5. Kết cấu khóa luận
3.1. Các kết luận qua phân tích thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH thương
thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc.
3.1.1. Các kết quả đạt được
Sau hơn 12 năm hoạt động kinh doanh công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc đã không ngừng củng cố phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của cơng ty đều có lãi, lợi nhuận qua các năm ngày càng tăng. Qua kết quả tính tốn ở trên, năm 2012 so với năm 2011 vốn kinh doanh bình quân tăng lên 3.941.436.113 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,09%, doanh thu thuần tăng lên 940.489.673 đồng tương ứng với tỷ lệ 7,82%, lợi nhuận sau thuế tăng 141.322.220 đồng với tỷ lệ tăng 9,25%.
Trong năm 2011 và 2012 công ty không những luôn đảm bảo được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra liên tục mà cịn khơng ngừng tăng quy mô vốn kinh doanh. Không chỉ tăng nguồn vốn lưu động mà cơng ty cịn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư mua sắm thêm dây TSCĐ mới.Vốn lưu động bình quân năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.428.722.778 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 12,54%, vốn cố định bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 2.512.713.335 VND tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,43% .
3.1.2. Những mặt hạn chế cịn tồn tại.
Qua q trình tìm hiểu và phân tích số liệu bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2012 và năm 2012 công ty TNHH thương mại và phát triển cơng nghệ Khai Quốc vẫn cịn tồn tại một vài điểm hạn chế sau:
- Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao (Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong Tổng Vốn lưu động, năm 2012 chiếm 84,4% và năm 2012 so với năm 2011 có xu hướng tăng lên 19,19%) chứng tỏ lượng vốn
của công ty đang bị chiểm dụng lớn, làm giảm lượng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân do công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết bị trình chiếu, tiến hành hoạt động buôn bán với nhiều khách hàng trên khắp đất nước với số lượng lớn, giá trị hàng hóa cao nên các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổn nguồn vốn lưu động.
- Cơ cấu vốn của công ty chưa phù hợp (vốn cố định chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng vốn lưu động, năm 2011 vốn lưu động chiếm 38,66% tỷ trọng tổng vốn kinh doanh trong khi vốn cố định chiếm tỷ trọng 61,34% sang năm 2012 thì cơ cấu vốn kinh doanh có sự chuyển biến khơng đáng kể trong khi tỷ trọng vốn lưu động giảm xuống còn 36,75% tổng vốn kinh doanh thì vốn cố định lại chiếm 63,25% tổng vốn kinh doanh), gây khó khăn cho việc xoay vịng vốn cho hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do trong năm 2012, cơng ty mua sắm thêm 1 số TSCĐ có giá trị lớn trong khi đó các TSCĐ đang sử dụng vẫn có khả năng hoạt động tốt, điều này làm cho các TSCĐ khơng sử dụng hết cơng suất, gây lãng phí nguồn vốn kinh doanh.
- Về hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh: Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 đều giảm lần lượt là 0,018 và 0,003 lần, điều này cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh bình quân (13,09%) lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu (7,82%) , lợi nhuận (9,26%).
- Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hệ số doanh thu trên vốn lưu động, hệ số vòng quay vốn lưu động đều giảm đi dẫn đến số ngày chu chuyển của vốn lưu động cũng vì thế mà tăng lên. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu (7,82%) nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (12,54%).
- Về hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hệ số doanh thu trên vốn cố định năm 2012 so với năm 2011 giảm đi 3,176 đồng, hệ số lợi nhuận trên vốn cố định cũng giảm đi 0,4 lần. điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty chưa
thực sự đạt hiệu quả. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu (7,82%), lợi nhuận (9,26%) nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân (13,43%).