- Cơ sở vật chất tại chi nhánh nhìn chung đã phần nào đáp ứng được yêu cầu
4.2.1. Dự báo thay đổi môi trường và thị trường của các dịch vụ ngân hàng trong thời gian tớ
thời gian tới
Năm 2012, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế lan rộng trên tồn cầu, nhưng nhờ những chủ trương, quyết sách linh hoạt, ứng biến theo sát diễn biến tình hình nên Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả mục tiêu tổng quát của năm.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về tình hình kinh tế năm 2012: khu vực tài chính ngân hàng yếu đi sau nhiều năm tăng trưởng nóng, năm 2012 là một năm thực sự khó khăn đối với ngành ngân hàng, khi mà số lượng các ngân hàng mới thành lập giảm mạnh và số lượng các ngân hàng giải thể, ngừng hoạt động tăng cao. Trong đó, tỷ lệ DN giải thể hoặc ngừng hoạt động ngành tài chính ngân hàng tăng 53,7% so với năm trước. Sang năm 2013, vấn đề xử lý nợ xấu tuy có giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trước những dự báo khả quan về tình hình kinh tế thế giới và trong nước, các ngân hàng cũng kỳ vọng chỉ tiêu lợi nhuận, tuy nhiên cần thận trọng hơn trước những khó khăn song hành cùng cơ hội.
Theo báo cáo Triển Vọng Phát Triển Châu Á 2013 của Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo, tăng trưởng GDP của khu vực Châu Á đang phát triển sẽ ở mức 6,6%trong năm 2013 và 6,7% trong năm 2014, cao hơn 6,1% của năm 2012. Báo cáo cũng dự đoán, các hoạt động kinh tế mạnh mẽ hơn sẽ kích thích sức ép mới lên giá với khả năng lạm phát sẽ tăng từ 3,7% trong năm 2012 lên 4% trong năm 2013.
Có thể nói, điều quan trọng là ngân hàng phải biết hành động như thế nào, kết hợp với công cụ nào để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động. Yếu tố đầu tiên đối với ngân hàng là phải xây dựng cơng cụ dự báo và lượng hóa được những gì sẽ diễn ra trong thời gian tới. Bởi ngân hàng sẽ dễ bị gặp rủi ro nếu thiếu dự báo và khơng có biện pháp thích ứng tình hình. Đồng thời ngân hàng cũng cần phải chú ý việc kiểm sốt rủi ro trong tín dụng được thực hiện ra sao để có hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu