Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân thương mại xuân bình (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu của khóa luận

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

tại Doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình.

3.1.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xn Bình đã gặp khá nhiều khó khăn trong kinh doanh khi mà có nhiều nhân tố bất lợi cả về bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tác động đến. Tuy nhiên bằng nỗ lực lớn của ban lãnh đạọ doanh nghiệp, cũng như cán bộ cơng nhân viên đã góp phần giữ vững và duy trì sự phát triển của doanh nghiệp, trong tình hình hiện nay như thế là một kết quả đáng mừng. Qua các số liệu phân tích cùng với việc quan sát và nghiên cứu thực tế tại Doanh nghiệp, có thể thấy doanh nghiệp đã đạt được những kết quả sau:

- Mặc dù năm 2013 sự tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận của Doanh nghiệp có phần giảm sút so với năm 2012 do thị trường kinh doanh xe máy Việt nam những năm gần đây rất ảm đạm, nhiều doanh nghiệp trong ngành phải thu hẹp quy mơ kinh doanh, thậm chí bị phá sản. Nhưng trong năm 2013 doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình vẫn kinh doanh có lãi tổng lợi nhuận sau thuế năm 2013 đạt 3.844.859.785 đồng, đây một kết quả đáng ghi nhận.

- Cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được đổi mới. Năm 2013 doanh nghiệp đã đầu tư thêm thiết bị sửa chữa bảo dưỡng xe máy, đồng thời nâng cấp, nhà cửa, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên, giúp tăng năng suất lao động, phục vụ cho mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp đã khơng ngừng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng bằng việc liên tục nhập bổ sung thêm các mẫu xe mới.

- Doanh nghiệp đã có sự đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, thể hiện thông qua việc tăng vốn lưu động và vốn cố định qua các năm đặc biệt là vốn lưu động. Năm 2013 vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp tăng 8.952.111.609 đồng so với năm 2012, trong đó vốn lưu động tăng 8.446.925.551 đồng, vốn cố định tăng 505.186.058 đồng.

3.1.2. Những hạn chế đang tồn tại và nguyên nhân

3.1.2.1. Những hạn chế đang tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xn Bình vẫn cịn những hạn chế về vấn đề vốn kinh doanh. Những tồn tại này khiến cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút trong 2 năm qua. Để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại đó. Một số hạn chế đang tồn tại như sau:

 Về tình hình vốn kinh doanh tại Doanh nghiệp

- Vốn lưu động của doanh nghiệp được tăng cường song trong đó khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm trong khi các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho tăng. Điều này cho thấy doanh nghiệp phải dùng một lượng tiền lớn để mua xe máy song bán hàng thu được tiền mặt ít, số tiền bị khách hàng chiếm dụng tăng. Cơ cấu phân bổ vốn lưu động cũng chưa hợp lý, tỷ trọng hàng tồn kho quá lớn và đang có xu hướng tăng lên; khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thứ hai, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền đang có xu hướng giảm. Điều này sẽ làm giảm vịng quay vốn lưu động làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm.

 Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

- Vốn lưu động của doanh nghiệp tăng do tăng các khoản mục hàng tồn kho, khoản phải thu trong khi đó hai khoản mục này lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động mà cụ thể là hiệu quả sử dụng vốn năm 2013 giảm so với năm 2012. Cụ thể:

+ Hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân giảm 1,14 lần so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm là 21,19%; hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động cũng giảm 0.04 lần, tương ứng với tỷ lệ giảm 33,33%.

+ Số vòng quay vốn lưu động giảm và số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2013 chậm hơn so với năm 2012 làm doanh nghiệp bị lãng phí một lượng vốn lưu động lớn.

3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc sử dụng vốn kinh doanh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế trong việc sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp song nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là sự ế ẩm của thị trường xe máy trong những năm gần đây:

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh mua bán xe máy, cung quá lớn so với cầu là nguyên nhân khiến cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị giảm, dẫn đến doanh thu bán hàng và lợi nhuận giảm so với năm 2012 trong khi vốn kinh doanh tăng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm.

- Để thu hút khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp đã nới lỏng chính sách cơng nợ, thêm hình thức bán hàng trả góp. Điều này khiến cho các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng lên, số tiền vốn bị chiếm dụng tăng, làm vòng quay vốn lưu động giảm dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm.

- Hiện tại doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách để xây dựng những kế hoạch cụ thể về quản lý và sử dụng vốn, chưa tiến hành phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nên doanh nghiệp chưa có phương án sử dụng vốn tối ưu.

- Cơng tác phân tích, dự báo về nhu cầu của thị trường vẫn chưa sát thực, lượng hàng hóa nhập về q nhiều trong khi đó lại khơng tiêu thụ được. Trong điều kiện thị trường xe máy Viêt Nam bão hòa như hiện nay, các hãng xe đua nhau cho ra các dòng xe mới, nhằm tăng doanh số bán ra doanh nghiệp tiếp tục nhập hàng về, vì thế lượng hàng tồn kho ngày càng nhiều nên xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Trong khi đó doanh nghiệp huy động vốn chủ yếu từ ngân hàng nhiều nên chi phí huy động vốn cao. Điều này làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân thương mại xuân bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)