Trong tổng giá thành cũng như giá thành đơn vị, chi phí nguyên liệu thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó giảm chi phí ngun vật liệu sẽ là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. Muốn sử dụng hơp lý, tiết kiệm vật tư, vật liệu, cần phải biết nguồn gốc hình thành, từ đó biết được các nhân tố, mức độ, tính chất ảnh hưởng của từng nhân tố. Qua đó mới đề ra được những biện pháp cần thiết để giảm chi phí vật liệu trong giá thành.
Đánh giá chung chi phí nguyên vật liệu thực hiện so với kế hoạch theo phương pháp trực tiếp sẽ xác định được mức chênh lệch chi phí nguyên vật liệu tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm:
- ảnh hưởng của số tuyệt đối ( CNVL)
(CNVL) = mtt x Ptt - mKH x PKH (CNVL) = 63.208 - 75.137 = - 11.929 - ảnh hưởng của số tương đối ( TNVL)
x100 6,37% 256 . 187 929 . 11 100 x Z C T KH NVL NVL
Trong đó: ZKH : Giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch
PKH : Giá vật liệu kỳ kế hoạch, kỳ thực tế.
mKH , mtt: Mức hao phí thực tế và kế hoạch cho một đơn vị sản phẩm
Sau đây ta đi phân tích tình hình sử dụng nhiên, vật liệu của mỏ than Vàng Danh qua bảng 9 và 10 như sau:
* Nhận xét:
Qua bảng 9 và 10 nhìn chung ta thấy mỏ đã thực hiện tốt công tác quản lý nhiên liệu. Cụ thể là vật tư vật liệu đã giảm chi phí so với kế hoạch là 12.670đ/tấn than nguyên khai, với tỷ lệ tương ứng là 20%. Nhưng trong đó cũng cịn một số yếu tố chi phí cịn tăng so với kế hoạch như:
- Dây nổ: Tăng 47,8đ/tấn, tương ứng với tỷ lệ tăng là 99%.
- Thép chống lò: Tăng 1.405,5 đ/tấn, tương ứng với tỷ lệ tăng là :25,57%. - Săm lốp ô tô: Tăng 516,7đ/tấn với tỷ lệ tương ứng là : 61%.
- Cầu máng cào: Tăng 233,2 đ/tấn với tỷ lệ tương ứng là : 24,67%
Các yếu tố này được tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do có một số định mức mà tổng cơng ty giao cho mỏ còn quá thấp.
- Phụ tùng thay thế do máy móc thiết bị của mỏ đã được sản xuất từ lâu, nên có những phụ tùng thay thế không cịn có trên thị trường, mà nếu có thì cũng rất đắt...như máng cào, giá thực hiện chênh lệch so với kế hoạch là 139.099 đ/cầu...
Trong bảng 10 cho ta thấy về yếu tố chi phí nhiên liệu đã tăng 1.441đ/tấn, tỷ lệ tăng là 26,08%. Như vậy năm 2004 mỏ quản lý yếu tố chi phí này chưa tốt. Mức độ vượt chi này có nhiều nguyên nhân.
Về mức tiêu hao chủ yếu tăng do các máy móc khai thác, vận chuyển của mỏ đã cũ, địa hình vận chuyển phức tạp, ý thức quản lý nhiên liệu của các cơng nhân điều khiển các máy móc tầu xe chưa cao đã làm cho chi phí nhiên liệu dầu DIEZEN tăng so với kế hoạch là 1.257,5đ/tấn, với tỷ lệ tương ứng là 26,37%. Mức tiêu hao xăng trong năm cũng tăng, nguyên nhân là do một số cấp trên cịn lạm dụng quyền hạn của mình, thường xun có tình trạng sử dụng xe của tập thể đi làm việc riêng, giá xăng tăng khi trong năm chưa có sự biến động lớn của giá thị trường là do tỷ lệ hao hụt tại kho của mỏ quá lớn đã làm tăng khoản chi phí này là 97,7đ/tấn, với tỷ lệ tăng tương ứng là 19,86%.
* Đối với yếu tố động lực dùng trong sản xuất qua bảng 10 ta thấy chi phí động lực thực tế giảm 700đ/tấn so với kế hoạch, tương ứng với tỷ lệ là 11,52%, điều này chứng minh rằng mỏ đã đi sâu quản lý và chăn lo đến thiết bị điện, sử
dụng tiết kiệm năng lượng. Mỏ đã lắp đặt công tơ điện cho từng khai trường, công trường, khu vực. Do vậy mỏ cần có biện pháp phát huy và khuyến khích lợi ích vật chất đối với việc tiết kiệm chi phí động lực cũng như chi phí vật tư, vật liệu hay nhiên liệu.
Kết luận: Trong quá trình sản xuất kinh doanh mỏ đã có nhiều nỗ lực, cố
gắng để giảm chi phí vật tư, vật liệu, nhiên liệu, động lực, góp phần giảm giá thành. Qua các số liệu phân tích trên chứng tỏ năng lực và tiềm năng tổ chức, quản lý sản xuất của CBCNV của mỏ nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của mỏ cịn rất cao. Do vậy mỏ cần phát huy hơn nữa để giảm gía thành cho sản xuất của mỏ cho các kỳ tới.