Đơn vị: triệu đồng
Phân loại
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ 1426322,1 100 2049245,1 100 2399625,3 100 1. Nợ đủ tiêu chuẩn 1395078,3 97,8 1989022,3 97,1 2322117,6 96,7 2. Nợ cần chú ý 13501,8 0,9 19900,3 0,93 25194,8 1,04 3. Nợ dưới tiêu chuẩn 9764,8 0,6 10041,3 0,5 19813,4 0,8 4. Nợ nghi ngờ 5562,6 0,4 16595,7 0,78 16421,8 0,66 5. Nợ có khả năng mất vốn 2414,6 0,3 13685,5 0,69 16077,7 0,8 Tổng nợ xấu 17742,0 - 40322,5 - 52312,9 - Tỷ lệ nợ xấu(%) 1,24 - 2,45 - 2,18 -
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tín dụng của chi nhánh từ 2010-2012)
Tính đến 30/6/2012, tổng dư nợ của Vietinbank-CN Đông Hà Nội đạt hơn 1607,33 tỷ đồng, giảm trên 3,1% so với đầu năm. Trong tổng dư nợ tính đến hết tháng 12/2012, nợ dưới tiêu chuẩn( nợ nhóm 3) của CN chiếm 9,7648 tỷ đồng, nợ nghi ngờ( nợ nhóm 4) là 5,5626 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn( nợ nhóm 5) là 2,41146 tỷ đồng - tăng 137% so với mức 1,7602 tỷ đồng hồi đầu năm nay.
Theo quy định hiện hành, nợ nhóm 3 đến nhóm 5 được coi là nợ xấu. Như vậy, tổng nợ xấu của CN đến cuối tháng 12 là 52,3129 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ nợ xấu 2,18%. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của CN tỷ trọng cao đều nằm trong nợ loại ( đủ tiêu chuẩn), các khoản nợ quá hạn chủ yếu thuộc vào nhóm 2 và 3, tỷ lệ nợ xấu( nhóm 3,4 ,5) có xu hướng tăng dần qua các năm theo sự tăng trưởng tín dụng nhưng đã có dấu hiệu giảm dần vào năm 2012. Cho thấy công tác QTRR khá linh hoạt và đem lại hiệu quả tích cực. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ 2,45% vào năm 2011 xuống còn 2,18% trong năm
2012. Đây là thành tích đáng ghi nhận của Ban lãnh đạo và CBTD trong việc xử lý nợ quá hạn và có biện pháp khá cứng rắn để thu hồi khoản vay khó đòi.
Nợ xấu phân theo kỳ hạn Biểu đồ 2.4: Nợ xấu theo kỳ hạn
Trên góc độ kì hạn, ta thấy tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn trên tổng nợ có xu hướng giảm qua 3 năm, nhưng nợ xấu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hiện tượng này do tình hình kinh tế trong giai đoạn này khơng ổn định, xét trong ngắn hạn rất khó để đánh giá thẩm định tính khả thi của khoản vay. Và doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này.
Nợ xấu của các khoản vay trung, dài hạn năm 2011 tăng so với năm 2010, sang năm 2012 thì các khoản nợ xấu này lại tăng trở lại, đặc biệt nợ xấu của khoản vay dài hạn đã tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Nắm trong tay một khối lượng khá lớn bất động sản, trước tình hình kinh tế bất ổn, thị trường bất động sản đóng băng đã dẫn đến tình trạng trên.
1.3.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng
Vai trị của QTRRTD là rất lớn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của CN. Vì vậy mà Ngân hàng Vietibank CN Đông Hà Nội đã khơng ngừng nỗ lực nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại cơ sở. Sau đây là các biện pháp mà chi nhánh đã thực hiện để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.
Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng
Khối quan hệ khách hàng: Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tồn diện với khách hàng để cung cấp sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng cho khách hàng; chịu trách nhiệm lập tờ trình thẩm định tín dụng trình( hoặc chuyển Khối phân tích tín dụng thẩm định trước khi trình) cấp quyết định tín dụng.
Khối phân tích tín dụng: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng từ Khối quan hệ khách hàng, thực hiện phân tích, thẩm định một cách độc lập để đưa ra các nhận xét đánh giá và ý kiến đề xuất cho vay hoặc khơng cho vay.
Khối quyết định tín dụng: Là cấp ra quyết định cuối cùng về việc cho vay hay không cho vay trong thẩm quyền quyết định tín dụng của mình. HĐQT uỷ quyền quyết định tín dụng cho Hội đồng tín dụng và Tổng giám đốc. Tổng giám đốc uỷ quyền quyết định tín dụng cho các cấp trong ngân hàng theo quy định.
Khối dịch vụ khách hàng: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn đã được cấp có thẩm qyền của Khối quyết định tín dụng phê duyệt cho vay, thực hiện công tác quản lý tiền vay như: ký hợp đồng, giải ngân, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn, chuyển nợ quá hạn, thu nợ, lãi, phí…
Ban kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập
Bộ phận hoặc Cán bộ kiêm nhiệm Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập tại CN có những nhiệm vụ sau:
Đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại Chi nhánh.
Phân tích tín dụng Quyết định tín dụng Dịch vụ khách hàng Quan hệ khách hàng Bộ phận tín dụng tổ chức Bộ phận tín dụng cá nhân Bộ phận quản lý tín dụng Hội đồng tín dụng Ban giám đốc chi nhánh Bộ phận phân tích tín dụng Bộ phận dịch vụ khách hàng Ban kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam và các quy định và chính sách của Vietinbank trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục có hiệu quả.
Định kỳ, tiến hành kiểm tra kiểm soát về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Đề ra các biện pháp phòng ngừa tránh vi phạm mới phát sinh.
Đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định, và thủ tục lên Trung tâm điều hành nghiên cứu và thực hiện.
Chính sách tín dụng đối với khách hàng
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do HĐQT của Vietinbank Việt Nam đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN.
Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng, theo đó không chỉ dừng lại ở khối khách hàng doanh nghiệp, cá nhân mà VietinBank CN Đơng Hà Nội cịn cấp tín dụng hỗ trợ ngân sách tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập và các định chế tài chính thay vì chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực cơng, thương nghiệp như trước đây.
Phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú về phương thức, loại tiền, kỳ hạn..., có tính chuyên biệt cao phù hợp nhu cầu khách hàng của các nhóm sản phẩm đồng tài trợ, cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay, sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm...
Chi nhánh Đông Hà Nội thực hiện quảng bá các chính sách tín dụng và điều kiện vay vốn nhằm mục đích giúp người vay hiểu và thực hiện đúng, giám sát việc triển khai thực hiện của cán bộ Ngân hàng, thông tin trở lại cho ngân hàng những đề xuất, kiến nghị cần chỉnh sửa, hồn thiện các chính sách, điều kiện đó. Thơng qua các cơ quan báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh; phố biến trực tiếp của cán bộ ngân hàng (Phòng tư vấn và hướng dẫn khách hàng); qua các bảng hiệu, biển hiệu, hướng dẫn tại trụ sở giao dịch; qua các hội nghị khách hàng,...
Biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng
Quy trình cho vay
- Bước 1: Tiếp thị khách hàng vay vốn
- Bước 2: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng thủ tục vay vốn - Bước 3: Thẩm định hồ sơ tín dụng
- Bước 4: Quyết định tín dụng
- Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục trước khi giải ngân - Bước 6: Lập và chuyển hồ sơ giải ngân
- Bước 7: Theo dõi và kiểm tra sau khi giải ngân - Bước 8: Thu nợ gốc, lãi và phí khoản vay - Bước 9: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
- Bước 10: Xử lý TSĐB để thu nợ - Bước 11: Thanh lý hợp đồng
( Quy trình cho vay cụ thể xem tại Phục lục)
Xếp hạng và phân loại khách hàng