b. Thu nợ trung hạn
4.2.4.1 Phân tích tinh hình dƣ nợ theo thành phần kinh tế:
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với thu nợ báo cáo qua từng năm của ngân hàng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay điều đó phản ảnh cơng tác thu nợ của ngân hàng đạt được bao nhiêu thì số dư càng ít bấy nhiêu. Dư nợ là số tiền còn lại luỹ kế của những năm trước chưa thu hồi và số dư nợ phát sinh trong năm hiện hành. Nó là chỉ tiêu để đánh giá quy mô hoạt động trong từng thời kỳ. Mức dư nợ cho vay của ngân hàng càng cao cho thấy ngân hàng đó có quy mơ hoạt động tín dụng rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Tuy nhiên, mức dư nợ của ngân hàng càng cao thì rủi ro tín dụng cũng tăng.
Nói như vậy khơng phải ngân hàng không nên tăng mức dư nợ. Tăng mức dư nợ thì càng khẳng định hoạt động của ngân hàng càng phát triển và có phương hướng hoạt động đúng nếu có kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Vì vậy, khi ngân hàng muốn mở rộng quy mơ hoạt tín dụng thì đồng thời phải đảm bảo mức rủi ro có thể chấp nhận được.
Và để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của ngân hàng diễn biến như thế nào trong các năm qua. ta hãy xem xét và phân tích bảng số liệu sau:
Hình 8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƢ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm DNTN Hộ SXKD Tổng dư nợ
Bảng 7: DƢ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng % 2005 Tỷ trọng % 2006 Tỷ trọng % So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 36.230 53,12 45.330 55,95 66.537 62,80 9.100 25,12 21.207 46,78
Doanh nghiệp tư nhân 2.060 3,02 1.500 1,85 1.750 1,65 -560 -27,18 250 16,67
Hộ sản xuất kinh doanh 34.170 50,10 43.830 54,10 64.787 61,14 9.660 28,27 20.957 47,81
Trung hạn 31.971 46,88 35.684 44,05 39.421 37,20 3.713 11,61 3.737 10,47
Doanh nghiệp tư nhân 300 0,44 1150 1,42 900 0,85 850 283,33 -250 -21,74
Hộ sản xuất kinh doanh 31.671 46,44 34.534 42,63 38.521 36,35 2.863 9,04 3.987 11,55
TỔNG CỘNG 68.201 100,00 81.014 100,00 105.958 100,00 12.813 18,79 24.944 30,79
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số dư nợ tăng đều qua 3 năm và hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể năm 2005 dư nợ ngân hàng đạt 81.014 triệu tăng 12.813 triệu hay tăng 15,79% so với năm 2004, sang năm 2006 dư nợ ngân hàng đạt 105.958 triệu tăng 24.944 triệu hay tăng 30,79% so với năm 2005 tốc độ tăng cao qua 3 năm nhưng chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay do tốc độ tăng của thu nợ cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay. Điều này, cho thấy quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng đồng thời cũng cho thấy uy tín của ngân hàng được nâng cao hơn, khách hàng giao dịch đông hơn, nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.. Trong đó, thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao cả trong tổng dư nợ và chiếm trên 50 % và tỷ trọng cũng tăng qua 3 năm. Điều này, phản ánh ngân hàng tập trung vào hình thức cho vay ngắn hạn, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương vừa theo mùa vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn ở địa bàn, hơn nữa về phía ngân hàng vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh thu lợi nhuận cao vừa hạn chế được rủi ro, vừa giảm bớt chi phí trả lãi cho khách hàng. Mặt khác, giúp cho ngân hàng quay vòng đồng vốn một cách nhanh chống, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng cũng chú trọng hình thức cho vay trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Cũng giống như hình thức cho vay ngắn hạn, thì tình hình đối với các thành phần kinh tế như sau: ta thấy dư nợ đối với các thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân tăng giảm qua 3 năm, hộ sản xuất kinh doanh đều tăng qua 3 năm. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ. Chẳng hạn như đối với hộ sản xuất kinh doanh dư nợ ngắn hạn năm 2005 đạt 43.830 triệu tăng 9.661 triệu tức tăng 28,27% so với năm 2004, sang năm 2006 mức dư nợ này đạt 64.787 triệu tăng 20.957 triệu tức tăng 47,81% so với năm 2005
Còn về trung hạn dư nợ tăng qua 3 năm cụ thể năm 2005 là 35.684 triệu đồng tăng 3.713 triệu hay tăng 11,61% sang năm 2006 là 39.421 triệu đồng tăng 3.737 triệu hay tăng 10,47% ta thấy tốc độ tăng tương đối bằng nhau điều này cho thấy Ngân hàng quản lý tốt việc cho vay có thời gian dài với tốc độ tăng không cao và qua biểu đồ ta thấy cột dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh gần bằng với cột tổng dư nợ điều này cho thấy đối tượng chủ yếu của Ngân hàng là hộ sản xuất kinh doanh, vì đây là địa bàn sống chủ yếu bằng nghề nông. Nguyên
nhân là do tốc độ tăng doanh số cho vay của thành phần kinh tế này tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên dẫn đến tốc độ tăng của dư nợ rất chậm.
Còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì dư nợ tăng giảm khơng điều qua 3 năm. Nhìn vào biểu đồ ta thấy du nợ đối với thành phần này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ do số lượng doanh nghiệp cịn ít. Như dư nợ ngắn hạn thành phần này năm 2005 đạt 1.500 triệu giảm 560 triệu hay giảm đi 27,18% so với năm 2004, sang năm 2006 dư nợ này đạt 1.750 triệu tức tăng 250 triệu hay tăng 16,67% so với năm 2005 do doanh số cho vay năm 2006 giảm hơn so với thu nợ giảm, dẫn đến dư nợ cũng giảm theo, về du nợ trung hạn cũng tăng giảm giống với dư nợ ngắn hạn.
Tóm lại:
Ngân hàng đang trên đà phát triển và uy tín cần được nâng cao. Vì vậy ngân hàng đã chủ động mở rộng quy mơ hoạt động tín dụng nên kéo theo dư nợ tăng lên. Đồng thời việc phát triển dư nợ tăng lên sẽ làm rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tăng lên, nên ngân hàng cần phải xem xét kỷ lưởng, thẩm định đầy đủ chính xác các hồ sơ xin vay, các dự án xin vay vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế để có chủ trương nên tăng hay giảm dư nợ đối với đối tượng nào. Chẳng hạn như ngân hàng có thể tăng dư nợ đối với cho vay ngắn hạn và giảm dư nợ đối với cho vay trung hạn, vì ngắn hạn ít rủi ro hơn trung hạn, đồng vốn vay vịng nhanh có thể trả nợ cho Ngân hàng, có như vậy thì ngân hàng vừa mở rộng quy mơ hoạt động tín dụng vừa đảm bảo an tồn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và tương lai.