Phân tích tình hình và cơ cấu vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ khai quốc (Trang 31 - 42)

5. Kết cấu khóa luận

2.2. Kết quả phân tích thực trạng tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

2.2.2.1. Phân tích tình hình và cơ cấu vốn kinh doanh

Phân tích tình hình và cơ cấu tổng vốn.

Trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải khơng ngừng đổi mới để thích ứng với tình hình hiện nay. Đi đơi với việc mở rộng phạm vi kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn thì nguồn vốn của cơng ty cũng ngày càng thay đổi về số lượng và cơ cấu để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Qua bảng bảng tích ở dưới ta thấy số vốn kinh doanh của cơng ty có xu hướng ngày càng tăng từ năm 2011- 2012 cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Vốn kinh doanh năm 2012 tăng lên 3.198.187.581 đồng tương ứng với tăng 9,85% so với năm 2011 điều này cho thấy lượng vốn tăng lên rất nhiều.

Trong tổng vốn kinh doanh thì vốn cố định chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng vốn lưu động, năm 2011 vốn lưu động chiếm 38,66% tỷ trọng tổng vốn kinh doanh trong khi vốn cố định chiếm tỷ trọng 61,34% sang năm 2012 thì cơ cấu vốn kinh doanh có sự chuyển biến khơng đáng kể trong khi tỷ trọng vốn lưu động giảm xuống còn 36,75% tổng vốn kinh doanh thì vốn cố định lại chiếm 63,25% tổng vốn kinh doanh. Cơ cấu vốn như vậy là chưa phù hợp với một doanh nghiệp thương mại vì ln cần nhiều vốn lưu động để quay vòng kinh doanh.

Lượng vốn lưu động năm 2012 tăng lên 554.496.659 đồng với tỷ lệ tăng là 4,42%, trong khi đó thì vốn cố định tăng lên 2.643.690.922 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13,28% . Điều này là chưa hợp lý vì vốn lưu động tuy có xu hướng tăng lên nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn cố định điều này làm cho cơng ty gặp khó khăn trong quay vịng vốn để mở rộng kinh doanh. Đồng thời trong hai năm gần đây lượng vốn lưu động lại đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng vốn kinh doanh. Công ty cần xem xét để phân bổ vốn kinh doanh sao cho có đủ vốn lưu động để đảm bảo hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng khơng nhiều trong khi đó tỷ trọng vốn vay giảm nhẹ cụ thể như sau : vốn chủ sở năm 2011 chiếm tỷ trọng 46,32% và sang năm 2012 tăng lên thành 46,5% đồng thời tỷ trọng vốn vay giảm xuống, năm 2011 thì vốn vay chiếm 53,68% tỷ trọng tổng nguồn vốn nhưng sang năm 2012 thì tỷ trọng vốn vay giảm xuống còn 53,5% trong tổng nguồn vốn. Xu hướng giảm như vậy là tốt, tuy nhiên nguồn vốn vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn chủ sử hữu, điều này cho thấy năm 2012 công ty chưa tự chủ được trong hoạt động hoạt còn phụ thuộc vào nhiều nguồn tài trợ khác.

Biểu 2.3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ KhaiQuốc

(ĐVT: Đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2012 với năm

2011 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%) (A) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) I Tổng VKD 32.453.608.764 100 35.651.796.345 100 3.198.187.581 9,85 - 1 Vốn lưu động 12.548.624.321 38,66 13.103.120.980 36,75 554.496.659 4,42 -1,91 2 Vốn cố định 19.904.984.443 61,34 22.548.675.365 63,25 2.643.690.922 13,28 1,91 II Tổng nguồn vốn 32.453.608.764 100 35.651.796.345 100 3.198.187.581 9,85 - 1 Nợ phải trả 17.421.378.614 53,68 19.072.842.102 53,5 1.651.463.488 9,48 -0,18 2 Vốn chủ sở hữu 15.032.230.150 46,32 16.578.954.243 46,5 1.546.724.093 10,28 0,18

Phân tích tình hình và cơ cấu vốn lưu động.

Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng trong tổng vốn kinh doanh đặc biệt là doanh nghiệp thương mại, phân tích tình hình và cơ cấu vốn lưu động cho thấy sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu cấu thành nên vốn lưu động, tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động và đưa ra giải pháp nhằm có một cơ cấu vốn lưu động phù hợp, phục vụ tốt hơn nữa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Biểu 2.4: Phân tích tình hình và cơ cấu vốn lưu động.

(ĐVT: Đồng)

STT Chỉ tiêu

2011 2012 Chênh lệch

Số tiền TT

(%) Tiền (%)TT Số Tiền (%)TL TT (%)

(A) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Tổng Vốn lưu động 12.548.624.3 21 100 13.103.120.9 80 100 554.496.659 4,42 - 2 Tiền và các khoản tương đương tiền 41.549.188 0,33 142.504.579 1,09 100.955.391 242,98 0,76 3 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - 4 Các khoản phải thu ngắn hạn 8.183.124.489 65,21 11.059.397.88 0 84,4 2.876.273.391 35,15 19,19 5 Hàng tồn kho 3.483.597.411 27,76 1.005.972.509 7,68 -2.477.624.902 -71,12 -20,08 6 TS ngắn hạn khác 840.353.233 6,70 895.246.012 6,83 54.892.779 6,53 0,13

Qua bảng số liệu ta thấy:

Tổng Vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 tăng 554.496.659 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,42% trong đó:

- Tiền và các khoản tương đương tiền tăng năm 2012 so với năm 2011 là 100.955.391 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 242,98%.

- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.876.273.391 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,15%.

- Hàng tồn kho giảm năm 2012 so với năm 2011 là 2.477.624.902 đồng tương ướng với tỷ lệ 71,12%.

- TS ngắn hạn khác năm 2012 so với năm 2011 tăng 54.892.779 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,53%.

- Xét về mặt tỷ trọng, Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong Tổng Vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 tỷ trọng của nó có xu hướng tăng lên 19,19%, trong khi đó Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 lại có xu hướng giảm tỷ trọng (giảm 20,08%), các khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, TS ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và từ năm 2011 sang năm 2012 tỷ trọng đều tăng lên. Cơ cấu vốn lưu động như vậy là chưa hợp lý, vì Các khoản phải thu ngắn hạn chiểm tỷ trọng quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng quay vịng vốn của Cơng ty, trong khi đó tỷ trọng hàng tồn kho lại giảm đáng kể Cơng ty cần tìm hiểu nguyên nhân của sự giảm này để có biện pháp khắc phục, từ đó có các biện pháp xây dựng cơ cấu Vốn lưu động hợp lý hơn.

Phân tích tình hình và cơ cấu vốn cố định.

Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy:

Tổng Vốn cố định năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.643.690.922 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13,28% trong đó:

- Tài sản cố định tăng năm 2012 so với năm 2011 là 2.022.848.504 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 11,33%.

- TS dài hạn khác năm 2012 so với năm 2011 tăng 620.842.418 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 30,17%.

Xét về mặt tỷ trọng, TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm từ năm 2011 sang năm 2012 giảm 1,54% trong khi đó Tài sản dài hạn khác tỷ trọng từ năm 2011 sang năm 2012 tăng 1,54%. Cơng ty cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao tỷ trọng Vốn cố định lại thay đổi như vậy và tìm ra biện pháp tăng tỷ trọng TSCĐ trong tổng Vốn cố định lên.

Biểu 2.5: Phân tích tình hình và cơ cấu vốn cố định.

(ĐVT: Đồng) STT Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch Số tiền TT (%) Tiền TT (%) Tiền TL (%) TT (%) (A) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Tổng Vốn cố định 19.904.984.4 43 100 22.548.675.3 65 100 2.643.690.92 2 13,2 8 - 2 Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - 3 Tài sản cố định 17.847.280.540 89,66 19.870.129.044 88,12 2.022.848.504 11,33 -1,54 4 BĐS đầu tư - - - - - - 5 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - -

6 TS dài hạn

khác

2.057.703.903 10,34 2.678.546.321 11,88 620.842.418 30,17 1,54

(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán năm 2011- 2012)

2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vớn kinh doanh.

Trong q trình hoạt động kinh doanh thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề phức tạp có quan hệ mật thiết với tất cả các yếu tố, vì vậy mà các doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của q trình kinh doanh có hiệu quả. Trên cơ sở phân tích hoạt động của cơng ty TNHH thương mại và phát triên công nghệ Khai Quốc trong hai năm 2011, 2012 thì việc đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau:

Biểu 2.6: Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh năm 2012 với năm 2011

Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 Doanh thu (đồng) 12.025.492.423 12.965.982.096 940.489.673 7,82 2 LN trước thuế (đồng) 2.035.888.875 2.224.318.501 188.429.626 9,26 4 VKD bình quân (đồng) 30.111.266.442 34.052.702.555 3.941.436.113 13,09 5 VCSH bình quân (đồng) 14.030.297.787 15.805.592.197 1.775.294.410 12,65

6 Hệ số doanh thu trên VKD (lần) 0,399 0,381 -0,018 - 7 Hệ số lợi nhuận trên VKD (lần) 0,068 0,065 -0,003 - 8 Hệ số lợi nhuận trên VCSH (lần) 0,145 0,141 -0,004 -

(Nguồn số liệu:Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011- 2012)

Qua bảng tính tốn trên ta thấy năm 2011 so với năm 2012 vốn kinh doanh bình quân tăng lên 3.941.436.113 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,09%, doanh thu thuần tăng lên 940.489.673 đồng tương ứng với tỷ lệ 7,82%. Những thay đổi này kéo theo các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng biến đổi theo.

Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh : trong 2 năm qua chỉ tiêu này có xu hướng giảm đi. Trong năm 2011 hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh tồn cơng ty đạt 0,399 lần, nhưng sang năm 2012 hệ số này giảm xuống chỉ còn 0,381 lần điều này là do tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nghĩa là một đồng vốn bình quân bỏ ra trong năm 2011 công ty thu về 0,399 đồng doanh thu, nhưng sang năm 2012 công ty chỉ thu về có 0,381 đồng doanh thu.

Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh: qua phân tích ta thấy chỉ tiêu này biến động nhẹ qua các năm cụ thể như sau: trong năm 2011 một đồng vốn bỏ ra công ty thu về 0,068 đồng lợi nhuận, sang năm 2012 thu về được 0,065 đồng lợi nhuận giảm 0,003 lần so với năm 2011. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do vốn kinh doanh và lợi nhuận năm 2012 đều tăng lên nhưng tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh bình quân lớn hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận kinh doanh trước thuế.

Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: trong năm 2011, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được 0,145 đồng lợi nhuân, sang năm 2012, thu về được 0,141

đồng lợi nhuận, giảm 0,004 lần so với năm 2011. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân lớn hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận.

Như vậy có thể thấy rằng trong các năm qua cơng ty đều làm ăn có lãi. Do

gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh (lạm phát, cạnh tranh thị trường) trong năm 2012 mặc dù doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng nhưng các chỉ tiêu phân tích năm 2012 hầu như là giảm so với năm 2011, cơng ty cần tìm ra ngun nhân và đưa ra các biện pháp thiết thực hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hơn nữa.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để có thể phản ánh tổng quát hoạt động kinh doanh của công ty cũng như kết quả mà công ty đã đạt được trong 2 năm vừa qua ta đi nghiên cứu sự vận động của vốn lưu động để thấy được hiệu quả mà vốn lưu động đem lại cho doanh nghiệp, để từ đó tìm ra những mặt hạn chế và có những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm giúp cơng ty nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Biểu 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh năm 2012 với năm 2011

Số tuyệt đối Số tương đối (%)

1 Doanh thu thuần (đồng)

12.025.492.423 12.965.982.096 940.489.673 7,82 2 Giá vốn hàng bán

(đồng)

7.854.549.028 7.999.419.062 144.870.034 14,62 3 Lợi nhuận trước thuế

(đồng) 2.035.888.875 2.224.318.501 188.429.626 9,26 4 VLĐ bình quân (đồng) 11.397.149.873 12.825.872.651 1.428.722.778 12,54

5 Hệ số DT trên VLĐ (lần) 1,055 1,011 -0,044 - 6 Hệ số LN trên VLĐ (lần) 0,179 0,173 - 0,006 - 7 Hệ số vòng quay VLĐ (vòng) 0,689 0,624 -0,065 - 8 Số ngày chu chuyển

VLĐ (ngày)

522 577 55 -

(Nguồn số liệu:Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011- 2012)

Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động năm 2012 tăng hơn so với năm 2011, điều đó chứng tỏ cơng ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh bằng việc tăng thêm TSNH. Hàm lượng vốn lưu động bình quân năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.428.722.778 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 12,54%. Tỷ lệ này lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Qua phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2012 cụ thể như sau :

Hệ số doanh thu trên vốn lưu động : năm 2011 cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra công ty thu về 1,055 đồng doanh thu nhưng sang năm 2012 cũng với một đồng vốn như thế bỏ ra công ty chỉ thu về được 1,011 đồng doanh thu giảm đi 0,044 đồng so với năm 2011. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ta cần đi xem xét thêm một số chỉ tiêu sau:

Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động : năm 2011 cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra công ty thu về 0,179 đồng lợi nhuận, sang năm 2012 công ty thu về được 0,173 đồng lợi nhuận giảm đi 0,006 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.

Tốc độ chu chuyển vốn lưu động : Có xu hướng giảm đi năm 2011 tốc độ chu chuyển của vốn lưu động đạt 0,689 vòng, sang năm 2012 giảm xuống chỉ cịn 0,624 vịng. Điều này có được là do tốc độ tăng của doanh thu theo giá vốn lớn

hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động giảm đi thì chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động bình quân tăng lên. Năm 2011 là 522 ngày, năm 2012 là 577 ngày tăng lên 55 ngày so với năm 2011. Đây là biểu hiện không tốt cho thấy công ty đang sử dụng nguồn vốn lưu động chưa thật sự hiệu quả.

 Như vậy qua phân tích đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng

vốn lưu động của công ty ta thấy công ty đang sử dụng vốn lưu động chưa thật sự hiệu quả. Tuy vốn lưu động hàng năm tiếp tục tăng lên kéo theo sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận, nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động luôn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Trong hai năm gần đây nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn lạm phát tăng cao, vì vậy mà hiệu quả kinh doanh của công ty không tránh khỏi những tác động đó.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định có tầm quan trọng ra sao đối với cơng ty ta đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu cụ thể sau :

Từ bảng dưới đây ta thấy vốn cố định bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 2.512.713.335 VND tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,43%. Tỷ lệ tăng của vốn cố định lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, lợi nhuận.

Hệ số doanh thu trên vốn cố định : năm 2011 một động vốn cố định bỏ ra công ty thu về 64,259 đồng lợi nhuận nhưng sang năm 2012 cùng một đồng vốn đó bỏ ra cơng ty chỉ thu về được 61,083 đồng doanh thu giảm đi 3,176 đồng so với năm 2011.

Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định giảm 0,4 đồng. Năm 2011 với một đồng vốn cố định bỏ ra công ty thu về được 10,879 đồng lợi nhuận nhưng sang năm 2012 công ty chỉ thu về được 10,479 đồng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ khai quốc (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)