Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh LPG

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng (Trang 46 - 69)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kinh

3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh LPG

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về kinh doanh LPG

Bãi bỏ giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do không cần thiết và Nghị định của Chính phủ khơng quy định ngành nghề kinh doanh LPG được cấp loại giấy này.

Bãi bỏ quy định cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng kinh doanh LPG phải được đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, phịng độc và được Cơng an tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy. Chỉ cần yêu cầu cán bộ quản lý, nhân viên cơ sở kinh doanh LPG phải có kiến thức về phịng chống cháy nổ là đủ.

- Hồn thiện pháp luật có liên quan đến điều kiện kinh doanh LPG

Yêu cầu các bộ có liên quan xem xét và sử dụng các kết quả rà sốt, phân tích, đánh giá về điều kiện kinh doanh, đồng thời thực hiện bổ sung, sửa đổi các quy định về điều kiện kinh doanh LPG cho phù hợp theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ- CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm sốt thủ tục hành chính. Theo đó cần rà sốt, đánh giá và chuẩn hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG để

kịp thời kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Ban hành Nghị định riêng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh LPG

Để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan thực thi pháp luật ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật điều kiện kinh doanh trong hoạt động kinh doanh LPG cần thiết phải ban hành một Nghị định riêng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh LPG. Đây là giải pháp hữu hiệu để thiết lập kỷ cương trong hoạt động kinh doanh LPG, góp phần bình ổn thị trường, duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng LPG.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG

a, Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh doanh khí đốt hóa lỏng:

- Về cơng tác thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:

Từng bước nâng cao chất lượng công tác thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, qua đó đánh giá được đầy đủ về các điều kiện hoạt động của cơ sở kinh doanh. Cơng tác thẩm định có vai trị quan trọng trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà Nước, công tác này cần được thực hiện chặt chẽ, xác định rõ các điều kiện bắt buộc và các điều kiện có thể dành thời gian ngắn để khắc phục, tạo lộ trình hồn thiện điều kiện kinh doanh cho thương nhân. Từ ngày 01/01/2008 thực hiện chuẩn hố cơng tác thẩm định, áp dụng chặt chẽ các điều kiện cần có trong kinh doanh khí đốt hóa lỏng.

- Cơng tác an tồn PCCC:

Đảm bảo an toàn PCCC là điều kiện quan trọng nhất trong kinh doanh khí đốt hóa lỏng, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn PCCC chỉ được cấp khi cửa hàng và kho của thương nhân đảm bảo các quy định về chất lượng xây dựng, khoảng cách an toàn cháy nổ, lối thoat nạn, số lượng, chất lượng dụng cụ chữa cháy tại chỗ; cán bộ, nhân viên phải được huấn luyện PCCC… Cơ quan công an PCCC thống nhất với cơ quan thẩm định về thời gian, chứng chỉ trong kiểm tra định kỳ việc duy trì điều kiện an tòan PCCC trong kinh doanh của thương nhân

- Công tác kiểm tra của Lực lượng QLTT:

+ Kiểm tra định kỳ: Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện kiểm tra toàn diện đối với các cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng một năm từ 1 -2 lần

+ Kiểm tra không định kỳ: Được thực hiện độc lập hoặc phối hợp với các ngành chức năng khi có các thơng tin phản ánh hoặc phát hiện vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh khí đốt hóa lỏng.

+ Trong kiểm tra nếu phát hiện các vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo quy định hiện hành, đặc biệt là những cơ sở kinh doanh khơng có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

- Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

+ Tăng cường cơng tác kiểm sốt thương hiệu, tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm khí đốt hóa lỏng của các cơ sở kinh doanh. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về nhãn mác; các vi phạm về đo lường chất lượng và xử lý nghiêm theo quy định.

+ u cầu các cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng kê khai đăng ký chất lượng , chủng loại khí đốt hóa lỏng.

- Cơng tác tun truyền, phổ biến: Cần phải được tăng cường và coi trọng, coi

đây là giải pháp mấu chốt để giải quyết căn bản về ý thức tự giác tuân thủ điều kiện kinh doanh của thương nhân, để phát huy được tính tích cực của giải pháp này việc tuyên truyền phổ biến phải được thực hiện thường xuyên liên tục:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng về các văn bản quy định của Nhà nước đối với cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng trên các phương tiên thơng tin đại chúng; Thực hiện in, phát hành tài liệu hướng dẫn và khuyến cáo về PCCC tới các cơ sở kinh doanh.

+ Hàng năm tổ chức mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh doanh và kiến thức PCCC cho các doanh nghiệp kinh doanh khí đốt hóa lỏng.

+ Tuyên truyền thông qua các kênh nghiệp vụ của các ngành chức năng.

+ Thông báo rộng rãi tới các thương nhân kinh doanh khí đốt hóa lỏng về định hướng quy hoạch và lộ trình thực hiện

+ Tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC đến từng cơ sở, cửa hàng kinh doanh.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong quản lý Nhà Nước về lĩnh vực kinh doanh khí đốt hóa lỏng.

Được coi là giải pháp trung tâm, chỉ có thực hiện tốt cơng tác này thì các giải pháp khác mới được thực hiện nhịp nhàng, có hiệu quả cao.

Để thực hiện tốt công tác này cần xác định đây là trách nhiệm của cấp, ngành trong việc khắc phục tồn tại trong hoạt động kinh doanh Gas, tích cực, chủ động phối hợp trong công tác thanh, kiểm tra, thẩm định khi thực tế yêu cầu.

Công tác phối hợp được chú trọng thực hiện trên một số vấn đề cụ thể:

+ Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện việc thiết kế và xây dựng cửa hàng, kho chứa khí đốt hóa lỏng;

+ Tuyên truyền và xây dựng đầu mối tiếp nhận nhu cầu học tập nghiệp vụ; huấn luyện PCCC của cán bộ nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh khí đốt hóa lỏng;

+ Tuyên truyền và xây dựng kế hoạch kiểm tra về đo lường, chất lượng hàng hóa; nhãn mác sản phẩm;

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành; + Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên ngành;

+ Qui hoạch định hướng mạng lưới cửa hàng kinh doanh khí đốt hóa lỏng; hệ thống kho chứa tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Sở Thương mại Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng quy chế phối hợp trong việc Quản lý Nhà Nước về lĩnh vực kinh doanh khí đốt hóa lỏng.

3.3.3. Các giải pháp khắc phục thực trạng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

+ Đối với các cửa hàng kinh doanh đã có kho chứa riêng biệt, đáp ứng yêu cầu kinh doanh độc lập ( Bao gồm cửa hàng và kho chứa) nhưng chưa đảm bảo các yêu cầu về thiết kế kỹ thuật và xây dựng theo quy định phải thực hiện cải tạo, nâng cấp, xây mới đáp ứng yêu cầu điều kiện kinh doanh

+ Đối với các cửa hàng kinh doanh sử dụng nhà ở làm kho, kho chứa khơng đảm bảo tính biệt lập, nằm trong khu đông dân cư phải thực hiện di chuyển kho chứa tới các vị trí thích hợp theo quy hoạch hoặc thuê kho chứa tại các kho tập trung. Thời gian cho phép tồn tại trên cơ sở nguyên trạng với loại hình này. Trong thời gian này cơng tác kiểm tra của các cơ quan chức năng với cơ sở được thực hiện thường xuyên, định mức dự trữ Gas trong kho được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định tại TCVN 6304 - 1997.

+ Không cấp Giấy chứng nhận đủ kiện kinh doanh Gas với các cơ sở mới tổ chức kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất như : kho chứa Gas, thiết kế kho và cửa hàng.

+ Không thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngắn hạn với các cơ sở không đảm bảo yêu cầu theo quy định về trình độ, chứng chỉ chun mơn nghiệp vụ, điều kiện sức khoẻ…

+ Đối với các cơ sở kinh doanh Gas được phép sử dụng mặt tiền nhà ở làm cửa hàng kinh doanh nhưng chỉ là nơi giới thiệu, trưng bày với 05 bình rỗng khơng chứa Gas. Tuyệt đối khơng được đặt bình chứa chứa Gas tại cửa hàng.

+ Tuyên truyền, vận động các thương nhân chủ động thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa độc lập đủ điều kiện an tồn theo quy định. Bên cạnh đó tại khu

doanh và cho thuê với hình thức đầu tư : Doanh nghiệp đầu mối chủ động đầu tư hoặc liên doanh liên kết đầu tư xây dựng.

+ Giải pháp về xây dựng một hệ thống kho chứa tập trung được coi là giải pháp quan trọng trong điều kiện dân cư tại các khu vực thành thình ngày càng đơng, nhu cầu sử dụng khí đốt hóa lỏng tập trung chủ yếu ở khu đô thị.

+ UBND các huyện, thành phố chủ động trong việc phối hợp xác định qui hoạch cụ thể các vị trí xây dựng kho chứa tập trung theo nguyên tắc: khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng kho chứa tập trung; có vị trí thuận lợi đảm bảo các điều kiện về an tồn phịng chống cháy nổ. Vị trí xây dựng kho chứa tập trung phải được Đồn kiểm tra liên ngành do Sở Thương mại và Du Lịch chủ trì thẩm định về vị vị trí.

3.4. Các vấn đề đặt ra cần nghiên cứu

Do hạn chế về khả năng và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên cịn nhiều vấn đề liên quan và có phạm vi rộng hơn chưa được đề cập đến, sau đây là một số vấn đê đặt ra cần nghiên cứu tạo hướng phát triển cho đề tài :

- Hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề: Khắc phục được những bất cập còn tồn tại trong việc thực thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Qua đó, đưa ra được các giải pháp, kiến nghị giúp hoàn thiện các quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp qua đó góp phần phát triển kinh tế đất nước.

- Sự khác biệt giữa luật pháp Việt Nam và luật pháp nước ngồi về hoạt động

kinh doanh khí hóa lỏng (LPG).

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề: Tiến hành so sánh pháp luật của Việt Nam và các nước về các quy phạm điều chỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng để tìm hiểu điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật Việt Nam và các nước. Từ đó, tiếp thu có chọn lọc các ưu điểm của pháp luật các nước tiến hành so sánh, khắc phục các hạn chế cịn tồn đọng, hồn thiện pháp luật Việt Nam quy định về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng (LPG)

- Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết hay không cần

thiết.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề: Việc đa dạng hóa về các mặt hàng, ngành nghề và loại hình kinh doanh nói chung và đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói riêng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh doanh. Bên cạnh việc đa dạng các ngành nghề kinh doanh là việc nghiên cứu của các nhà làm luật để đưa ra các quy định phù hợp điều chỉnh các chủ thể thuộc các lĩnh vực kinh doanh. Thực tế cho thấy,

việc đa dạng ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng có tính hai mặt của nó: Một mặt, nếu việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh có điều kiện đi đúng hướng và thành công sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra,thuận tiện hơn trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng đối với chủ thể kinh doanh; mặt khác, việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh có điều kiện tạo sự rườm rà về quy định của pháp luật, gây khó khăn cả trong công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng lẫn việc thực hiện pháp luật của chủ thể tham gia kinh doanh, tạo ra các rào cản pháp lý ảnh hưởng tới quá trình tham gia và hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quy định.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng sau 25 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường ở nước ta đã hình thành và đang tiếp tục hồn thiện. Sự hình thành, phát triển và hồn thiện hệ thống pháp luật đã góp phần khơng nhỏ vào việc đạt được kết quả nói trên. Hệ thống các quy định về điều kiện kinh doanh là một phần không thể tách rời của hệ thống pháp luật nói chung. Chính hệ thống các quy định về điều kiện kinh doanh, đặc biệt là các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã trở thành công cụ quan trọng của nhà nước, mà việc sử dụng chúng đã góp phần thay thế các mệnh lệnh hành chính trước đây trong việc điều tiết hoạt động kinh tế và cuộc sống xã hội nói chung. Xét về phương diện này, hệ thống pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh LPG đã góp phần vào q trình chuyển đổi, hình thành và hồn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta.

Việc giới thiệu các quy đinh về ngành nghề kinh doanh có điều kiện giúp nâng cao hiểu biết của chủ thể kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả pháp luật quy định đối với lĩnh vực chuyên môn, tạo sự phối hợp đồng đều từ phía cơ quan chức năng đối với chủ thể thi hành.

Nghiên cứu chuyên sâu về bản chất cũng như những vấn đề pháp lý của các quy định của pháp luật và thực tiễn việc thực hiện của các chủ thể kinh doanh LPG, luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật thực định, thực trạng việc thực hiện các quy định pháp luật về LPG và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về LPG và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về LPG. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, tác giả có đưa ra các phương án, biện pháp và khuyến nghị thực thi nhằm hướng tới thị trường LPG phát triển lành mạnh với các điều kiện kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, tác giả cũng hiểu rằng, có thể có những khiếm khuyết trong luận văn nên cũng luôn luôn gợi mở và tiếp nhận mọi ý kiến phản hồi để luận văn có thể hồn thiện hơn và làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tham khảo:

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình luật kinh tế, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật thương mại, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.

Các văn bản pháp luật:

- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005

- Luật Thương mại Số: 36/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm

2005.

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, Chính phủ

ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2006.

- Nghị định số 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, Chính phủ

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng (Trang 46 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)