Mức độ hài lòng về tiền thưởng của nhân viên

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nghiên cứu các hình thức tạo động lực cho nhân viên của ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 38 - 41)

(Nguồn:Tổng kết phiểu điều tra)

Qua cuộc khảo sát 40 nhân viên của nhân hàng về mức độ hài lòng với mức thưởng ngân hàng hiện nay hay không ta thu được kết quả ở biểu đồ 3.5: Đa số nhân viên hài lịng với mức thưởng của ngân hàng có 70% nhân viên cảm nhận hài lòng, và 17,5% nhân viên nhận thấy rất hài lịng. Tuy nhiên có tới 13% nhân viên cảm thấy

khơng hài lịng, đây là con số khá cao đặt ra yêu cầu với nhà quản trị phải có biện pháp để giảm số nhân viên khơng hài lịng này, tạo những mức thưởng để kích thích lao động

Tuy nhiên khi được hỏi về cách thức họ nhận thưởng thì 50% nhân viên nhận thưởng dưới hình thức phân chia lợi nhuận; 37,5% nhân viên nhân thưởng (cá nhân và tập thể) chỉ có 5% nhân viên nhận thưởng dưới hình thức khác vì vậy hình thức thưởng chưa phong phú.

3.3.2.3. Tạo động lực thông qua phụ cấp, cổ phần

Phụ cấp: Ngân hàng chia phụ cấp ra làm nhiều loại như phụ cấp thâm niên, phụ

cấp độc hại, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp năng lực, phụ cấp lưu động. Đối với mỗi loại phụ cấp đều hỗ trợ một phần nào người lao động, ghi nhận những đóng góp của họ cho tổ chức như ghi nhận sự trung thành và gắn bó của cán bộ cơng nhân viên, hoặc hỗ trợ nhân viên đảm nhận công việc trong môi trường độc hại như kiểm ngân, thủ quỹ, thủ kho tiền,….đây là một công tác tốt trong công tác tạo động lực tại Ngân hàng.

Phụ cấp thâm niên: nhằm ghi nhận sự trung thành và gắn bó của cán bộ nhân viên.

Kể từ năm thứ 3, đối với mỗi năm công tác tại ngân hàng, nhân viên được hưởng mức phụ cấp thâm niên là 1% trên lương cơ bản và mức phụ cấp tối đa trên lương cơ bản. Thời gian thâm niên được tính từ ngày bắt đầu ký hợp đồng học việc với Ngân hàng.

Phụ cấp độc hại: nhằm hỗ trợ cho các cán bộ nhân viên đảm nhận những vị trí

cơng việc trong môi trường độc hại, đối tượng được hưởng phụ cấp này bao gồm nhân viên kiểm ngân, thủ quỹ, thủ kho tiền, nhân viên công nghệ thông tin. Mức phụ cấp là 15.000 đồng cho mỗi ngày công.

Phụ cấp đắt đỏ: nhằm hỗ trợ cho các nhân viên đảm nhận những chức vụ ở

những nơi có mức sinh hoạt đắt hơn so với mức trung bình của nhà nước, việc áp dụng phụ cấp đắt đỏ cho các địa phương do Tổng giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị phê duyệt. Mức phụ cấp mỗi tháng là 20% trên mức lương cơ bản của mỗi nhân viên trong diện hưởng phụ cấp này tối đa không quá 1.000.000 đồng. Mức phụ cấp đắt đỏ sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ dựa trên chỉ số giá cả của các khu vực liên quan.

Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với các cán bộ nhân viên đảm nhận những chức vụ

yêu cầu, các kỹ năng đang bị thu hút hay khan hiếm trên thị trường lao động hoặc các chức vụ Ngân hàng gặp khó khăn trong cơng tác tuyển dụng. Các đối tượng này bao gồm các chức vụ yêu cầu kinh nghiệm làm việc tại các Ngân hàng và các cơng ty Tài chính có uy tín của nước ngồi; Các chức vụ u cầu có trình độ trên đại học và được đào tạo chuyên sâu về kinh tế, quản trị kinh doanh, ngân hàng tài chính và một số lĩnh

vực cơng nghệ cao khác tại các trường đại học có uy tín của nước ngồi; Các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm về lĩnh vực ngân hàng tài chính. Phụ cấp thu hút tối đa : 55% lương cơ bản đối với cán bộ nhân viên, 65% lương cơ bản đối với cán bộ quản lí.

Phụ cấp năng lực: phụ cấp này áp dụng cho những cán bộ nhân viên có năng lực

vượt trên mức yêu cầu của chức danh công việc hiện tại mà Ngân hàng chưa có thể thăng chức, đề bạt tuy nhiên sẽ có kế hoạch triển khai trong tương lai gần. Mức phụ cấp năng lực và thời gian được hưởng tối đa với từng trường hợp cụ thể do Tổng giám đốc quyết định tối đa không quá 20% lương cơ bản.

Phụ cấp lưu động: được áp dụng đối với các cán bộ nhân viên được biệt phái

công tác tại các địa bàn khác so với địa bàn hiện tại của họ, mức phụ cấp này được quy định theo quy định luân chuyển và biệt phái cán bộ theo quy định của ngân hàng. Cụ thể như sau:

Cán bộ nhân viên trong thời gian luân chuyển sẽ được hưởng mức lương theo cấp bậc, chức vụ và bậc lương của chức danh công việc được giao đảm nhiệm trong thời gian luân chuyển theo quy chế lương của ngân hàng.

Trong thời gian luân chuyển, cán bộ nhân viên được luân chuyển về công tác tại các tỉnh/ thành phố khác so với địa bản hiện tại của họ được hưởng phụ cấp biệt phía cố định hàng tháng theo quy chế tài chính của ngân hàng và phụ cấp đắt đỏ theo địa bàn (nếu có) theo quy chế lương của ngân hàng.

Áp dụng thêm phụ cấp lưu động cho các cán bộ nhân viên được luân chuyển công tác tại các địa bàn khác cách xa địa bàn hiện tại của họ từ 50 km trở lên. (xem ở bảng 3.4)

Áp dụng thêm phụ cấp thuê nhà hàng tháng cho các cán bộ nhân viên được luân chuyển công tác tại các địa bàn khác và phải thuê nhà (có hợp đồng thuê nhà) là 1.00.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bảng 3.3: Phụ cấp lưu động cho cán bộ nhân viên

STT Chức danh công việc

Khoảng cách từ nơi công tác hiện tại đến nơi công tác mới được luân chuyển Đi xa từ 50- 200km Đi xa trên 200km

1 GĐ/ PGĐ các chi nhánh 20% Lương cơ bản 30% Lương cơ bản 2 Trưởng/ Phó các phịng/ Ban 15% Lương cơ bản 25 % Lương cơ bản 3 Chuyên viên/ Nhân viên 15% Lương cơ bản 25 % Lương cơ bản

( Nguồn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)

Ngoài ra cịn có 1 số phụ cấp khác như:

 Phụ cấp ăn trưa: 35.000đ/ ngày

 Phụ cấp rủi ro tối đa: 20% LCB (đối với NV), 25% LCB (đối với CBQL) Qua cuộc khảo sát tại ngân hàng với số lượng là 40 nhân viên, tác giả thu được kết quả về mức độ hài lòng của nhân viên với các chế độ phụ cấp của ngân hàng, được thể hiện rõ tại biểu đồ 3.6:

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nghiên cứu các hình thức tạo động lực cho nhân viên của ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)