Biểu đồ thị phần thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 37)

Bảng 2 .9 Kết quả xử lý về vấn đề về sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty

Bảng 2.13 Biểu đồ thị phần thị trường

(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính)

Từ bảng 2.13 trên ta thấy thị phần của Công ty may 10 chiếm 6% so với thị phần toàn nghành may, tiếp đến là thị phần của Công ty may Thăng Long chiếm 5% so với thị phần tồn nghành may, thị phần của Cơng ty TNHH Foremart Việt Nam chiếm khoảng 3% so với thị phần toàn ngành may. Đây là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất, mạnh mẽ nhất không chỉ riêng đối với Công ty TNHH Foremart Việt Nam mà còn là đối thủ mạnh của rất nhiều Công ty khác.Hiện tại Công ty may 10 đang dẫn đầu thị trường may Việt Nam, với thâm niên hoạt động kinh doanh dài trên 40 năm), với quy mô hoạt động rất lớn, doanh thu hàng năm gấp gần 5 lần so với doanh thu của Công ty

TNHH Foremart Việt Nam, Công ty may Thăng Long cũng là một Công ty rất lớn mạnh, với doanh thu hàng năm đạt gấp 4 lần so với doanh thu của Công ty TNHH Foremart Việt Nam, tổng nguồn lao động của Công ty may Thăng long gấp 4,5 lần so với tổng lao động của Công ty TNHH Foremart Việt Nam. Qua đó ta thấy rằng Cơng ty TNHH Foremart Việt Nam với thâm niên hoạt động kinh doanh ngắn hơn (trên 6 năm), với quy mô kinh doanh nhỏ hơn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được đánh giá rất cao và đã chiếm được một vị thế nhất định trong tổng thị phần của toàn nghành may Việt Nam (3%).

2.2.3.2. Năng suất lao động

Bảng 2.14: Tình hình năng suất lao động giữa Cơng ty và các Công ty khác

Đơn vị: (%)

Tên công ty Thực hiện 2010/2009 2011/2010

2009 2010 2011 CL TL Chất

lượng TL

Công ty TNHH Foremart Việt Nam

23,8 21,8 20 - 1,58 -1,8

Ctmay Thăng Long 23 21,38 19,28 -1,62 -2,1

Ctmay 10 23,2 21,6 19,6 -1,6 -2

(Nguồn: Phòng tổ chức - Hành chính)

Qua biểu 2.14 trên ta thấy rằng: Năng suất lao động qua các năm của các Công ty (năm 2009-2011) nêu trên dao động từ mức 1.58% đến 2.1%, cụ thể như sau:

Đối với Công ty TNHH Foremart Việt Nam năm 2010 so với năm 2009 giảm 1.58% và năm 2011 so với năm 2010 giảm 1.8%. Nhìn chung sự giảm này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ, trình độ và kỹ năng của người lao động. Mặc dù hàng năm Công ty luôn bổ sung thêm một lưọng lao động lớn nhưng trình độ, kỹ năng làm việc cịn rất thấp, phải qua một quá trình đào tạo và đào tạo lại lượng lao động bổ sung này mới thực sự đem lại hiệu quả trong công việc. Hơn nữa một số lớn lao động còn chưa được sắp xếp phù hợp với kỹ năng và chuyên môn nên dẫn đến năng suất lao động thấp.

Lợi nhuận là phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí chi dùng vào các hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Bởi vậy nó được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty. Tuy nhiên lợi nhuận không những là thu nhập mặc nhiên của vốn đầu tư, mà còn là phần thưởng cho những ai giám chấp nhận rủi ro và mạo hiểm, cho những ai giám đổi mới và giám chịu trách nhiệm về sự đổi mới của mình. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận góp phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, đồng thời nó là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh của Cơng ty. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh cao, khả năng cạnh tranh càng mạnh và ngược lại. Để đánh giá và xem xét khả năng cạnh tranh giữa Công ty TNHH Foremart Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh ta cần phải dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứ khơng phải lợi nhuận từ hoạt dộng tài chính và bất thường.

Bảng 2.15: Tình hình lợi nhuận của Cơng ty và các Công ty khác

Đơn vị: Triệu (VNĐ)

Tên công ty Thực hiện 2010/2009 2011/2010

2009 2010 2011 CL TL CL TL

Công ty TNHH Foremart Việt Nam

490 553 653 63 12,85 100 18,1

Công ty may Thăng Long 2053 2276 2613 223 10,86 337 14,8

Công ty may 10 2210 2471 2866 261 11,8 395 16

(Nguồn: Phịng tổ chức - Hành chính)

Từ bảng 2.15 Trong đó lợi nhuận của Cơng ty TNHH Foremart Việt Nam tăng với tốc độ là cao nhất. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận tăng 12,85% so với năm 2009, năm 2011 tăng 18,1% so với năm 2010. Công ty may 10 năm 2010 tỷ lệ lợi nhuận tăng 10,86% so với năm 2009, năm 2011 tăng 14,8% so năm 2010. Công ty may Thăng Long tỷ lệ lợi nhuận năm 2010 tăng 11,8% so năm 2009, năm 2011 tăng 16% so với năm 2010. Sở dĩ lợi nhuận của Công ty TNHH Foremart Việt Nam đều tăng lên trong ba năm qua là do cả doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí. Khi xét Tỷ suất chi phí/ Doanh thu ta thấy rằng tỷ lệ này đều giảm xuống qua các năm. Điều đó có thể khẳng định được rằng hoạt động

kinh doanh của Công ty rất tốt, Công ty đã mở rộng được quy mô kinh doanh và biết sử dụng, phân bổ chi phí có hiệu quả.

Bảng 2.16: Tương quan tỷ suất lợi nhuận của Công ty và các Công ty khác

Đơn vị: (%)

Tên Công ty Thực hiện 2009/2010 2010/2011

2009 2010 2011 CL TL CL TL

Công ty TNHH Foremart Việt Nam

2,62 2,66 2,72 0,04 0,06

Công ty may Thăng Long 2,5 2,52 2,56 0,02 0,04

Công ty may 10 2,54 2,57 2,62 0,03 0,05

(Nguồn: Phòng tổ chức - Hành chính)

Qua bảng số liệu 6 trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận của 3 Công ty đều tăng lên qua các năm. Nhưng tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH Foremart Việt Nam là cao nhất. Biểu hiện năm 2010 tỷ suất lợi nhuận tăng 0,04% so với năm 2009, năm 2011 tỷ suất lợi nhuận tăng 0,06% so với năm 2010.Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu được hiệu quả cao. Trong 3 năm vừa qua Công ty đã đẩy nhanh được sản lượng bán ra, mở rộng thị trường kinh doanh sang một số nước như Đức, EU, Mỹ, điều đó được thể hiện qua tổng doanh thu tăng dần qua các năm. Ngồi ra Cơng ty đã tìm được một số nguồn thu mua nguyên vật liệu với giá rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo. Do vậy mà Công ty đã giảm được một phần giá vốn hàng bán, bên cạnh đó Cơng ty cịn giảm được một phần chi phí sửa chữa lớn máy móc so với mấy năm trước đó, chất lượng dần được nâng cao, bộ máy quản lý của Công ty được cải tiến tốt hơn, những vấn đề đó đã tạo lên một hiệu quả rất rõ rệt.

2.2.4 Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua các nhântố cấu thành khả năng cạnh tranh. tố cấu thành khả năng cạnh tranh.

2.2.4.1 Nhân tố về nguồn lực:

Nguồn vốn:

Công ty TNHH Foremart Việt Nam là một Công ty con trực thuộc tập đồn Foremart Việt Nam, cơng ty được Tập đoàn cấp hoàn toàn vốn kinh doanh. Hơn nữa với thời gian hoạt động lâu dài, có hiệu quả của mình, cơng ty đã tạo ra được một

nguồn vốn lớn, ổn định trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn của cơng ty bao gồm: Vốn tập đồn vay ưu đãi, vốn tự bổ sung hoặc vốn vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Bảng 2.17: Cơ cấu nguồn vốn của công ty.

ĐVT: Triệu đồng Năm/% 2009 % 2010 % 2011 % A.Nợ phải trả 20.821.909.534 83,01 24.112.991.214 84,83 27.291.081.680 86,06 I. Nợ ngắn hạn 20.821.909.534 100 24.112.991.214 100 27.291.081.680 100 B.Vốn chủ sở hữu 4.261.313.013 16,99 4.311.117.938 15,17 4.419.804.925 13,94 I. Vốn chủ sở hữu 4.261.313.013 100 4.311.117.938 100 4.419.804.925 100 Tổng nguồn vốn 25.083.222.547 28.424.109.152 31.710.886.605 (Nguồn: phịng hành chính) Nguồn vốn của cơng ty khơng ngừng tăng mạnh qua các năm tuy nhiên nguồn vốn vay vẫn chiến tỷ trọng lớn. Nhưng nguồn vốn vay có tỷ trọng ngày càng giảm dẫn tới việc độc lập về vốn tạo điều kiện độc lập trong sản xuất kinh doanh và cũng chứng tỏ cơng ty ngày càng chủ động trong việc q trình hoạt động của mình. Với tiềm lực về vốn, cơng ty ln có thuận lợi trong việc đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.. để từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty.

Nguồn nhân lực:

Với hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng nên số lao động của công ty không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tính từ năm 2009 -2011 số lao động của cơng ty tăng lên là 209 người. Trong đó số cán bộ có trình độ quản lý (Đại học và trên Đại học ) tăng, số cán bộ có trình độ Trung cấp giảm. Đây cũng là đặc điểm chung dễ nhận thấy trong khối các Doanh nghiệp Nhà nước do mặt bằng giáo dục được nâng lên. Chính sự nâng cao về nguồn lực, cả về số và chất lượng đã mang lại sự thành công cho Doanh nghiệp trên cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, góp phần gián tiếp nâng cao sức cạnh tranh của công ty.

Công nghệ:

Ngành dệt may là một ngành đặc thù, sản phẩm có sức cạnh tranh chủ yếu dựa trên cơng nghệ máy móc. Do vậy, đối với cơng ty thì việc u cầu đổi mới trang thiết bị, công nghệ là hết sức cần thiết. Với Công ty TNHH Foremart Việt Nam là cơng ty thuộc tập đồn Foremart Hàn Quốc nên công nghệ của công ty là vượt trội hơn hẳn so với các daonh nghiệp cùng ngành.

Từ một Doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất gia công cho các cơng ty nước ngồi, đến nay hơn 90 % giá trị sản xuất được thực hiện bằng phương thức mua đứt bán đoạn.

2.2.4.2 Chiến lược và uy tín của cơng ty.

Với thời gian hoạt động lâu dài trong lĩnh vực dệt may thì cơng ty đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh nói chung và các chiến lược nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường nói chung.

Về chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm:

Đây là chiến lược quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới q trình tiêu thụ sản phẩm cũng như uy tín của cơng ty trên thị trường. Trong sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và Việt nam nói riêng, đời sống người dân ngày càng nâng cao do đó nhu cầu của họ đối với sản phẩm của công ty là cao hơn, nắm bắt được nhu cầu đó cơng ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm bằng cách đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, nhà xưỏng và nhập nguyên vật liệu chất lượng tốt nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao.

Về chiến lược phát triển sản phẩm mới:

Cơng ty ln có đội ngũ chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Có như thế sản phẩm của cơng ty mới có sức cạnh tranh hấp dẫn hơn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác. Tất cả các sản phẩm của công ty đưa ra đều là kết quả của việc nghiên cứu thị trường, đó chính là các ý kiến đóng góp q báu của khách hàng.

Về uy tín của Cơng ty:

Với trên 6 năm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong những năm qua cơng ty cịn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhờ vào chính uy tín và thương

hiệu của chính mình. Foremart Việt Nam đã từng bước khẳng định tên tuổi của mình thơng qua các sản phẩm như áo jaket, áo phao, áo nỉ…. và tiến tới trong các sản phẩm mới như: áo da.

2.2.5. Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua các công cụ.

2.2.5.1. Chất lượng sản phẩm.

Nhận thức được chất lượng sản phẩm là một thứ vũ khí cạnh tranh chủ yếu, nên Công ty đã rất chú trọng vào việc nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng thơng qua việc đầu tư mua sắm thêm máy móc và có kế hoạch đặt mua nguyên vật liệu đầu vào phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn trước.

Đứng trên một góc độ nào đó giá cả là nhân tố thể hiện chất lượng của sản phẩm, tức hàng hố nào có giá cao hơn thì sẽ được đánh giá là có chất lượng tốt hơn. Nhưng nếu đứng ở một góc độ khác, giá cả hàng hố được xác định dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về năng suất lao động, năng suất máy móc đem lại. Hoặc việc đánh giá và nhận định sản phẩm này chất lượng tốt, sản phẩm kia chất lượng khơng tốt nó cịn phụ thuộc vào tính chủ quan, cảm giác của mỗi người. Điều quan trọng là việc đánh giá chất lượng phải dựa trên cơ sở lợi ích thu được từ sản phẩm đó khi bỏ ra một lượng trên nhất định. Do vậy không thể khẳng định một cách chắc chắn rằng giá cả thấp hơn thì chất lượng sẽ kém hơn.Theo số liệu kết quả khảo sát và trắc nghiệm của Công ty TNHH Foremart Việt Nam vào năm 2011 vừa qua. Khi Công ty thực hiện việc phỏng vấn 100 khách hàng ở một khu vực thị trường thì 90% đánh giá rằng chất lượng sản phẩm của Công ty may Thăng Long và Công ty may 10 là tốt nhất, và phỏng vấn 100 khách hàng ở một khu vực thị trường khác về sản phẩm của Công ty TNHH Foremart Việt Nam thì 85 - 90% đánh giá là chất lượng sản phẩm của Cơng ty khơng thua kém gì chất lượng sản phẩm của Cơng ty may Thăng Long và may 10. Như vậy tuỳ vào quy mơ, lợi thế của mình mà Cơng ty khai thác từng khu vực thị trường và từng nhóm khách hàng khác nhau. Cơng ty TNHH Foremart Việt Nam sản xuất trên 12 loại sản phẩm nhưng mặt hàng chủ lực của Công ty là quần áo trẻ em, quần bò và quần âu cịn mặt hàng chủ lực của Cơng ty may Thăng Long là áo jacket, áo sơ mi, và mặt hàng chủ lực của Công ty may 10 chủ yếu chuyên sản xuất và xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi.

2.2.5.2. Chính sách giá cả

Chiến lược giá cả đóng vai trị then chốt trong hoạt động kinh doanh mặc dù chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng nó là cơng cụ cạnh tranh đắc lực, ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra của Công ty và quyết định mua của khách hàng. Để có thể đưa ra một mức giá phù hợp Công ty phải xét tới nhiều yếu tố khác nhau như giá vốn hàng bán, chi phí, tỷ lệ lợi nhuận đối với sản phẩm đó, mức ưa chuộng của người tiêu dùng, khả năng bán và mức giá trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh của Cơng ty. Ngồi ra để giảm giá bán Cơng ty đã thực hiện được việc giảm giá thành sản phẩm như có trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, thay thế vật liệu để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu về nhu cầu và khả năng thanh tốn của khách hàng, Cơng ty đã áp dụng một chính sách giá linh hoạt như đối với các mặt hàng chủ lực của Công ty như quần áo trẻ em , quần bị Cơng ty đã áp dụng chính sách giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi xâm nhập và thị trường mà ở đó khách hàng chủ yếu là những khách hàng cao cấp, đòi hỏi chất lượng cao hơn. Đối với một số các mặt hàng khác như áo sơ mi Cơng ty lại có các mức định giá khác nhau đối với mỗi sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng cao cấp và khách hàng bình dân để phù hợp với khả năng thanh tốn của họ. Kết quả là trong 3 năm vừa qua do áp dụng chính sách giá linh hoạt Cơng ty đã tăng được khối lượng bán ra rất lớn đặc biệt là ở thị trường mà mà Công ty mới thâm nhập như Đức, Mêhicô.

2.2.5.3. Hệ thống phân phối

Trước đây sản phẩm của Cơng ty xuất khẩu ra nước ngồi hầu hết theo hình thức

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)