Một số giải pháp phát triển xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp phát triển mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đông nam á của công ty cổ phần quốc tế sơn hà (Trang 45 - 48)

Chương 2 : Cơ sở lý luận về phát triển mặt hàng xuất khẩu

4.3. Một số giải pháp phát triển xuất khẩu

4.3.1.Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và các hoạt động nghiên cứu triển khai để phát triển mặt hàng và xuất khẩu mặt hàng mới

Do hạn chế về mặt công nghệ nên năng lực sản xuất của Sơn Hà còn yếu kém, chất lượng sản phẩm chưa cao và chưa có nhiều chủng loại mẫu mã sản phẩm để đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác chi phí cho nghiên cứu triển khai sáng tạo sản phẩm mới, cải tiến nâng cao giá trị của sản phẩm còn rất hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này Công ty cần tăng cường đầu tu đối mới thiết bị sản xuất. Sơn Hà nên đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ mới, các bộ phận chuyên nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Công ty cần tận dụng cơ hội do xu hướng chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển trên thế giới hiện nay để tăng cường nhập khẩu máy móc thiết sản xuất theo cơng nghệ hiện đại và qua đó nâng cao năng lực thiết bị trong chế tạo sản phẩm mới tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho công ty.Tăng cường liên kết cơ sở sản xuất với một số trường Đại học như Công nghiệp, Bách Khoa... để nghiên cứu phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thêm các chủng loại mặt hàng xuất khẩu như chậu rửa, bồn nước inox. Hai sản phẩm này là hai dòng sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường trong nước, mang lại doanh thu lớn cho Công ty. Nếu xuất khẩu hai mặt hàng này sang thị trường Đông Nam Á sẽ hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích trong tương lai.

4.3.2. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong công ty

Do nguồn nhân lực trong cơng ty cịn nhiều hạn chế về mặt trình độ nên cần phải đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân viên đảm bảo năng suất và hiệu quả làm việc sẽ cao hơn. Qua đó hình thành cho nhân viên ý thức và năng lực sáng tạo trong công việc

Công ty cần tăng cường đào tạo tại chỗ cho nhân viên công ty. Sơn Hà có thể tự tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nhân viên ngay tại công ty thông qua thực tế thực hiện công việc và thường dưới sự hướng dẫn của người đi trước. Có thể đào tạo tại nơi làm việc bằng cách kèm cặp tại chỗ, trong quá trình thực hiện cơng việc người được đào tạo sẽ được hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm có thâm niên tại Cơng ty; hoặc đào tạo bằng cách luân chuyển công việc, đây là phương pháp đào tạo giúp cho người được đào tạo có những kiến thức và kinh nghiệm ở những lĩnh vực khác nhau. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được trong quá trình đào tạo này sẽ giúp cho nhân viên có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai, giúp nhân viên hiểu được cách thức phối hợp thực hiện công việc của các bộ phận khác nhau, làm gia tăng sự hiểu biết và xây dựng văn hóa tổ chức.

Ngồi ra Sơn Hà cần phải xây dựng chính sách trả lương hợp lý, phù hợp với từng đối tượng nhân viên. Đối với các nhân viên quản lý, nhân viên hành chính và nhân viên kỹ thuật cấp phịng ban thì lương được trả theo lương thời gian. Với những nhân viên sản xuất thì lương được trả theo lương sản phẩm. Ngồi ra cịn phải có chế độ thưởng hợp lý cho nhân viên và người lao động cho những hoạt động vượt định mức hay có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của cơng ty nhằm tạo sự gắn bó lâu dài của nhân viên với cơng ty.

4.3.3. Nâng cao khả năng thiết kế sản phẩm mới, nâng cao chất lượng cho sảnphẩm phẩm

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì Cơng ty cần phải đưa ra các sản phẩm mới mang tính cá biệt và có chất lượng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Việc tạo ra sản phẩm có ưu thế vượt trội hơn so với sản phẩm của đối thủ trên thị trường lại phụ thuộc vào khả năng thiết kế sản phẩm mới của Cơng ty. Vì vậy muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thì Cơng ty cần phải nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm:

Cần thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường nhằm thỏa mãn tối đa mong muôn của người tiêu dùng quốc tế. Chẳng hạn, đối với sản phẩm thép cuộn được thiết kế với mong muốn mang lại sự tiện ích trong vận chuyển và giá cả vừa phải dành cho người có thu nhập trung bình. Tuyển chọn nhân sự cho bộ phận cần phải phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm. Nhân sự của Công ty phải được kiểm tra và đánh giá đúng năng lực chuyên mơn và kinh nghiệm làm việc để có thể đáp ứng thực hiện tốt nhiệm vụ thiết kế, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Lựa chọn phương hướng phát triển sản phẩm phù hợp với điều kiện và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Đa dạng hóa sản phẩm theo khác biệt về nhu cầu của đối tượng tiêu dùng, theo cách mở rộng chủng loại hay bộ sản phẩm hiện có. Chuyên biệt hóa sản phẩm dựa vào sự lựa chọn của nhóm đối tượng mà Cơng ty hướng tới. Đối với dòng sản phẩm ống thép cần tạo sự khác biệt, chuyên biệt hóa sản phẩm phục vụ cho đoạn khách hàng nhất định và thị trường nhất định. Hay cải tiến sản phẩm hiện có phụ hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở từng địa phương khác nhau. Đối với khách hàng là người tiêu dùng Đông Nam Á do người tiêu dùng có thu nhập bình thường nên nên thường có nhu cầu với giá cả vừa phải mà chât lượng tốt, do vậy Sơn Hà đã thiết kế các dòng sản phẩm ống thép cuộn phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng tại thị trường này.

4.3.4. Xây dựng chiến lược cụ thể cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩunhằm ổn định và phát triển xuất khẩu nhằm ổn định và phát triển xuất khẩu

Để tạo năng lực cạnh tranh và thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, Sơn Hà cần xây dựng và thực hiện các chiến lược cụ thể như:

Chiến lược marketing: thực hiện các cơng tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu từ đó tạo sản phẩm mới và chuyên biệt theo nhu cầu; tạo mạng lưới phân phối tại cơ sở nước ngồi; thường xun đưa các hình thức khuyến mãi phù hợp với người tiêu dùng để tăng sản lượng tiêu thụ. Nâng cao chât lượng sản phẩm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu đồng thời hạ thấp chi phí để có đủ khả năng bán hàng với giá cạnh tranh tạo lợi nhuận.Công ty nên tập trung vào một số phân khúc của thị trường trọng điểm, tại thị trường Đông Nam Á với mức thu nhập người dân cịn thấp nên Cơng ty sẽ đưa ra các sản phẩm bình dân, đảm bảo chất lượng phù hợp với nhu cầu người tiêu thụ

Chiến lược đổi mới công nghệ sản xuất: từng bước đổi mới dây chuyền sản xuất, thay thế bằng các công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chiến lược vốn: để thực hiện các chiến lược kinh doanh dài hạn và các mục tiêu ngắn hạn, Sơn Hà cần tập trung xây dụng chiến lược huy động vốn. Tuy rằng khả năng tài chính của cơng ty hiện nay khá mạnh nhưng chưa đủ để phát triển kinh doanh trong dài hạn.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp phát triển mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đông nam á của công ty cổ phần quốc tế sơn hà (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)