3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố mơi trường đến vấn đề phát triển kênh
3.2.2.1 Môi trường ngành
a. Đối thủ cạnh tranh.
Thị trường hàng thủ cơng mỹ nghệ hiện nay tại Hà Nội cũng có thể đánh giá là đang dần sôi động hơn với ngày càng nhiều những doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh về hàng thủ công mỹ nghệ bên cạnh làng nghề Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng. Có thể kể đến những doanh nghiệp lớn như Hoa Lư, Hồng Ngọc, hay thủ công mỹ nghệ Hương Anh, Thịnh Tài, Việt Hưng… Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và có tiềm lực mạnh mẽ. Hệ thống kênh phân phối của các công ty thủ công mỹ nghệ hầu hết đề có
một điểm chung là khá đơn giản, chủ yếu sử dụng kênh trực tiếp để tiếp cận với người tiêu dùng cuối cùng.
Xét riêng về mặt hàng thời trang, mặt hàng có thể nói là rất phổ biến thì những đối thủ cạnh tranh của Hoa Lư khơng chỉ là những doanh nghiệp thủ cơng mỹ nghệ mà cịn là rất nhiều những cơng ty thời trang khác đang có mặt trên thị trường hiện nay. Khơng chỉ cạnh tranh về chất lượng mà còn canh tranh về mẫu mã, tạo ra áp lực cạnh tranh vô cùng lớn. Hơn nữa những cơng ty thời trang lại thường có độ bao phủ thị trường rộng rãi hơn rất nhiều so với hàng thủ cơng mỹ nghệ nói chung.
b. Trung gian marketing.
Các trung gian mà Hoa Lư sử dụng bao gồm trung gian tài chính và trung gian vận chuyển. Các trung gian tài chính bao gồm ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Việt- Nga là những tổ chức doanh nghiệp có quan hệ lâu năm và bền vững với Hoa Lư. Doanh nghiệp vận tải quen thuộc của Hoa Lư là công ty cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco chuyên vận chuyển hàng hóa xuất khẩu ra nước ngồi. Những trung gian này không tác động trực tiếp đến quá trình phân phối và hệ thống phân phối của cơng ty nhưng góp phần hỗ trợ cho hoạt động phân phối hàng thời trang nói riêng và các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ nói chung diễn ra thuận lợi hơn.
c. Khách hàng
Tập khách hàng của Hoa Lư bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Xét về tỷ trọng thì khách hàng cá nhân mang lại 80% doanh thu mỗi năm, 20% còn lại là từ các tổ chức. Trong đó khách hàng trọng điểm mà Hoa Lư hướng đến là nhóm khách hàng cá nhân, cụ thể là khách du lịch. Những khách hàng này tuy mua với số lượng ít nhưng lại dễ tiếp cận với số lượng lớn và thường xuyên hơn. Tập khách hàng này thường xuất hiện tập trung tại các địa điểm như sân bay, khách sạn và các địa điểm du lịch tại Hà Nội. Khách du lịch là kiểu khách hàng rất đa dạng vì họ đến từ nhiều nơi trên thế giới. Theo thống kê thì khách Trung và Nhật rất thích đồ gỗ, mặt khác những mặt hàng thời trang lại rất thu hút khách Châu Âu. Bởi những đặc điểm như vậy, Hoa Lư phải thiết lập kênh phân phối sao cho có thể tiếp cận khách hàng tối đa nhất có thể. Bên cạnh đó khách hàng tổ chức của Hoa Lư là những cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là những cơ quan chính phủ thường xuyên mua sản phẩm để trang trí nội thất hoặc tặng thưởng. Đối với tập khách hàng này các kênh phân phối thơng thường khó có thể tiếp cận
được. Vì vậy việc lựa chọn cách phân phối trực tiếp đến đối tượng sử dụng vẫn là ưu tiên hàng đầu.
d. Nhà cung ứng.
Công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư có cơ cấu sản phẩm đa dạng với hơn 13000 đầu sản phẩm được nhập từ 5000 nhà cung cấp khác nhau trên toàn quốc. Tập nhà cung cấp này đa phần là những làng nghề nổi tiếng trên khắp cả nước có thể kể đến như gốm sứ Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, hàng dệt thổ cẩm từ các dân tộc vùng cao như Nùng, Dao,Tày , Thái, làng nghệ đúc đồng chạm bạc ở Đồng Xâm. Đại Bái hay Hội An, làng nghề chế tác đá Hải Nựu, Ninh Vân,… và nhiều làng nghề khác.
Bởi tập nhà cung ứng là khá đông và rải rác trên khắp cả nước mà số lượng địa điểm phân phối của Hoa Lư lại khá khiêm tốn nên những địa điểm phân phối hàng của Hoa Lư đều không thể đáp ứng yêu cầu thuận tiện cho nhà cung cấp.