Chỉtiêu tỷ lệ nợquá hạn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng NHNoPTNT hữu lũng (Trang 37 - 63)

Bảng 2.3.2 : Hệ số tỷ lệ VCSH của NHNo & PTNT Hữu Lũng

Bảng 2.3.2.2b Chỉtiêu tỷ lệ nợquá hạn của Ngân hàng

Đơn vị : triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ quá hạn 10.056 10.240 8.878

Tổng dư nợ 180.220 275.273 330.050

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 5,58% 3,72% 2,69%

Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tuy đang dần được cải thiện nhưng vẫn là khá lớn cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng cịn chứa đựng nhiều rủi ro. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ nợquá hạn của ngân hàng cao như vậy là do ngân hàng chưa quan tâm một cách chính đáng đến chất lượng tín dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Ngân hàng đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản khi cho vay như chưa phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo không đúng quy định, cho vay thiếu sự kiểm sốt chặt chẽ, quy chế cho vay cịn nhiều bất cập, năng lực cán bộ tín dụng cịn nhiều yếu kém về nghiệp vụ, sự kết hợp giữa các bộ phận thếu chặt chẽ dẫn đến thiếu kiểm tra, kiểm sốt đảm bảo an tồn tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn lớn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng do nợ quá hạn lớn, ngân hàng càng phải trích lập dự phịng rủi ro nhiều mà đây là khoản tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng nên sẽ giảm lợi nhuận.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Trong năm 2013, công tác thuhồi nợ xấu được ngân hàng đặc biệt chú trọng. Ngân hàng đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý chuyên trách để tăng cường thu hồi các khoản nợ có vấn đề, quyết tâm giảm nợ xấu nhanh chóng.

- Cán bộ cơng nhân viên: Với tốc độ phát triển hoạt động của ngân hàng và sự cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường lao động, công tác phát triển nguồn nhân lực luôn giữ một vai trị then chốt vào những thành cơng và sự phát triển bền vững của NHNo & PTNT Hữu Lũng. Không chỉ nâng cao cơ hội phát triển nghề nghiệp nguồn nhân lực đang có, ngân hàng cịn hết sức chú trọng thu hút và xây dựng nguồn nhân lực mới, trong đó chú trọng tập hợp đội ngũ nhân lực trẻ được đào tạo chính quy từ các trường đại học và nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bổ sung cho đội ngũ nhân sự ngân hàng với tiêu chí trẻ hóa, năng động,nhiệt tình và có chun mơn cao. Hiện nay trên 85% cán bộ của ngân hàng dã có trình độ đại học, cao đẳng và thành thạo nghiệp vụ chuyên môn

- Trong năm 2013, Agribank đã thực hiện rà soát và điều chỉnh lương cho cán bộ nhân viên của ngân hàng. Thực hiện tuyển dụng nhân viên mới

2.3.4. Năng lực công nghệ thông tin

Nhận biết được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản trị, giao dịch với khách hàng, ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ ngân hàng vào vào hoạt động của mình. Thực hiện chiến lược đổi mới công nghệ, Ngân hàng đã ưu tiên nhiều nguồn lực cho việc phát triển và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào mọi vào lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Đến nay nhiều nghiệp vụ và dịch vụ của ngân hàng dã được hiện đại hóa, tự động hóa, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Agribank đã ứng dụng cơng nghệ thơng tin để xử lý các bài tốn nghiệp vụ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử như: HomeBanking, TeleBank, MobileBanking; tham gia dự án nâng cấp T24 từ phiên bản hiện tại lên phiên bản T24 mới nhất, hiện đại nhất hiện nay; mở rộng hệ thống hạ tầng thông tin (máy chủ, mạng, đường truyền,USP, internet…) đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mạng lưới.

Công nghệ thơng tin đã tác động mạnh vào quy trình đổi mới cơ chế chính sách và đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo điều hành, thanh tra giám sát hoạt

quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế. Riêng trong hoạt động bán lẻ, cơng nghệ là chìa khóa then chốt để đưa các dịch vụ bán lẻ đến với công chúng nhanh nhất.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦANHNo & PTNT HỮU LŨNG NHNo & PTNT HỮU LŨNG

Ngân hàng No&PTNT Hữu lũng hoạt động trên một địa bàn tập trung nhiều đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, cá thể tư thương nên nhu cầu vay vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh khá lớn. Nhờ có sự năng động nhạy bén của Ban lãnh đạo chi nhánh trong điều hoà vốn. Năm 2013, Chi nhánh đạt tổng mức dư nợ cho vay là 330.050 triệu đồng tăng 12% so với năm 2012. Chất lượng tín dụng đã được duy trì ở mức tương đối tốt, nợ quá hạn 8.878 triệu đồng (bằng 2,69%/Tổng dư nợ). Đây là bước phát triển tốt của Chi nhánh, tuy nhiên chi nhánh cần thực hiện tốt hơn cơng tác marketing và tín dụng để tận dụng được nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động vào việc cho vay và đầu tư, tăng thêm nguồn thu đáng kể của Ngân hàng. Các khoản thu lãi cho vay cần thu triệt để. Mặt khác, các khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, dich vụ ngân hàng còn rất thấp. Nếu như Ngân hàng mở rộng các hoạt động này đồng thời có cơ chế phù hợp cộng với sự nỗ lực của Ngân hàng sẽ đem lại nguồn thu lớn hơn.

Đối với công tác huy động vốn, năm vừa qua Chi nhánh thực hiện rất tốt, tổng nguồn vốn huy động đã có sự thay đổi theo xu hướng tăng .Tuy nhiên, Ngân hàng cần phấn đấu nhiều hơn nữa vì tổng nguồn huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ làm tăng phí lãi suất đầu vào của Ngân hàng do phải đi vay nguồn cấp trên

Khoản thu nhập lớn nhất của Chi nhánh năm 2013 là thu về hoạt động tín dụng với 21.740 triệu đồng (chiếm 98.98% trên Tổng thu nhập), tăng 4.265 triệu đồng so với năm 2012. Đây là bước chuyển dịch hợp lý về cơ cấu sử dụng vốn của Ngân hàng vì nó chính là khoản mục đem lại nhiều lợi nhuận nhất.

Để đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của Ngân hàng chúng ta khơng thể bỏ qua một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên tình hình quản lý, kinh doanh của

Ngân hàng, đó là chỉ tiêu lợi nhuận. Năm 2013, lợi nhuận hạch toán của Ngân hàng là 3.648 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 1.463 triệu đồng.

Điều đó chứng tỏ việc phân bổ cơ cấu tài sản có sinh lời của chi nhánh hợp lý hơn và việc quản lý thu nhập, chi phí tốt hơn năm trước. Đây là mức thu nhập tương đối khả quan và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đem lại hiệu quả cao hơn năm trước, thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và tồn thể cán bộ cơng nhân viên Ngân hàng.

Qua phân tích những kết quả thu được của Ngân hàng No&PTNT Hữu lũng ta nhận thấy những thành công và hạn chế ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như sau:

2.4.1. Những thành công của Ngân hàng

Qua những phân tích ở trên ta thấy rằng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây đã đạt được những thành công nhất định:

Các hoạt động của ngân hàng đều tăng trưởng qua các năm. Năm sau cao hơn năm trước. Năm 2013 so với năm 2011: Vốn chủ sở hữu tăng từ 31.397 triệu đồng lên 56.558 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 80%; tổng tài sản tăng 172% từ 315.055 triệu đồng lên 542.258 triệu đồng. Tổng dư nợ tăng 183%. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm ,lợi nhuận sau thuế tăng từ 1.638 triệu đồng lên 3.648 triệu đồng.Chỉ tiêu an toàn tối thiểu cũng đạt cao tuy nhiên đây cũng là hạn chế cho hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Ngân hàng.

2.4.2. Những hạn chế của Ngân hàng.

- Hoạt động cho vay của ngân hàng còn khá yếu, chỉ chiếm 34% tổng tài sản có của ngân hàng trong khi đây lầ hoạt động cơ bản và sinh lãi chủ yếu của ngân hàng.

- Vốn điều lệ của ngân hàng còn hạn chế nên sẽ hạn chế việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.

- Chưa đa dạng hóa danh mục đầu từ, tỷ trọng đầu tư tín dụng trên tổng tài sản chỉ chiếm 34%, hoạt động đầu tư cịn nhỏ lẻ. Như vậy sẽ khơng thể tối ưu hóa

- Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng chưa được chú trọng, các dịch vụ Ngân hàng còn rất đơn điệu, chưa được khai thác tối đa các khoản thu mà ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ được.

- Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trên địa bàn còn thấp , do thu nhập đại bộ phận dân cư chưa cao, trình độ dân trí chưa cao chưa biết , chưa quan tâm đến hoạt động của NH .Do đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm còn chiếm tỷ trọng nhỏ, làm tăng chi phí huy động vốn do thiếu nguồn phải vay nguồn cấp trên, ảnh hưởng đến Thu nhập của Ngân hàng.

- Địa bàn hoạt động của Ngân hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng. Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra ngày càng thu hẹp.

- Cơ sở vật chất cùng với trình độ của cán bộ cịn chưa đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi mới của chức năng hoạt động đa năng đối với Ngân hàng thương mại hiện đại.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỮU LŨNG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HỮU LŨNG TRONG THỜI GIAN TỚI.

NHNo&PTNT Hữu lũng là chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Lạng sơn, là một doanh nghiệp Nhà nước có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và làm các dịch vụ Ngân hàng kết hợp với việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển trên địa bàn Ngân hàng hoạt động. Mục tiêu của Ngân hàng là phấn đấu trở thành một trong những tổ chức tài chính tiền tệ quan trọng, có vị trí then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế Lạng Sơn phát triển. Vì vậy NH No&PTNT Hữu lũng phải phát triển mạnh mẽ để trở thành một Ngân hàng hiện đại có đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, kể cả vốn trung, dài hạn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư vào những dự án lớn, chuyển giao công nghệ và các nhu cầu khác trên địa bàn. Chỉ khi nguồn tiết kiệm và nguồn tích luỹ trong nước dồi dào thì việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn vay nước ngồi mới có hiệu quả, đồng thời mới tăng được tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2015 của Tỉnh đã đề ra cho chi nhánh: Phấn đấu huy động nguồn vốn tăng 15 % đạt 607.614triệu đồng, dư nợ tăng 10% đạt 363.055triệu đồng, thu dịch vụ ngồi tín dụng tăng 15%, kết quả tài chính đạt hệ số theo quy định.

Căn cứ vào khả năng thực tế của NHNo & PTNT Hữu lũng trong thời gian tới cần phải thực hiện:

- Tiếp tục thực hiện các hình thức huy động vốn hiện có, triển khai thêm một số hình thức huy động mới; áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp đối với địa bàn.

- Tiếp tục mở rộng tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương đi đơi với việc nâng cao chất lượng Tín dụng, quản lý thu nợ thu lãi chặt chẽ, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh.

- Phát triển mạnh các dịch vụ hiện có: Chuyển tiền điện tử, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, chi trả kiều hối... Triển khai thêm một số Dịch vụ mới như: máy ATM, đại lý nhận lệnh chứng khoán, đại lý mua bán vàng bạc, đá quý...

- Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho CBCNV. - Tiếp nhận triển khai thực hiện các chương trình ứng dụng cơng nghệ tin học mới của NHNo&PTNT Việt nam.

Qua phân tích một số hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng No&PTNT Hữu lũng cũng như phân tích thực tế tình hình thu nhập, chi phí và đánh giá kết quả kinh doanh của Ngân hàng năm 2012 và năm 2013 trong chương II cho ta thấy rõ mức độ ảnh hưởng của thu nhập và chi phí tới kết quả kinh doanh đồng thời chỉ rõ những thế mạnh và những khó khăn tồn tại của Ngân hàng. Từ đó có các biện pháp phát huy thế mạnh, hạn chế những khó khăn tồn tại nhằm đạt được mục tiêu tối đa hố lợi nhuận.

Để góp phần làm tăng thu nhập, giảm chi phí của Ngân hàng No&PTNT Hữu lũng nói riêng và Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nói chung tơi xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp sau:

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH CHO NHNo&PTNT HỮU LŨNG. DOANH CHO NHNo&PTNT HỮU LŨNG.

3.2.1.Tăng cường năng lực tài chính3.2.1.1. Các giải pháp tăng quy mơ vốn 3.2.1.1. Các giải pháp tăng quy mơ vốn

Vốn tự có có vai trị to lớn trong hoạt động của NHTM, vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là “ tấm đệm chống đỡ rủi ro”, là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân NHTM. Chính vì vậy, trong q trình hoạt động của mình, Agribank Hữu Lũng phải quan tâm đến việc tăng vốn tự có, Agribank Hữu Lũng có thể áp dụng các biện pháp sau để tăng quy mô vốn:

Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại: đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp Agribank

Hữu Lũng khơng phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại để tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, nếu Agribank Hữu Lũng có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng.

3.2.1.2. Giải pháp phịng ngừa rủi ro.

Hoạt động tín dụng ln chứa đựng những rủi ro, để có thể phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Agribank Hữu Lũng cần áp dụng các giải pháp sau:

- Cần đảm bảo tính độc lập từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến thẩm đinh, xét duyệt và quyết định cho vay

- Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng vay vốn

- Phân tích đánh giá chính xác khách hàng là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư thể hiện qua 4 nội dung sau:

Một là, đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng: nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Xác định tính hợp lý của khách hàng chính là cơ sở để ký kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng.

Hai là, đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp: vị trí của người lãnh đạo điều hành trong doanh nghiệp quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp

Ba là, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp: nhằm giúp cho ngân hàng nắm được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định chính xác thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Bốn là, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp: nhằm xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên

- Phân tán rủi ro

Phân tán rủi ro được thực hiện theo phương pháp chia sẽ rủi ro giữa các nhà

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng NHNoPTNT hữu lũng (Trang 37 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)