Kết luận và phát hiện qua phân tích

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng (Trang 42)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Kết luận và phát hiện qua phân tích

2.4.1. Những tồn tại của các quy định pháp luật về kinh doanh khí hóa lỏng

- Về tính hợp pháp của điều kiện kinh doanh LPG

Quy định về điều kiện kinh doanh LPG còn phân tán, nằm rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong khi đó, các nội dung quan trọng nhất lại nằm ở văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành. Thiếu các quy định cụ thể và khả thi về cơ chế khiếu nại, khiếu kiện của người xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên nhiều bất lợi đối với thương nhân kinh doanh LPG; qua đó, làm giảm tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của mơi trường kinh doanh LPG ở nước ta.

- Về tính cần thiết của điều kiện kinh doanh LPG

Việc quy định giấy phép kinh doanh mặt hàng này dưới dạng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là phù hợp. Tuy nhiên, do mục tiêu xã hội cần được bảo vệ không được xác định rõ nên dẫn đến sự chồng chéo hoặc trùng lặp về công cụ quản lý.

- Tính đầy đủ của các quy định về điều kiện kinh doanh LPG

Qua phân tích thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG nêu trên cho thấy quy định hiện hành về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là tương đối đầy đủ 10 nội dung cần thiết phải có theo thơng lệ quốc tế. Tuy nhiên, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP còn thiếu quy định về cơ chế thu hồi giấy phép và hệ quả pháp lý của việc giấy phép bị thu hồi, cơ chế cụ thể về khiếu nại, khiếu kiện.

- Tính cụ thể và hợp lý của điều kiện kinh doanh LPG

Trong khi phần lớn các quy định về các loại giấy phép kinh doanh hiện hành thường xác định một cách chung chung, mà không liệt kê cụ thể hoạt động kinh doanh được quản lý bằng giấy phép. Tuy nhiên, các quy định hiện nay không rõ, khơng cụ thể và có phần khơng hợp lý về điều kiện hay tiêu chí để cấp phép.

2.4.2. Những tồn tại cơ bản của các cơ sở kinh doanh:

- Điều kiện kinh doanh không đảm bảo:

+ Đa số cơ sở kinh doanh của thương nhân thiếu các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất theo quy định, đặc biệt về hệ thống kho và các quy định về thiết kế, xây dựng: Cửa hàng được tận dụng từ nhà ở, khơng có nhà kho riêng biệt đảm bảo các qui định về khoảng cách an tồn. Khí đốt hóa lỏng được trưng bày cùng với nhiều mặt hàng khác; Các cửa hàng được tận dụng bố trí trong khu vực cửa hàng xăng dầu, khu vực dành cho kinh doanh khí đốt hóa lỏng khơng được thiết kế ngay từ đầu; chưa có cửa hàng chuyên doanh nào đạt yêu cầu.

+ Việc trang bị kiến thức cần thiết cho cán bộ, nhân viên kinh doanh chưa đầy đủ. Thương nhân không tự giác hoặc không đủ các hiểu biết về các điều kiện cần thiết trước khi tham gia kinh doanh.

- Hàng hoá chưa được kiểm soát: số lượng, chủng loại; chất lượng; qui cách

hàng hóa; nhãn mác, bao bì… quyền lợi của người tiêu dùng có thể bị xâm hại; thất thu thuế cho Nhà nước; nguy cơ cháy nổ từ khí đốt hóa lỏng khơng dảm bảo chất lượng...

- Kinh doanh trái phép: Hoạt động kinh doanh khí đốt hóa lỏng khơng có Giấy

chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; khơng có Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC; cá biệt có một số tiến hành kinh doanh ngay cả khi chưa có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…

- Ý thức chấp hành các quy định Pháp luật của Thương nhân cịn nhiều hạn chế. - Mơ hình kinh doanh tự phát rất đa dạng: về qui mơ, hình thức, điều kiện cơ sở

vật chất... không phù hợp với TCVN, dẫn đến công tác quản lý, kiểm tra, thẩm định gặp rất nhiều khó khăn.

2.4.3. Nguyên nhân

- Sự hiểu biết của thương nhân về điều kiện doanh khí đốt hố lỏng cịn rất hạn chế. Còn nhiều thương nhân chưa hiểu biết hoặc hiểu không đầy đủ đã tham gia kinh doanh trên thị trường.

- Quá trình nghiên cứu pháp luật chưa bám sát được với sự biến động về tình hình thực tiễn của các doanh nghiệp kinh doanh khí đơt hóa lỏng.

- Do thói quen sinh hoạt và kinh doanh, nên một số thương nhân sử dụng cả nhà ở làm địa điểm kinh doanh khí đốt hóa lỏng mà chưa quan tâm đến các điều kiện an toàn của ngành nghề kinh doanh.

- Trong định hướng và tổ chức kinh doanh của Thương nhân đại đa số chưa xác định rõ tính bền vững, ổn định để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh lâu dài, kinh doanh mang tính thời vụ, vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt tạo ra các hình thức chống đối, tạo ra các tiền lệ xấu trong kinh doanh.

- Công tác kiểm tra không được thực hiện thường xuyên, chỉ được tiến hành khi thương nhân có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, thiếu kiên quyết trong xử lý một số thương nhân cố tình vi phạm và thực sự khơng đủ điều kiện kinh doanh. Việc xử phạt chưa nghiêm minh và đủ mạnh để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của thương nhân.

- Cơng tác tun truyền, phổ biến kiến thức cịn bị xem nhẹ, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục.

- Hoạt động theo chức năng của các cơ quan Quản lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả

- Sự phối hợp của các ngành chức năng trong công tác kiểm tra, thẩm định đã được thực hiện thường xuyên theo yêu cầu của từng công việc cụ thể, nhưng vẫn chưa thực sự nhịp nhàng và liên tục, thiếu thống nhất trong xử lý thực tế các loại hình cơ sở. Chưa có cơ sở trong thống nhất trong lộ trình xử lý thực trạng.

- Công tác quy hoạch, định hướng kinh doanh cho thương nhân trong tổ chức kinh doanh chưa được thực hiện.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ HĨA LỎNG 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định việc xây dựng “cơ chế mới về quản lý kinh tế”, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Điều này tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề cùng với các quy định pháp luật điều chỉnh, đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức lớn dành cho các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực chuyên ngành. Với nền kinh tế đang ngày càng phát triển như ngày nay sự nâng cao không chỉ về kiến thức chun mơn mà cịn là sự hiểu biết về các quy định của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực chuyên ngành là điều thực sự cần thiết đối với các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh, sự phát triển có khn khổ mang lại lợi ích khơng chỉ với chủ thể chịu sự điều chỉnh mà cịn giúp đơn giản hóa cơ chế quản lý với các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh, đem lại sự ổn định và những bước nhảy vọt đối với nền kinh tế không ngừng phát triển như hiện nay.

Đối với lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tự chủ đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng mặt bằng kinh doanh các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng phù hợp với quy hoạch và xu hướng gia tăng nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng, Dành quĩ đất cho u cầu di chuyển, mở rộng, đầu tư xây mới các cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp làm thủ tục thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng của thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu mối, các tổng đại lý (doanh nghiệp Nhà nước) trong việc phát triển mạng lưới kinh doanh ở các địa bàn: vùng biên giới, ven biển, tuyến đường Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm về an ninh quốc phịng,…

Với mục tiêu giúp các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng có thể phát triển phù hợp với nền kinh tế hiện nay, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đã và đang phát huy tác dụng bằng việc, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi với các doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngồi nước góp phần phát triển cho nền kinh tế đất nước.

3.2. Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điềukiện kiện

Nhà nước nên quy định cụ thể hơn nữa những quy định về điều kiện về ngành nghề kinh doanh và có những tiêu chuẩn, chuẩn mực đánh giá phân định rõ ràng thế nào là cấm, là được chứ không nên cứ tạo ra ngoại lệ để chỉ đáp ứng những lợi ích đang cần trước mắt như vậy nó sẽ khơng tạo nên sự đồng bộ về các quy định đó. Danh mục ngành nghề cấm kinh doanh tôi nghĩ nên được thay đổi theo thực tế xã hội: Có những ngành nghề cấm thì ngày càng quy định chặt chẽ hơn, nhưng có những ngành nghề cấm kinh doanh nên rút ra khỏi danh mục cấm khi khơng cịn phù hợp và cho phép kinh doanh có điều kiện.

Tiếp tục thực hiện cơng việc cải cách hành chính trong các cơ quan cấp phép thành lập lựa chọn được những cán bộ cơng chức có đủ chun mơn và trách nhiệm với công việc.

Nên tạo cho chủ thể thành lập doanh nghiệp chủ động và để họ tự tăng tính chịu trách nhiệm của thương nhân trong hoạt động kinh doanh, nhà nước chỉ ghi nhận chứ. Không chịu trách nhiệm về các điều kiện kinh doanh do thương nhân kê khai. Quy định những điều kiện kinh doanh cần đáp ứng cho một số ngành nghề là cần thiết nhưng để kiểm sốt việc kinh doanh thì khơng nhất thiết phải sử dụng giấp phép kinh doanh thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, bãi mỏ một số giấy phép chuyển sang giấy phép thành điều kiện kinh doanh mà không cấp giấy phép.

3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kinhdoanh LPG. doanh LPG.

3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh LPG

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về kinh doanh LPG

Bãi bỏ giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do không cần thiết và Nghị định của Chính phủ khơng quy định ngành nghề kinh doanh LPG được cấp loại giấy này.

Bãi bỏ quy định cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng kinh doanh LPG phải được đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, phịng độc và được Cơng an tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy. Chỉ cần yêu cầu cán bộ quản lý, nhân viên cơ sở kinh doanh LPG phải có kiến thức về phịng chống cháy nổ là đủ.

- Hồn thiện pháp luật có liên quan đến điều kiện kinh doanh LPG

Yêu cầu các bộ có liên quan xem xét và sử dụng các kết quả rà sốt, phân tích, đánh giá về điều kiện kinh doanh, đồng thời thực hiện bổ sung, sửa đổi các quy định về điều kiện kinh doanh LPG cho phù hợp theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ- CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm sốt thủ tục hành chính. Theo đó cần rà sốt, đánh giá và chuẩn hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG để

kịp thời kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Ban hành Nghị định riêng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh LPG

Để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan thực thi pháp luật ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật điều kiện kinh doanh trong hoạt động kinh doanh LPG cần thiết phải ban hành một Nghị định riêng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh LPG. Đây là giải pháp hữu hiệu để thiết lập kỷ cương trong hoạt động kinh doanh LPG, góp phần bình ổn thị trường, duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng LPG.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG

a, Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh doanh khí đốt hóa lỏng:

- Về cơng tác thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:

Từng bước nâng cao chất lượng công tác thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, qua đó đánh giá được đầy đủ về các điều kiện hoạt động của cơ sở kinh doanh. Cơng tác thẩm định có vai trị quan trọng trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà Nước, công tác này cần được thực hiện chặt chẽ, xác định rõ các điều kiện bắt buộc và các điều kiện có thể dành thời gian ngắn để khắc phục, tạo lộ trình hồn thiện điều kiện kinh doanh cho thương nhân. Từ ngày 01/01/2008 thực hiện chuẩn hố cơng tác thẩm định, áp dụng chặt chẽ các điều kiện cần có trong kinh doanh khí đốt hóa lỏng.

- Cơng tác an tồn PCCC:

Đảm bảo an toàn PCCC là điều kiện quan trọng nhất trong kinh doanh khí đốt hóa lỏng, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn PCCC chỉ được cấp khi cửa hàng và kho của thương nhân đảm bảo các quy định về chất lượng xây dựng, khoảng cách an toàn cháy nổ, lối thoat nạn, số lượng, chất lượng dụng cụ chữa cháy tại chỗ; cán bộ, nhân viên phải được huấn luyện PCCC… Cơ quan công an PCCC thống nhất với cơ quan thẩm định về thời gian, chứng chỉ trong kiểm tra định kỳ việc duy trì điều kiện an tịan PCCC trong kinh doanh của thương nhân

- Công tác kiểm tra của Lực lượng QLTT:

+ Kiểm tra định kỳ: Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện kiểm tra toàn diện đối với các cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng một năm từ 1 -2 lần

+ Kiểm tra không định kỳ: Được thực hiện độc lập hoặc phối hợp với các ngành chức năng khi có các thơng tin phản ánh hoặc phát hiện vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh khí đốt hóa lỏng.

+ Trong kiểm tra nếu phát hiện các vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo quy định hiện hành, đặc biệt là những cơ sở kinh doanh khơng có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

- Cơng tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

+ Tăng cường cơng tác kiểm sốt thương hiệu, tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm khí đốt hóa lỏng của các cơ sở kinh doanh. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về nhãn mác; các vi phạm về đo lường chất lượng và xử lý nghiêm theo quy định.

+ Yêu cầu các cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng kê khai đăng ký chất lượng , chủng loại khí đốt hóa lỏng.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến: Cần phải được tăng cường và coi trọng, coi

đây là giải pháp mấu chốt để giải quyết căn bản về ý thức tự giác tuân thủ điều kiện kinh doanh của thương nhân, để phát huy được tính tích cực của giải pháp này việc tuyên truyền phổ biến phải được thực hiện thường xuyên liên tục:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng về các văn bản quy định của Nhà nước đối với cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng trên các phương tiên thông tin đại chúng; Thực hiện in, phát hành tài liệu hướng dẫn và khuyến cáo về PCCC tới các

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)