Mơi trường bên ngồi cơng ty

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) tối ưu hóa công cụ tìm kiếm google để nâng cao hiệu quả quảng bá website www delina com vn trên internet (Trang 35 - 42)

2.2.1.1 .Công ty TNHH Thương mại Delina

2.2.2.1 Mơi trường bên ngồi cơng ty

a. Mơi trường vĩ mơ

* Chính trị - Pháp luật

Nhà nước và chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển cho TMĐT tại Việt Nam.

Tháng 10/2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, trong đó u cầu tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại.

Tháng 4/2001, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, TMĐT đã được nhắc tới như một yếu tố thị trường quan trọng cần phát triển nhằm hỗ trợ các ngành thương mại, dịch vụ khác, thể hiện trong văn kiện về định hướng phát triển kinh tế, xác định tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với TMĐT.

Tháng 5/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động, triển khai Chỉ thị số 58- CT/TW. Văn bản này đặt mục tiêu, đề xuất các biện pháp, chương trình, kế hoạch, xác định trách nhiệm các bộ, ngành trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thơng tin, trong đó bao gồm việc phát triển TMĐT.

Ngày 25/7/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 95/2002/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển

Ngày 06/10/2005, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (246/2005/QĐ-TTg)

Tháng 1/2002, Bộ Thương mại chủ trì xây dựng Pháp lệnh TMĐT nhằm hình thành cơ sở pháp lý tồn diện cho thương mại điện tử.

Ngày 15/9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký “Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010” (222/2005/QĐ-TTg).

“Luật Giao dịch điện tử” được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29/11/2005

Ngày 9/6/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành “Nghị định về thương mại điện tử” (57/2006/NĐ-CP).

Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực. Đến cuối năm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội. Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về Thương mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.

Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong

xã hội. Các văn bản luật này ra đời đã đảm bảo điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an tồn, hiệu quả; giúp cho cơng ty có điều kiện phát triển chiến lược TMĐT của mình.

* Mơi trường kinh tế

Theo bảng xếp hạng được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố tháng 7 năm 2013, kinh tế Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore, và đứng thứ 42 của thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội tính theo ngang giá sức mua tương đương 322 tỷ USD. Theo dự báo của PwC được thực hiện đầu năm 2008 thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 thế giới với PPP đạt hơn 850 tỉ USD, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng vào top 20 trong các nền kinh tế lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi và sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050.

Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương.

Có thể nói, Việt Nam là đối tác kinh tế với rất nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với sự năng động và tích cực, nền chính trị ổn định, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngồi. Có rất nhiều cơng ty đa quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực gặp nhiều khó khăn, Việt Nam hiện đang vừa huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển, vừa tái cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm tỉ trọng nhưng tăng hiệu quả. Đi kèm với mục tiêu đó là những cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực, khuyến khích đầu tư.

Tuy nhiên, điều đó cũng đem lại rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà với cả các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngồi ln tạo được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nước nhờ vào nguồn vốn lớn và kinh nghiệm trong kinh doanh. Ngay cả trên lĩnh vực kinh doanh thông qua Internet, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã tạo được lợi thế hơn so với các doanh nghiệp trong nước.

Đối với công ty TNHH thương mại Delina, để tạo được lợi thế cạnh tranh của mình, cơng ty đã không ngừng cải tiến các phương thức kinh doanh của mình sao cho thích hợp nhất. Và việc ứng dụng TMDDT vào trong kinh doanh là lựa chọn thích hợp nhất. Tuy nhiên, kinh doanh trên Internet công ty sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Do vậy việc quảng bá rông rãi website tới người tiêu dùng sử dụng Internet là vấn đề đặc biệt quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

* Khoa học – Kĩ thuật – Công nghệ

Vài năm trở lại đây, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu về phát triển hạ tầng cơ sở mạng viễn thông Internet cũng như công nghệ thông tin. Ngày nay công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố căn bản trong mọi hình thức giao tiếp, buôn bán cũng như là cơ bản của xã hội.

Trong những năm 1994, khi Việt Nam mới bắt đầu tiếp cận và triển khai kết nối Internet, lúc đó hạ tầng mạng kém, ít phát triển và số người được sử dụng máy tính rất hạn chế. Tuy nhiên chỉ sau đó 3 năm, số người sử dụng máy tính và Internet đã tăng lên đến con số hơn 1 triệu người và yêu cầu kết nối mở rộng đã trở thành thiết yếu. Ngay lập tức hạ tầng cơ sở mạng được nâng cao và phát triển, Việt Nam đã đuổi kịp chuẩn 7 tầng giao thức OSI của thế giới năm 2002. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mở cửa đã tạo điều kiện cho giao thương và buôn bán phát triển, mạng Internet đã kết nối và tạo ra sự rút ngắn về khoảng cách và hình thức bn bán. Do vậy

thương mại điện tử ra đời để đáp ứng nhu cầu của các nhà kinh doanh và các công ty thời mở cửa.

Các công nghệ mới luôn thay đổi và được cải tiến với tốc độ chuyển biến nhanh, trước tình hình đó cơng nghệ thơng tin trong nước đã nhanh chóng bắt kịp với thế giới về các chuẩn giao thức và các hình thức kết nối Internet như LAN, WAN… Năm 2003, Việt Nam chính thức được cơng nhận là nước đã phổ biến Internet và có giao thức mạng đạt chuẩn thế giới. Nhiều phần mềm về quản lý, quảng cáo, thanh toán,… được cải tiến và ứng dụng giúp cho doanh nghiệp có được nhiều thuận lợi khi kinh doanh ứng dụng TMĐT.

Đối với công ty TNHH Thương mại Delina, sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thơng tin đem đến nhiều lợi ích cho cơng ty trong lĩnh vực kinh doanh ứng dụng TMĐT. Các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM, phần mềm quản lý nhà cung ứng SRM, phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP,… giúp công ty dễ dàng trong việc quản lý và kinh doanh. Các phần mềm mới cũng đem lại sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí và nâng cao hiệu suất kinh doanh.

Tuy nhiên, các công nghệ ln ln biến đổi khơng ngừng với các tính năng ngày càng được cải tiến. Ngày càng có nhiều cơng nghệ có cùng cơng dụng nhưng tính tiện ích, tính ứng dụng trong thực tế khác nhau. Nếu lựa chọn sai công nghệ, không những công ty chịu thiệt hại về chi phí, mà cịn làm cho hiệu suất kinh doanh khơng đạt được các chỉ tiêu mà công ty đã đặt ra.

* Mơi trường văn hóa, xã hội

Nền văn hố có thể coi là những nét riêng biệt về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị những tập tục tín ngưỡng. Văn hố đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, chính nhờ văn hố mà con người tự thể hiện tự ý thức được bản thân.

- Văn hoá ấn định những điều cơ bản về giá trị, sự thụ cảm, sự ưa thích và những sắc thái đặc thù của sản phẩm vật chất và phi vật chất.

- Văn hoá ấn định cách cư xử được xã hội chấp nhận.

Nhân tố văn hố xã hội ln tác động mạnh đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Trước kia khi mức sống của người dân chưa cao và thời gian rỗi cịn nhiều, lựa chọn ưa thích là mua bán truyền thống và lựa chọn theo thói quen là của hầu hết mọi người, khi cơng việc chiếm nhiều thời gian, công nghệ thay đổi sự tiện dụng trong mua bán được đẩy lên cao, người dân bắt đầu chuyển dần sang hình thức mua bán trực tuyến bất kể ngày đêm. Do đó, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng có tác động lớn đến sự phát triển của ngành. Tập tính thói quen của người Việt Nam là thích đến tận nơi để mua hàng, thích mắt thấy tay sờ, đây là một khó khăn đối với cơng ty khi triển khai áp dụng TMĐT. Tuy nhiên đây là xu thế phát triển của xã hội nên chắc chắn sẽ được người dân tiếp nhận trong thời gian tới, kéo theo số lượng khách hàng mua hàng trực tuyến sẽ ngày càng tăng trong tương lai.

Ngoài ra, yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công ty. Các yếu tố xã hội bao gồm :

- Dân số trẻ: Việt Nam là một nước có dân số trẻ.Theo ACNielsen Việt Nam, gần 60% dân số Việt Nam là những người có độ tuổi trẻ dưới 30 nên nền tảng cho tiêu dùng là rất lớn cho những năm tới. Những người trẻ dễ thích ứng với những cái mới, nhất là mua sản phẩm trực tuyến. Do vậy đây là một thuận lợi cho công ty trong việc kinh doanh các sản phẩm trực tuyến.

- Tỉ lệ biết chữ của dân số cao: 94% dân số Việt Nam biết chữ. Đây là một yếu tố dễ dàng cho việc tiếp cận những thông tin hiện đại như Internet, viễn thơng …

- Thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập của người dân Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người là 1273 USD/người thì đến 2012 con số này đã tăng lên là 1749

USD/người. Việc thu nhập của người dân tăng lên sẽ giúp cho sức mua được đẩy mạnh.

b. Môi trường vi mô

* Nhà cung ứng

Các nhà cung ứng của cơng ty đều là các cơng ty nước ngồi. Do vậy, bất cứ sự kiện nào xảy ra trong môi trường của nhà cung ứng cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động quản trị của công ty. Công ty luôn luôn phải chú ý theo dõi giá cả của các mặt hàng cung ứng, vì việc tăng giá của nguồn vật tư mua có thể khiến cơng ty phải nâng giá và đưa ra những chính sách phù hợp. Hoặc nếu có vấn đề làm rối loạn bên phía các cơng ty cung ứng thì kế hoạch phân phối sản phẩm sẽ không kịp tiến độ, làm lỡ đơn đặt hàng của công ty. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ khả năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng với công ty.

Việc nhập hàng từ các nhà cung ứng nước ngồi cũng khiến cơng ty phải tăng thêm chi phí như: Chi phí gửi hàng tại các kho hàng của hải quan, chi phí thuế khi nhập hàng,…

*Khách hàng

Khách hàng của công ty được chia thành hai nhóm chính

- Nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp: Đối tượng khách hàng

ở thị trường doanh nghiệp là những đại lý mua buôn của doanh nghiệp về bán lẻ, các trung tâm làm đẹp, các trung tâm nha sĩ…Tâm lý chung của nhóm đối tượng này khơng tìm kiếm các nhà phân phối tiềm năng trên Internet khi mà những nhà phân phối đó chưa có thương hiệu, trong khi website delina.com.vn chưa thực sự nổi tiếng. Do vậy, với nhóm đối tượng khách hàng này để có thể quảng bá website một cách hiệu quả công ty cần đặt nỗ lực vào quảng bá ngoại tuyến bằng cách đưa địa chỉ trang web lên danh thiếp, áp phích quảng cáo,…

phụ nữ, ngồi ra cịn có các đối tượng có nhu cầu mua các sản phẩm thuộc lĩnh vực mà công ty cung cấp. Đối tượng khách hàng này thường là những người truy cập website delina.com.vn đặt hàng online hoặc giao dịch trực tiếp qua web. Họ thường tìm kiếm các sản phẩm mà họ có nhu cầu trên Internet. Muốn quảng bá website của cơng ty cho nhóm đối tượng này thi việc quảng bá qua các cơng cụ tìm kiếm trên Internet là hiệu quả nhất.

*Môi trường kinh doanh

Hiện nay, thị trường chủ yếu của công ty là thị trường nội địa. Thị trường là không giới hạn lứa tuổi, không giới hạn nghề nghiệp, khơng giới hạn giới tính và khơng có khoảng cách về địa lý.

Trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh khác đều có sự cạnh tranh để tồn tại giữa các cơng ty, các website. Thời kì cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển như hiện nay sự cạnh tranh lại càng cao. khó khăn hơn, nhất là trong lĩnh vực làm đẹp. Với việc kinh doanh qua mạng, ai cũng có thể đưa sản phẩm của mình lên mạng. TMĐT đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng nó lại tạo ra sự cạnh tranh ngày càng cao. Trên Internet hiện nay, các cơng cụ tìm kiếm đã trở thành một yếu tố hết sức quan trọng không chỉ với người dùng Internet mà với cả các doanh nghiệp. Việc nắm bắt và ứng dụng hiệu quả các tiện ích của cơng cụ tìm kiếm vào trong việc quảng bá website trên Internet sẽ giúp cho cơng ty có thể quảng bá website một cách hiệu quả, tạo được lợi thế cạnh tranh cao với các đối thủ của công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) tối ưu hóa công cụ tìm kiếm google để nâng cao hiệu quả quảng bá website www delina com vn trên internet (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)