CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.4 Kết luận và phát hiện vấn đề nghiên cứu
1.4.1 Thành tựu và kết quả đạt được
Từ những kết quả đã đạt được ở trên ta thấy hoạt động cho vay của CN Đông Hà Nội đã có những bước phát triển nhanh chóng. Dư nợ tín dụng liên tục tăng, số lượng khách hàng quan hệ ngày càng tăng. Măc dù trong năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn( NQH) trên tổng dư nợ tăng cao so với năm 2010, nhưng sang năm 2012, tỉ lệ NQH trên tổng dư nợ cho vay giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã ln duy trì một khoảng dự phịng để bù đắp rủi ro. Nhìn chung cơng tác QTRRTD của CN đã có những thay đổi rõ rệt so với trước đây, cụ thể là:
Đội ngũ lãnh đạo ngân hàng có khả năng quản lý và hoạch định chính sách tốt. Đội ngũ nhân viên đơng đảo, cịn trẻ cho nên rất năng động, nhanh nhạy, có khả năng tiếp thu học hỏi điều mới.
Nhờ những biện pháp QTRRTD hiện đại trong năm 2012, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng tính theo tiêu chuẩn Việt Nam đã giảm. Xu hướng giảm nợ xấu là
một cố găng lớn của CN Đông Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và ngăn ngừa nợ xấu.
Vietinbank - CN Đông Hà Nội đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng và đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện rủi ro tín dụng. CN đã xây dựng một chính sách cho vay tương đối hợp lý, đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, với các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng.
Vietinbank - CN Đông Hà Nội đang kiên quyết thực hiện các giải pháp đồng bộ để giảm nợ xấu, thực hiện kiểm sốt tín dụng chặt chẽ, chú trọng đến chất lượng hơn là tăng trưởng dư nợ.
1.4.2 Các vấn đề tồn tại
Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu hội nhập
Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn và đáp ứng nhu cầu mới, có kinh nghiệm và năng lực điều hành xong vẫn còn chưa đáp ứng nhu cầu hội nhập:
- Năng lực quản trị điều hành còn nhiều hạn chế: CBTD thiếu chủ động trong việc mở rộng tìm kiếm khách hàng và dự án đề tài trợ vốn nhất là đối với DNVVN. Do mới thực hiện cho vay trên cơ sở thương mại trong một thời gian ngắn và có nhiều sự thay đổi về các quy định liên quan đến cho vay nên CBTD về cơ bản vẫn ở giai đoạn học hỏi. Hơn nữa, sự tăng trưởng nhanh và mở rộng tín dụng cho các lĩnh vực khác nhau, các khu vực khác nhau, CBTD phải chịu khá nhiều áp lực, thậm chí vượt quá khả năng để đánh giá chính xác khoản vay mới, theo dõi năng lực của khách hàng vay vốn cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của họ.
- Trình độ cán bộ nghiệp vụ cịn nhiều hạn chế: Việc thẩm định cơng nghệ, thiết bị máy móc của khách hàng và việc xác định mức kinh tế kỹ thuật dự án còn lúng tùng, gặp khó khăn, thẩm định khơng chính xác do chưa am hiểu thị trường. Thêm vào đó là thẩm định phương tiện kỹ thuật của những dự án đặc thù như thủy điện, xi măng, máy bay, đóng tàu là vấn đề khó khăn đối với nhân viên tín dụng.
- Kiểm tốn viên đơi khi cịn thu thập và xử lý thơng tin cịn chưa chính xác, khơng cập nhật được thường xun về các hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng. Bởi vậy, hoạt
động kiểm tốn cịn chưa phát huy lại hiệu quả như mong muốn. Một số CBTD sao lãng trong việc kiểm tra vốn vay. Theo quy định thì trong vịng 5 ngày sau khi giải ngân bằng tiền mặt, 10 ngày đối với hình thức chuyển khoản thì phải kiểm tra vốn vay nhưng thực tế có sự chủ quan và quá tin tưởng vào uy tín của khách hàng nên chưa kiểm tra sát sao tình hình thực tế sử dụng vốn vay và khơng giám sát được khách hàng.
Tài sản bảo đảm khó trở thành nguồn thu nợ thứ 2
Thực tế, xử lý tài sản bảo đảm ở các ngân hàng hiện nay có 2 dạng thường gặp: tài sản bảo đảm là động sản và bất động sản( BĐS). Với tài sản bảo đảm là động sản mà không phải đăng ký quyền sở hữu (máy móc, dây chuyền sản xuất...), theo quy định hiện hành chỉ cần căn cứ vào những thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà ngân hàng và người vay đã ký kết, Ngân hàng được phép bán qua đấu giá, thu hồi vốn.
Nhưng với tài sản bảo đảm là BĐS, các tài sản này còn phải đăng ký quyền sở hữu và liên quan đến phạm vi điều chỉnh nhiều bộ luật khác. Nếu khách hàng không chịu ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho ngân hàng thì ngân hàng khơng bao giờ bán được để thu hồi nợ.
Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của CN hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an tồn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.
Công tác xử lý nợ xấu còn bất cập
Hiện tại CN chỉ mới áp dụng phương pháp truyền thống như: dùng dự phòng RRTD, khai thác xử lý TSBĐ của khách hàng và bán nợ cho VietinBank AMC ( Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản) để bù đắp cho tổn thất đã xảy ra.
Một số trường hợp, CN vẫn chưa quyết liệt trong việc khởi kiện, bán tài sản thu hồi nợ vì việc kiện tụng sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc trong khi sự hỗ trợ trong công tác kiện tụng từ hội sở chính đối với CN cịn nhiều hạn chế.
1.4.3 Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại
Điểm không phù hợp về quy định phân loại nợ và dự phòng rủi ro
Hiện tại đã có quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi( DPRR) ro theo Quyết định 493/2005/QĐ NHNN ngày 22/01/2005 và đang dần đổi mới theo các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm tồn tại:
Về chỉ tiêu phân loại nợ: mặc dù phân loại nợ theo 5 nhóm phù hợp với chuẩn quốc tế nhưng tiêu chí phân loại còn dựa nhiều vào thời gian nợ quá hạn và chưa đánh giá tình hình tài chính khách hàng.
Cịn cơ sở tính DPRR: QĐ 493 đã tính đến giá trị TSBĐ trong cơng thức tính tốn cụ thể nhưng dự phịng cụ thể các nhóm nợ vẫn được tính theo tỷ lệ dự phịng cố định, nghĩa là các khoản nợ thuộc cùng một nhóm thì áp dụng cùng một tỷ lệ trích dự phịng. Đây là điểm “cứng nhắc” khiến dự phòng các khoản nợ chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của nó.
Một điểm bất cập nữa là thời điểm trích lập dự phịng cho quý IV dựa vào số dư cuối ngày 30/11. Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 30/11 đến 31/12 thì tình hình hoạt động kinh doanh có sự thay đổi khác biệt, và do đó số dự phịng tại ngày 30/11 sẽ khơng phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng trên BCTC. Cịn một điểm đáng nói nữa là cơ sở tính dự phịng chung theo Quy định 493 là 0,75 % tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, như vậy dư nợ các nhóm 2,3,4 được tính dự phịng 2 lần.
Khó khăn trong thẩm định và đánh giá khách hàng
Việc thẩm định dự án, phương án kinh doanh chưa đạt kết quả chất lượng. Điều này là do thiếu thông tin, thiếu thực tế, chưa có những đánh giá độc lập, nhiều hồ sơ thẩm định cịn mang tính sao chụp. Ngồi ra, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách Nhà Nước thường xun thay đổi, khơng minh bạch và khơng có tính dự báo cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án, khó khăn trong cơng tác rà sốt của Ngân hàng( control).
Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vẫn còn hạn chế
Hệ thống đinh giá nội bộ đang áp dụng hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc xếp hạng phân loại khách hàng và nhóm nợ, chưa đánh giá hết RRTD của các khoản vay do hạn chế trong cơ sở dữ liệu đầu vào( tính tin cậy BCTC thấp, các chỉ tiêu phi tài chính chưa cụ thể, …). Do đó chưa xây dựng được mơ hình thích hợp cho việc lượng hóa mức đổ rủi
ro của khách hàng như tổn thất ước tính của một khoản vay tương lai( về kỳ đáo hạn hiệu dụng, xác xuất vỡ nợ,..).
Công tác giám sát cho vay chưa hiệu quả
Trước áp lực chỉ tiêu kinh doanh nên việc kiểm tra, giám sát khoản cho vay chỉ thực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng và thực thi một cách nghiêm túc trên thực tế. Có thể lý giải cho vấn đề này như yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của nhân viên tín dụng, do việc quản lý số lượng khách hàng quá đông đúc( đặc biệt là khách hàng cá nhân), chưa sắp xếp khoa học thời gia bán hàng và kiểm soát khách hàng.
Chất lượng thơng tin trong phân tích tín dụng cịn thiếu chính xác
Thơng tin trong phân tích chủ yếu lấy từ CIC, từ các BCTC của khách hàng, các nguồn thơng tin khơng chính thức khác. Trên thực tế, thơng tin khách hàng như năng lực quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp không được đánh giá đúng thực chất, thông tin về năng lực tài chính của doanh nghiệp chưa có cơ sở tin cậy, các thông tin trong hỗ trợ trong thẩm định dự án, công nghệ máy móc thiết bị, TSBĐ cũng rất khó khăn để tìm kiếm.Hơn nữa Nhà nước chưa có quy định về việc minh bạch thông tin như buộc doanh nghiệp phải kiểm toán BCTC đúng thời gian quy định và cơng khai thơng tin tài chính của họ. NHNN chưa có hình phạt, chế tài cụ thể nào đối với các NHTM trong việc chậm trễ cung cấp thông tin về khách hàng vay vốn cho Trung tâm Thơng tin Tín dụng( CIC) của NHNH. Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thơng tin cịn q đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.
Chất lượng thơng tin kém đã gây khơng ít khó khăn trong cơng tác thẩm định khách hàng và dự án của họ, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, thể hiện ở các mặt:
Trong vấn đề kiểm tốn BCTC thì số liệu kiểm tốn cịn nhiều mâu thuẫn, độ tin cậy là chưa cao nên việc sử dụng chúng để chấm điểm xếp loại khách hàng hỗ trợ ra quyết định tín dụng, giám sát khách hàng là khơng chính xác, dẫn tới những quyết định gây rủi ro cho Ngân hàng. Nếu như nhất thiết yêu cầu khách hàng phải thực hiện kiểm tốn các BCTC thì mới cho vay thì rất có thể sẽ bị mất khách hàng.
Trong quy định xếp loại khách hàng vay vốn của NHNN cũng như theo mô hinh chấm điểm của CN thì CBTD phải đánh giá được năng lực quản trị của chủ doanh nghiệp nhưng thực tế thông tin từ CIC chủ yếu là liệt kê bằng cấp của nhà quản trị. Với nguông thông tin đầu vào như vậy, rõ ràng thông tin của khách hàng là chưa đẩy đủ và thiếu chất lượng, không đánh giá đúng thực chất năng lực quản trị của khách hàng, thực tế cho thấy năng lực này không chỉ thê hiện ở bằng cấp mà còn nhiều yếu tố khác.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
VIETINBANK - CN ĐÔNG HÀ NỘI
I.1 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Vietinbank - CN Đông Hà Nội I.1.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới
Trong cơng tác tín dụng, CN đã thực hiện chấm điểm, đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng định kỳ, kiểm sốt tốt rủi ro và nắm bắt thơng tin thị trường, linh hoạt trong cạnh tranh. Vì vậy chất lượng tín dụng được đảm bảo, tăng trưởng dư nợ lành mạnh. Đến cuối tháng 4/2012, dư nợ đạt trên 1160 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng của chi nhánh đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn phục vụ đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, từng bước góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay, thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, CN đã tiến hành hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Đến thời điểm hiện tại chi nhánh đã cho vay hơn 230 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 200 tỷ đồng, dài hạn là 30 tỷ đồng.
Cùng với việc tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn và đầu tư tín dụng, CN đã đa dạng hố các sản phẩm dịch vụ như: chuyển tiền, tài trợ thương mại, thu đổi ngoại tệ , thanh toán séc du lịch, cho vay du học, chi trả kiều hối, đại lý nhận lệnh chứng khoán, các dịch vụ về thẻ … Đến thời điểm hiện tại, chi nhánh đã có 45 điểm chấp nhận thẻ và 15 máy ATM, phát hành được 48000 thẻ E-Partner, góp phần tích cực trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh cho Chi nhánh.
I.1.2 Mục tiêu trong hoạt động kinh doanh
Với mục tiêu phấn đấu phát triển bền vững, chi nhánh đặc biệt coi trọng cơng tác huy động nguồn vốn, đa dạng hố các hình thức huy động như: tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo nhiều kỳ hạn với phương thức trả lãi và lãi suất phù hợp. Đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp điều chỉnh lãi suất theo cung cầu thị trường, sản phẩm tiền gửi rút vốn linh hoạt, chương trình khuyến mãi huy động vốn, tiếp thị, chăm sóc khách hàng... Vì vậy nguồn vốn của chi nhánh ln đạt mức tăng trưởng khá qua các
năm. Tính đến cuối tháng 6/2012, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt trên 200 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch năm.
Bảng 3.1: Mục tiêu tăng trưởng chi nhánh năm 2013
Chỉ tiêu Năm 2013( tỷ đồng)
Lợi nhuận trước thuế 210 tỷ đồng
Tổng tài sản 5000 tỷ đồng
Dư nợ cho vay khách hàng 3850 tỷ đồng
Huy động tiền gửi khách hàng 4510 tỷ đồng
Với phương châm “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”, CN Đông Hà Nội ln sẵn sàng cung cấp sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng có chất lượng tốt nhất, nâng cao tiện ích các sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn yêu cầu đa dạng của khách hàng. Đây chính là nền tảng vững chắc cho chi nhánh trong cạnh tranh, phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Ngoài việc phát huy những sản phẩm hiện có, CN đã chủ động tiếp thị, chăm sóc và tư vấn cho khách hàng, giúp khách hàng kinh doanh có hiệu quả và quản lý an toàn vốn.
1.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của