về độ tuổi, mẫu bao phủ hầu hết các nhóm độ tuổi trong đó nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là 30-45 tuổi (49%), tiếp theo là nhóm 46-55 tuổi (27%), sau cùng là nhóm 18-29 tuổi (17%) và nhóm trên 55 tuổi (7%). Số liệu này cho thấy hầu hết những người có sử dụng thẻ tín dụng là những người rơi vào độ tuổi đỉnh cao của công việc và sự nghiệp chứ không phải những người dùng thẻ trẻ tuổi. Điều này khá gây ngạc nhiên cho tác giả vì trong suốt quá trình làm việc trong ngành của mình, hầu hết các chiến lược tiếp cận dịch vụ thẻ đều nhắm nhiều vào các đối tượng trẻ tuổi, được xem là đối tượng “tạo xu hướng tiêu dùng mới”. Lý giải cho điều này, tác giả đưa ra giả thiết là có thể do vấn đề thu nhập/ địa vị xã hội, có thể khi dịch vụ thẻ tín dụng mới bắt đầu xâm nhập thị trường, đối tượng có tính chấp nhận cao và nắm bắt nhanh là giới trẻ, tuy nhiên những người có nhu cầu sử dụng thực thụ lại là những người trong nhóm tuổi thành đạt. Như vậy nhóm đối tượng mục tiêu của thị trường có thể đang dịch chuyển. Đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thẻ cần hết sức lưu ý trong việc hoạch định chiến lược tiếp cận khác hàng mục tiêu của mình