Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân thương mại xuân bình (Trang 42 - 43)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp Tư nhân Thương

2.2.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp

Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2012 – 2013

ĐVT: VNĐ

Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013/2012

Số tiền TL(%)

Tổng doanh thu thuần

203.041.437.287 195.289.509.37

5 -7.452.228.452 -3,67 Lợi nhuận sau thuế 4.540.812.521 3.844.859.785 -695.952.736 -15,33 Tổng VLĐ bình quân 37.711.240.568 46.158.166.119 8.446.925.551 22,39 Hệ số DT trên VLĐ bình quân 5,38 4,24 -1,14 -21,19 Hệ số LN trên VLĐ bình quân 0,12 0,08 -0,04 -33,33 Số vòng quay vốn lưu động 5,38 4,24 -1,14 -21,19

Số ngày chu chuyển

vốn lưu động 67 85 18 26,87

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình năm 2012 – 2013)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Xuân Bình ta thấy: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm. Cụ thể:

Năm 2012 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 5,38 đồng doanh thu và 0,12 đồng lợi nhuận. Năm 2013 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì chỉ thu được 4,24 đồng doanh thu và 0,08 đồng lợi nhuận. Mặt khác, hệ số vịng quay vốn lưu động của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần. Trong một kỳ kinh doanh năm 2012, VLĐ quay được 5,38 vòng, năm 2013 chỉ quay được 4,24 vịng. Do đó, số ngày chu chuyển cũng ngày càng tăng lên: năm 2013 tăng lên 18 ngày so với năm 2012. Trong khi đó tổng vốn lưu động bỏ ra tăng, chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp không ngừng tăng lên

nhưng doanh thu thuần bán hàng thu được lại giảm dần, lợi nhuận năm 2013 giảm so với năm 2012, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm.

Có sự biến động này là do Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2013 giảm 3,67%, trong khi đó chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại tăng lên nên kéo theo lợi nhuận năm 2013 giảm 15,33% so với năm 2012; trong khi đó vốn lưu động của doanh nghiệp lại tăng 22,39% so với năm 2012 nhưng lại tăng do khoản phải thu và hàng tồn kho tăng chứ không phải tăng tiền và tài sản ngắn hạn khác.

Điều này làm cho số lượng vốn bị ứ đọng và bị chiếm dụng của doanh nghiệp tăng lên dẫn đến vòng quay vốn lưu động giảm, số ngày chu chuyển tăng lên, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm.

Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Xn Bình cần nhanh chóng tìm ra biện pháp để tăng hệ số quay vòng vốn lưu động, giảm số ngày chu chuyển của đồng vốn lưu động; từ đó tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng được tăng lên. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể nâng cao mức doanh thu, lợi nhuận đạt được trên 1 đồng vốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân thương mại xuân bình (Trang 42 - 43)