Các hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân thương mại xuân bình (Trang 47 - 51)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2. Các hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

Tư nhân Thương Mại Xuân Bình.

3.2.1. Đẩy mạnh lượng sản phẩm tiêu thụ

Lý do đưa ra giải pháp:

Qua phân tích ở chương II ta thấy tình hình thị trường kinh doanh xe máy, đang ngày càng ế ẩm. Lượng hàng tồn kho của doanh nghiêp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn lưu động và đang có xu hướng tăng. Trong khi đó, doanh nghiệp, đại lý xe máy mọc lên ngày càng nhiều, để tồn tại được thì doanh nghiệp cần có những biện pháp để tăng doanh số bán ra, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nội dung giải pháp:

- Doanh nghiệp phải bồi dưỡng thêm cho đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có khả năng thuyết phục khách hàng.

- Doanh nghiệp có thể thiết kế website phục vụ cho việc bán hàng qua mạng, tiếp nhận những thông tin phản hồi của khách hàng để có thể có những điều chỉnh kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Có những chương trình bốc thăm trúng thưởng, khuyến mãi, tặng qua cho những khách hàng mua sản phẩm như hỗ trợ thuế trước bạ, tặng bảo hiểm xe máy, tặng kèm thêm một số sản phẩm như mũ bảo hiểm..., bảo dưỡng, kiểm tra định kì miền phí xe máy trong vào 1 năm.

- Thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.

3.2.2. Dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý

Lý do đưa ra giải pháp:

Trong năm 2013 doanh nghiệp đã tăng quy mô vốn lưu động cũng như vốn cố định. Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2013 lại giảm 695.952.736 đồng so với năm 2012, tương đương với tỷ lệ giảm là 15,33%. Nguyên nhân này chủ yếu là do dự trữ hàng tồn kho quá lớn, trong khi đó sản phẩm lại tiêu thụ chậm làm cho lợi nhuận giảm, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm. Điều này chứng tỏ công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp chưa kịp thời.

Nội dung của giải pháp:

- Trước hết doanh nghiệp cần có chính sách bán hàng hợp lý để giải quyết bớt lượng hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo hịa vốn như: có chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá đối với những khách hàng quen, đội ngũ cán bộ nhân viên phải có thái độ làm việc tích cực, xem khách hàng là thượng đế... Bên cạnh đó,cần chú trọng tìm

kiếm thị trường ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

- Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thị trường về nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên địa bàn để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường tư đó biết được những loại xe nào mà khách hàng hướng tới hiện nay, giúp doanh nghiệp có kế hoạch mua hàng hợp lý, giảm lượng hàng tồn kho.

- Doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê đối chiếu tình hình nhập xuất tồn của các loại xe máy để bộ phận kế hoạch lập kế hoạch dự trữ một cách chi tiết, cụ thể đảm bảo sát thực tế để hạn chế mức thấp nhất số vốn dự trữ.

3.2.3. Xây dựng bộ phận chuyên trách thực hiện cơng tác phân tích

Lý do đưa ra giải pháp:

Hiện tại, Doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ phân tích các chỉ tiêu kinh tế nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. Do đó, Giám đốc chưa thể có những đánh giá chính xác về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nội dung giải pháp

Doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng và để phịng Phân tích – Tài chính đi vào hoạt động. Bộ phận phân tích cần phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh và các phịng ban khác để có những số liệu chính xác và kip thời phục vụ cơng tác phân tích. Sau khi tiến hành phân tích xong cần có các báo cáo gửi cho Giám đốc, chỉ rõ với kết quả phân tích như vậy là tốt hay khơng tốt, để khắc phục thì cần tác động vào chỉ tiêu nào, từ đó giúp cho Giám đốc có thể nắm bắt nhanh chóng, chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên nhân của thực trạng đó và tìm ra biện pháp phù hợp.

Điều kiện thực hiện

Doanh nghiệp cần bổ sung nhân sự, tuyển dụng nhân viên có chun mơn trong cơng tác phân tích kinh tế sẽ giúp hoạt động này tại Doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên và có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Qua q trình tìm hiểu phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Doanh nhiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình, em nhận thấy quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp trong những năm vừa qua gặp khơng ít khó khăn, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao do những tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều trong việc duy trì doanh nghiệp làm ăn có lãi, đảm bảo cơng ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên. Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, em đã nêu lên những khái quát nhất về tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp, thấy được những thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt được, và những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới để doanh nghiệp có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình nhằm góp phần đưa đất nước tiến vào xu thế hội nhập và tồn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, do trình độ lí luận và thời gian thực tập ở doanh nghiệp còn hạn chế, nên các nhận định cũng như các giải pháp đưa ra có thể chưa hồn tồn chính xác. Để doanh nghiệp ngày càng phát triển địi hỏi phải có sự, khảo sát, phân tích nhiều chỉ tiêu yếu tố khác ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp như: Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận, cơng tác kế hoạch hóa tài chính, cơng tác huy động vốn,… Có như vậy mới có thể đưa ra những cái nhìn tổng qt nhất, chính xác nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua và đưa ra được các phương hướng hoạt động sắp tới cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhât.

Trong thời gian thực tập tại Doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xn Bình, em đã có cơ hội ứng dụng lý thuyết vào thực tế, tuy nhiên do trình độ lí luận và thời gian thực tập ở doanh nghiệp cịn hạn chế, nên chắc chắn bài khóa luận khó tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cán bộ cơng nhân viên trong doanh nghiệp, các thầy cơ giáo và các bạn để bài khóa luận trở nên hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Trần Thế Dũng (2008), Phân tích kinh tế Doanh nghiệp Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội.

2. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm (2007), Giáo trình tài chính Doanh nghiệp

Thương Mại, Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội.

3. PGS.TS Đinh Văn Sơn (2007), Giáo trình tài chính Doanh nghiệp Thương

Mại, Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2008), Chế độ Kế tốn doanh nghiệp – Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội.

5. Nhóm giảng viên ĐH KTQD dịch từ tác giả David Beeg (2007), Kinh tế học, Nhà Xuất bản thống kê. Hà Nội.

6..Một số trang Web: www.webketoan.vn, cafef.vn, Baothuongmai.com.vn, luanvan.net, …

7. Tài liệu nội bộ doanh nghiệp: Báo cáo tài chính năm 2012, năm 2013. 8. Các luận văn của khóa trước:

- Luận văn: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim”, Nguyễn thị Thu Phương, K43D4.

- Luận văn: “Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phân đầu tư và phát triển Nam Bắc”, Vũ Thị Vui, K42D2.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân thương mại xuân bình (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)