Tăng cường thu thập xử lý và khai thác các nguồn thông tin phục vụ cho

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VPBank chi nhánh kinh đô (Trang 43)

2.2 .Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

3.2.2. Tăng cường thu thập xử lý và khai thác các nguồn thông tin phục vụ cho

3.2.2. Tăng cường thu thập xử lý và khai thác các nguồn thông tin phục vụ cho côngtác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp

Thơng tin là vấn đề quan trọng, là cơ sở hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng ngân hàng. Thơng tin đầy đủ là phương tiện trợ giúp đắc lực cho cán bộ thẩm định tín dụng đánh giá, phân tích, dự báo và đưa ra nhận định chính xác hơn về doanh nghiệp và phương án vay vốn, từ đó tránh được các rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì vậy cơng tác thơng tin cần phải được chú trọng đúng mức, cập nhập nhanh chóng, chính xác kịp thời về khách hàng và thị trường. Muốn nâng cao chất lượng thu thập thông tin ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, với thông tin do khách hàng cung cấp. Mặc dù chi nhánh có thể khai thác thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đây vẫn là nguồn thông tin quan trọng mà cán bộ thẩm định thường chủ yếu để dựa vào để phân tích đánh giá. Bởi hơn ai hết, các chủ doanh nghiệp là người hiểu rõ nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh, đồng thời họ cũng là người thực hiện và am hiểu về lĩnh vực mình sản xuất. Tuy nhiên có một thực tế mà khơng ai có thể phủ nhận, mọi khách hàng vay vốn với mục đích được ngân hàng chấp nhận tài trợ cho nên bao giờ cũng có xu hương làm tăng hiệu quả phương án và che giấu những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy cần nghiên cứu kiểm tra và đánh giá kĩ lưỡng tất cả các dự liệu về khách hàng và phương án đầu tư để tìm ra những điểm bất hợp lý, những vấn đề cần lưu tâm hoặc những nội dung cần thiết mà trong hồ sơ vay vốn khách hàng chưa đề cập tới. Trên cơ sở đó cán bộ thẩm định tìm kiếm thơng tin qua những nguồn khác (thơng tin nội bộ hoặc thơng tin bên ngồi) để có đầy đủ các dữ liệu chính xác về khách hàng và phương án. Và một cách

làm không thể thiếu và thường được áp dụng là xuống tận nơi cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để khảo sát thực tế.

Thứ hai, chi nhánh cần xây dựng một lưu trữ các thông tin thu thập được và đã được xử lý phân tích, đồng thời thường xuyên bổ sung, cập nhập các thông tin trong kho dữ liệu này. Các thông tin được lưu giữ bao gồm: Thông tin liên quan đến khách hàng có quan hệ với chi nhánh (tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực pháp lý,...), thông tin liên quan đến lĩnh vực phương án cho vay, thông tin về môi trường kinh tế xã hội ( bao gồm môi trường vĩ mô và kinh tế xã hội của từng địa phương, môi trường vi mô và các đối thủ cạnh tranh), thông tin về các phương án đã, đang và sẽ triển khai của từng lĩnh vực để phục vụ cho việc thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh tiếp theo. Tất cả các hồ sơ tài liệu và thông tin phải được lưu trữ bằng hệ thống tin học điện tử để tiện tra cứu và có thể sử dụng qua hệ thống mạng thông tin nội bộ để giúp các bộ phận trong chi nhánh và giữa các chi nhánh trong hệ thống vừa chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau một cách thuận tiện nhanh chóng vừa tiết kiệm thời gian và chi phí thẩm định.

Thứ ba, Bên cạnh các nguồn thông tin thu thập được từ khách hàng hoặc khai thác từ các thơng tin sẵn có trong nội bộ ngân hàng, một nguồn thông tin quan trọng nữa là thông tin từ các phương tiện truyền thông, các bộ ngành cơ quan liên quan (tổng cục thống kê, bộ kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán và các bộ ngành quản lý), các tổ chức tín dụng khác. Với nhiều nguồn cung cấp thơng tin thì thơng tin thu thập được sẽ đầy đủ và chính xác hơn, tuy nhiên có thể có sự khác biệt giữa các nguồn thơng tin, vì vậy địi hỏi người xử lý thơng tin phải biết chắt lọc, điều chỉnh để sử dụng sao cho hợp lý nhất. Các thông tin này cũng được xử lý và lưu trữ trong kho dữ liệu của ngân hàng.

3.2.3. Hồn thiện nội dung và quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp

Nội dung, quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp đầy đủ, rõ ràng vơ cùng quan trọng vì kết quả của quá trình này dẫn tới quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay khơng và từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Khi đánh giá về khách hàng, cán bộ thẩm định cần chú trọng đến thẩm định tài chính doanh nghiệp và thẩm định tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuât kinh doanh. Bên cạnh việc tính tốn các chỉ tiêu phản

ánh khả năng hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán cần quan tâm đến việc phân tích diễn biến nguồn vốn và việc sử dụng vốn. Các chỉ tiêu tài chính khơng thể chỉ độc lập nói lên vấn đề của doanh nghiệp mà cần được so sánh với quá khứ và các doanh nghiệp khác. Vì vậy, VPBank Chi nhánh Kinh Đơ cần phải xây dựng cho mình bộ thơng tin về ngành nghề, các số liệu bình quân ngành và số liệu của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá chính xác doanh nghiệp. Mặt khác, khi thẩm định phương án sản xuất kinh doanh cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về kinh tế xã hội để nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường, giá cả, thị phần, các chi phí đầu vào của phương án vay vốn; từ đó, sẽ có những dự báo chính xác hơn về doanh thu, chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp có rất nhiều bước nên trong quá trình thẩm định nếu quá đi sâu vào từng bước nhỏ thì khơng những tốn nhiều thời gian, chi phí và cơng sức của cán bộ thẩm định mà đơi khi có thể thừa, lặp lại chồng chéo lên nhau. Vì thế cán bộ tín dụng nên vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong thẩm định khách hàng.

3.2.4. Các giải pháp khác

 Hoàn thiện quy định về thời gian thẩm định

VPBank Chi nhánh Kinh Đơ hiện nay vẫn chưa có quy định về thời gian thẩm định tín dụng doanh nghiệp cụ thể. Chính vì thế mà cán bộ tín dụng khơng kiểm sốt được thời gian thẩm định cho các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ban lãnh đạo chi nhánh cần có các văn bản hướng dẫn cập nhật hơn, chi tiết hơn về thời gian thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Đồng thời cần doanh nghiệp của cán bộ thẩm định để từ đó hiểu rõ các vướng mắc cán bộ tín dụng hay gặp phải để có phương hướng giải quyết rút ngắn thời gian thẩm định.

 Tăng cường chính sách khách hàng

Dịch vụ tư vấn khách hàng là một dịch vụ khá mới mẻ ở Việt Nam. Dịch vụ tư vấn là việc ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp những lời khuyên có chất lượng để doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù hợp nhất trong hoạt động của mình, tháo gỡ những khó khăn, đạt được những mục tiêu đề ra như hạn chế rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận,

có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nó khơng chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà bản thân các ngân hàng - những người cũng cấp dịch vụ này cũng thu được những lợi ích khơng nhỏ như: thu lệ phí phục vụ tư vấn, thu hút được khách hàng mở rộng thị phần, tăng cường củng cố uy tín của ngân hàng. Mà quan trọng hơn cả là ngân hàng có cái nhìn chính xác và trung thực nhất về tình hình hiện nay của doanh nghiệp. Do khách hàng có những khó khăn trong sản xuất nên tìm đến ngân hàng xin tư vấn, vì vậy họ khơng cần phải cố gắng che dấu những điểm yếu kém của mình. Nhờ vậy, ngân hàng có thể đánh giá chính xác tình hình doanh nghiệp.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương

Để nâng cao chất lượng thẩm định tín doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, cần phát huy vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực:

Thứ nhất, hình thành khn khổ pháp lý. Có khn khổ pháp lý hồn thiện là điều quan trọng đầu tiên làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thẩm định tín dụng ngắn hạn, khn khổ pháp lý bao gồm những quy định có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp nói chung và các quy định đối với ngân hàng nói riêng. Cụ thể cần thực hiện một số biện pháp như sau:

- Ban hành, bổ sung và chỉnh sửa các chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến doanh nghiệp nhằm loại bỏ sự mâu thuẫn, sự thiếu đồng bộ trong văn bản quy phạm pháp luật. Định kỳ xem xét, sửa đổi bổ sung những điều không phù hợp với thực tiễn. Thay đổi quy trình xây dựng và ban hành các văn bản tạo điều kiện đồng bộ từ văn bản pháp quy đến thông tư hướng dẫn để doanh nghiệp thực hiện được ngay, tránh tình trạng chờ đợi thơng tư hướng dẫn.

- Xây dựng hệ thống các quy định cụ thể với các chế tài xử phạt nghiêm minh về việc góp vốn kinh doanh thành lập doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, các số liệu báo cáo quyết toán trên giấy tờ, sổ sách của doanh nghiệp.

- Sửa đổi ban hành các luật và các quy định nhằm xây dựng một khung pháp luật toàn diện và hiện đại về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tín dụng ngắn

hạn nói riêng để tạo điều kiện dẽ dàng hơn cho các ngân hàng thực hiện và thực thi các chức năng của mình.

Thứ hai, Chính phủ phải tăng cường kiểm sốt nền kinh tế duy trì mơi trường kinh tế chính trị, xã hội ổn định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế vĩ mơ, một sự thay đổi nhỏ cũng có thể làm cho doanh nghiệp khơng thích nghi dẫn đến làm ăn thua lỗ không trả được nợ ngân hàng và kết quả thậm định tín dụng của cán bộ thẩm định là khơng chính xác. Vì vậy, Chính phủ cần duy trì chính sách kinh tế nhất quán đảm bảo cho môi trường kinh tế ổn định. Với các chính sách bảo hộ, chính sách thuế cần có lộ trình cụ thể, cơng khai để doanh nghiệp và các Ngân hàng thương mại đánh giá chính xác thị trường, từ đó có phương hướng hoạt động thích hợp.

Thứ ba, hồn thiện hệ thống kế tốn, kiểm tốn. Cơng tác quản lý nhà nước và pháp lệnh kế tốn và kiểm tốn cịn chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ kiểm tốn viên cịn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Chính vì thế mà nhà nước cần ban hành các chính sách, sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm sốt thường xuyên để cho kết quả thẩm định tín dụng của các cán bộ tín dụng có độ chính xác cao.

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

NHTM CP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cần thường xuyên rà soát các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của NHNN để vó những sửa đổi bổ sung kịp thời về các vấn đề trong công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn cho phù hợp với hoạt động thực tiễn. Đồng thời, ngân hàng nên có những văn bản hướng dẫn đối với các chi nhánh và các cán bộ thẩm định tín dụng khi có sự thay đổi trong các quy định của nhà nước về các vấn đề liên quan đến cơng tác thẩm định tín dụng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng.

Bên cạnh nguồn thông tin từ CIC, VPBank cũng cần tự xây dựng cho mình kho lưu trữ thơng tin điện tử chung cho tồn hệ thống, cũng như hỗ trợ các chi nhánh trong việc

vận hành và khai thác kho lưu trữ này, điều phối chung trong việc vận hành kho lưu trữ thông tin đảm bảo dự liên thơng giữa các đơn vị trong tồn hệ thống.

Mặt khác, VPBank cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, các buổi trao đổi về nghiệp vụ nhằm hỗ trợ các chi nhánh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định. Ngân hàng nên có các chế độ ưu đãi, khuyến khích các cán bộ thẩm định tín dụng đúng mức đảm bảo thỏa đáng giữa quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng.

Đồng thời, VPbank có thể nghiên cứu tự xây dựng hoặc đặt hàng các công ty phần mềm các chương trình phần mềm tiện ích phục vụ cơng tác thẩm định áp dụng cung cho tồn hệ thống để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng ngắn hạn.

KẾT LUẬN

Qua q trình thực tập được tiếp xúc trực tiếp với những công việc của một nhân viên quan hệ khách hàng phịng Tín dụng doanh nghiệp em xin nêu lên những nhận xét chung về tình hình hoạt động cho vay của phịng khách hàng doanh nghiệp.

Các ngân hàng tại Việt Nam chưa đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho Khách hàng nên lợi nhuận thu được phần nhiều dựa vào chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Vì thế trong tình trạng nền kinh tế khó hấp thụ vốn như hiện nay tìm được một Khách hàng có nhu cầu vay vốn và được cho là có phương án vay vốn tốt là một trong những việc vơ cùng khó khăn. Điều đó đặt ra cho Ngân hàng nói chung và cá biệt từng Chuyên viên cũng như ban Lãnh đạo phải có một quy trình thẩm định tín dụng rõ ràng, minh bạch, hiệu quả. Trong một quy trình tín dụng minh bạch Ngân hàng sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng có nhu cầu quan hệ Tín Dụng cũng như tạo tiền đề cho các Chuyên viên làm việc cẩn trọng, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, phát huy được những kỹ năng mềm của bản thân. Từ đó hạn chế được những lý do chủ quan đưa đến những lỗi hệ thống khiến phát sinh nợ quá hạn cũng như nợ xấu.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải hiểu một hệ thống Ngân hàng mạnh chưa đủ khi bộ máy điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước làm việc không hiệu quả. Sự yếu kém trong công tác quản lý của Nhà nước cũng góp phần tạo nên những cuộc khủng hoảng những sự sụp đổ của một ngành trong nên kinh tế Quốc dân. Sự sụp đổ đó góp phần tạo nên lí do khách quan khiến nợ xấu vẫn gia tăng.

Với sự hạn chế trong mặt nhận thức cũng như những hạn chế khi tiếp xúc với những số liệu thật của Ngân hàng em xin nêu lên những ý kiến chủ quan của cá nhân về tình hình Thẩm định tín dụng của Ngân hàng VPBank Chi nhánh Kinh Đô. Những ý kiến nêu trên cịn nhiều thiếu sót nên em xin được sự chỉ báo góp ý thêm của các Cán bộ Tín dụng, cùng Thầy hướng dẫn và các thầy cơ trong Khoa Tài chính - Ngân hàng Đại học Thương mại Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – NXB Thống kê 2005 PGS.TS. Lưu Thị Hương 2. Giáo trình Ngân hàng thương mại – NXB Thống kê 2005 TS. Phan Thị Thu Hà 3. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - ĐH Kinh tế Quốc dân

4. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng – NXB Tài chính 2007 TS. Nguyễn Minh Kiều

5. Giáo trình Thẩm định tài chính dự án – NXB Tài chính 2004 PGS.TS. Lưu Thị Hương 6. Lập - Thẩm định hiệu quả tài chính Dự án đầu tư – NXB Thống kê 2006 ThS. Đinh Thế Hiển

7. Luật Ngân hàng Nhà Nước và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VPBank chi nhánh kinh đô (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)