Kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà Nước

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà Nước

Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều chịu sự quản lí vĩ mơ của Nhà nước. Các chính sách của Nhà nước trong mỗi giai đoạn có thể tạo ra mơi trường thuận lợi để ngành này phát triển nhưng lại hạn chế sự phát triển của ngành khác tùy thuộc vào mục tiêu của các cấp lãnh đạo trong thời kì đó. Trong thời gian qua, với chủ trương cơ cấu lại ngành ngân hàng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy mới theo hướng tăng tính chủ đợng cho ngân hàng. Cho vay tiêu dùng là mợt trong những biện pháp kích cầu của chính sách kinh tế mà Nhà nước sử dụng trong cơ chế thị trường, vì vậy Nhà nước cũng cần phải có định hướng chiến lược trước mắt và

lâu dài, cần có những nỗ lực nhằm hỗ trợ cho mục tiêu phát triển hoạt đợng cho vay tiêu dùng, khún khích và tạo ra những điều kiện thuận lợi để sự phát triển của loại hình cho vay này diễn ra một cách lành mạnh, tốt đẹp. Hiện nay, có sự chênh lệch rất lớn giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt là giữa khu vực thành thị và nơng thơn. Điều này có ảnh hưởng không tốt tới hoạt động cho vay tiêu dùng bởi lẽ, một tỷ lệ lớn dân cư sống ở nông thôn lại là bợ phận có thu nhập thấp, khả năng chi trả cho các nhu cầu hàng ngày rất hạn chế nhưng họ cũng không thể đến ngân hàng vay vì họ khơng có tài sản thế chấp có giá trị cao. Vì vậy, Nhà nước cần có sự đầu tư hợp lí ở khu vực này bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích phát triển các ngành nghề trùn thống, có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn trên nhằm tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần phải có sự thay đởi, bở sung nhằm tìm ra biện pháp khắc phục các hạn chế của những quy định trước đó.

Nhà nước cần tiếp tục củng cố cơ cấu ngành trong nền kinh tế theo hướng ưu tiên cho các ngành cơng nghiệp mũi nhọn, đó là các ngành cơng nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng và các ngành dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân nhằm góp phần đáng kể vào việc tăng mức cung về hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của công chúng. Đồng thời, việc củng cố cơ cấu ngành mợt cách hợp lí, tồn diện sẽ giảm bớt tình trạng thất nghiệp, tạo nên nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống dân cư. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển cho vay tiêu dùng.

Nhà nước cần đấy nhanh hệ thống an sinh xã hợi như xã hợi hóa bảo hiểm xã hợi, bảo hiểm thất nghiệp, nhân rộng mô hình tiền lương hưu cho công nhân, đấy nhanh cải cách tiền lương trong khu vực nhà nước (là đối tượng có thu nhập thấp) để giảm sự phân hóa giàu nghèo đặc biệt giữa nơng thơn và thành thị nhằm tạo ra sự an tâm về thu nhập trong dài hạn, qua đó kích thích nhu cầu tiêu dùng. Nhà nước cần nhân rợng mơ hình tiêu thụ hàng hóa thơng qua ủy thác, đại lí, mua trả chậm, trả góp… đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở, hàng tiêu dùng lâu bền nhằm tăng điều kiện, khả năng tiêu dùng hàng hóa. Đẩy mạnh thương mại nơng thơn, miền núi bằng cách mở rộng mạng lưới thương mại giữa các vùng miền trong nước. Phát triển mạnh hệ thống chợ chuyên doanh, chợ đầu mối… ở các vùng kinh tế tập trung để thông luồn hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp; tăng cường hoạt động thông tin, dự báo thị trường … tạo cho người dân chủ động trong tiêu thụ nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu

nhập của khu vực nông thôn. Đây là điều kiện để phát triển các sả phẩm cho vay phục vụ sản xuất cũng như tiêu dùng.

Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho hệ thống giáo dục nhằm phát triển nhân tố con người. Vấn đề đào tạo nằm trong chiến lược phát triển chung của mợt quốc gia, bởi vậy Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển con người. Không chỉ khuyến khích, hỗ trợ cho các trường tḥc khối kinh tế nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngân hàng mà phải phát triển đồng bộ tất cả hệ thống giáo dục nhằm tăng trình đợ dân cư nói chung. Có như vậy, người dân mới có sự hiểu biết nhất định về ngân hàng, quan tâm đến các sản phẩm của ngân hàng tạo sự thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 47 - 49)