1 .Tính cấp thiết và ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh
1.1 .Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
3.2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công tyTNHH
3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Lý do đề xuất giải pháp: Từ kết quả phân tích trên ta thấy năm 2013 các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định không tốt. Do nhu cầu vốn của công ty đang bị hạn chế, nên việc đầu tư mua sắm TSCĐ của công ty trong một số năm gần đây đang gặp khó khăn. Hiện tại, cơng ty cũng chưa có biện pháp phịng ngừa rủi ro khách quan cho các TSCĐ có giá trị lớn, ý thức sử dụng TSCĐ của nhiều công nhân chưa cao làm cho các tài sản bị hư hỏng nhanh hơn,giảm công suất hoạt động.
Nội dung giải pháp: Công ty cần xây dựng kế hoạch mua sắm, đầu tư TSCĐ. Dựa vào tình hình khấu hao, cơng ty có thể xác định xem tài sản này đã khâu hao được bao nhiêu, đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra hay chưa để có kế hoạch đổi mới. Đồng thời, căn cứ vào các dự án, hợp đồng và mục tiêu của công ty trong kỳ kinh doanh để xác định quy mô vốn cố định cần đầu tư là bao nhiêu. Tiến hành nâng cấp TSCĐ thông qua việc bảo dưỡng thường xuyên hay sửa chữa lớn theo kế hoạch, việc này giúp cho TSCĐ không bị hư hỏng hay giảm công suất quá nhanh so với tiêu chuẩn. Cơng ty có thể áp dụng hình thức th tài chính TSCĐ, điều này giúp cơng ty đảm bảo được nhu cầu sử dụng lâu dài TSCĐ khi cơng ty khơng đủ tiền mua ngay TSCĐ đó. Việc đầu tư TSCĐ theo hình thức th tài chính cịn giúp cho cơng ty khai thác tốt hơn nguồn vốn đầu tư TSCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty. Đối với những trường hợp làm hư hỏng TSCĐ do nguyên nhân chủ quan, công ty phải quy trách nhiệm và đưa ra mức bồi thường cho công ty. Đối với những TSCĐ không dùng đến, việc để lại chúng sẽ tiêu tốn một số tiền của công ty cho việc bảo quản, sửa chữa. vì vậy, cơng ty nên lựa chọn phương pháp thanh lý là hợp lý nhất, vừa giảm được một khoản chi phí, vừa thu hồi được một khoản vốn.
Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được giải pháp này địi hỏi lãnh đạo cơng ty đầu mỗi kỳ kinh doanh phải có kế hoạch cụ thể về mua sắm và đầu tư TSCĐ trong kỳ. Khi mua sắm TSCĐ công ty phải bàn giao trách nhiệm quản lý cho các bộ phận sử dụng. Có những quy định rõ ràng về việc đền bù TSCĐ nếu hư hỏng do nguyên nhân chủ quan của cá nhân.