Dƣ nợ ngắn hạn:

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo PTNT thị xã ngã bảy (Trang 61 - 63)

Hình 10: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƢ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006

Dư nợ ngắn hạn liên tục tăng qua các năm tốc độ tăng cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng phát triển. Cụ thể năm 2005 đạt 45.330 triệu tăng 9.100 triệu đồng hay tăng 25,12 % so với năm 2004, đến năm 2006 doanh số dư nợ đạt 66.537 triệu tăng 21.207 triệu hay tăng 46,78% so với năm 2005 là do sự tăng lên của doanh số dư nợ các ngành kinh tế sau. Hơn nữa, ngân hàng phần lớn cho vay ngắn hạn với thời gian liên tục cho khách hàng khác nhau. Vì vậy có nhiều khoản tiền vay chưa đến hạn trả nợ sẽ chuyển sang kỳ báo cáo năm sau, một phần do có nợ gia hạn từ năm trước chuyển sang.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ của sản xuất nơng nghiệp tăng. Để giải thích sự tăng lên thì ta đi sâu vào phân tích doanh số dư nợ của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Giống như doanh số cho vay, doanh số dư nợ ngành trồng trọt không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nơ ngắn hạn. Cụ thể là năm 2005 dư nợ của ngành này đạt 29.017 triệu tăng 1.853 triệu tức tăng 6,82% so với năm 2004 ta thấy tốc độ tăng chậm sang năm 2006 doanh số này là 39.779 triệu tăng

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản TM DV Ngành khác Tổng dư nợ ngắn hạn

10.762 triệu tức giảm 37,09% so với năm 2005 do dư nợ của trồng mía tăng, trồng lúa có tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể năm 2006 là 22.790 triệu đồng tăng 9.697 triệu hay tăng 74,06% so năm 2005 do trong năm này mía được giá nên bà con tập trung nhiều vào cây mía và cũng là nguồn nguyên liệu cho nhà máy đường Phụng hiệp và Vị thanh . Doanh số dư nợ ngành chăn nuôi tăng giảm không nhiều qua ba năm. Cụ thể năm 2005 đạt 1.916 triệu tăng 182 triệu tức tăng 10,50% so với năm 2004, sang năm 2006 thì dư nợ ngành chăn nuôi đạt 1.657 triệu giảm 259 triệu tức giảm 13,52% so với năm 2005 ta thấy tốc độ tăng giảm không cao. Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh nên Ngân hàng rất e ngại đầu tư vào ngành này để nhằm giảm rủi ro mặc dù doanh số cho vay tăng nhưng Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác thu nợ và chủ yếu là những hộ gia đình chăn ni với quy mơ nhỏ nên sự ảnh hưởng của dịch bệnh không cao. Như vậy, chính sự tăng lên của dư nợ ngành trồng trọt và chăn ni, mặc dù có giảm nhưng tốc độ không nhiều đã làm cho doanh số dư nợ của ngành nông nghiệp tăng lên qua 3 năm nhưng chịu ảnh hưởng nhiều ngành trồng trọt vì nó là ngành được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Nuôi trồng thủy sản: Ngành nuôi trông thủy sản ở Ngã Bảy đang dần phát triển, trước đây bà con chủ yếu nuôi các loại cá tổng hợp như: cá rơ, cá lóc, tơm…nhưng từ năm 2003 trở lại đây người dân đã chuyển sang nuôi cá tra xuất khẩu. Ni loại cá này chi phí tuy lớn nhưng mang lại lợi nhuận cao, vì vậy dư nợ ngành này cũng tăng qua các năm, năm 2005 là 4.135 triệu đồng tăng 2.681 triệu hay tăng 184.39% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 6.062 triệu đồng tăng 1.927 triệu hay tăng 46,60% so với năm 2005.

Tiếp đến ngành thương mại dịch vụ: ta thấy dư nợ của ngành này cũng tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 đạt 9.040 triệu tăng 4.123 triệu hay tăng 83,85% so với năm 2004, sang năm 2006 là 13.774 triệu tăng 4.732 triệu tức tăng 52,35% so với năm 2005 ta thấy dư nợ ngành này tăng cao do vừa mới lên thị xã người dân chuyển sang kinh doanh các loại hình dịch vụ và ngành thuơng mại dịch vụ ngày càng được mở rộng hơn là điều cần thiết đây là ngành mà Ngã Bảy có rất nhiều tiềm năng do có chợ nổi Ngã bảy.

Và cuối cùng ta xem xét dư nợ của ngành khác cũng không ngừng tăng trong những năm qua. Chẳng hạn như dư nợ đối với những ngành khác tăng rất

nhanh như năm 2005 đạt 1.222 triệu tăng 261 triệu hay tăng 27,16% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 5.267 triệu tăng 4.045 triệu hay tăng thêm 331,01% so với năm 2005. Nhìn chung sự gia tăng này cũng xuất phát từ là nơi thị trấn chuyển thành thị xã nên nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở, xây khu dân cư, cơ quan ngày càng nhiều hơn. Ngành nghề khác cũng phát triển nhanh như cầm đồ, xuất khẩu lao động,…. Chính vì vậy mà doanh số dư nợ ngắn hạn của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo PTNT thị xã ngã bảy (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)