Một số kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường nhật bản của công ty TNHH HODAN việt nam (Trang 37 - 42)

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì mọi doanh nghiệp đều được toàn quyền hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của mình và phải tuân theo pháp luật cũng như sự điều tiết của thị trường. Nhà nước ngày càng đóng một vai trị quan trọng trong việc định hướng và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh

nghiệp phát huy được khả năng kinh doanh của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng phát sinh khơng ít các khó khăn cần tới sự điều chỉnh vĩ mơ từ phía nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và đóng góp chung vào hiệu quả của tồn bộ nền kinh tế . Xuất phát từ thực tế đó, em xin đưa ra một số kiến nghị với nhà nước như sau:

4.3.1.Hoàn thiện và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động nhập khẩu máy gia cơng cơ khí

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt nam về lĩnh vực này tỏ ra cịn nhiều thiếu sót và cịn chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế, khiến cho nhiều doanh nghiệp làm cơng tác nhập khẩu nói chung và cơng ty TNHH HODAN VIỆT NAM nói riêng phải chịu nhiều thua thiệt khi làm việc với các đối tác nước ngoài và bản thân bạn hàng nước ngoài cũng gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh ở Việt nam. Các nhà làm luật của Việt nam cần cân nhắc kỹ lưỡng để chuyển đổi pháp luật Việt nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, không nên chuyển đổi theo hướng áp dụng nguyên mẫu mà chuyển đổi dần dần. Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất không chỉ phù hợp pháp luật quốc tế mà còn phù hợp với những đặc thù riêng của nền kinh tế- xã hội nước ta.

Các văn bản pháp quy nước ta ban hành cần tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành cũng như các chuyên gia đủ năng lực, các đơn vị mà phạm vi hoạt động của họ sẽ phải chịu sự điều chỉnh của những văn bản này. Chẳng hạn như tham khảo ý kiến nhận xét về tính phù hợp của văn bản dẫn đến sự hiểu nhầm và ban hành những quy chế tùy tiện... Đặc biệt cần có văn bản quy định thống nhất quyền hạn của các Bộ, Ngành tương ứng, tránh những vướng mắc khi có sự mâu thuẫn giữa các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền tương đương (do hiện nay thẩm quyền của các Bộ có sự chồng chéo lẫn nhau), cùng một vấn đề nhưng có nhiều quan điểm về cách giải quyết giữa các Bộ khiến cho người thực thi không biết phải theo ai, dẫn đến việc giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn nhập khẩu và gây ách tắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh .

Bên cạnh đó thì nhà nước cũng cần có những quy định rõ ràng về thuế nhập khẩu đối với từng loại mặt hàng, kèm theo đó là bản phụ lục mơ tả mặt hàng nhập khẩu chịu thuế. Sự hỗ trợ về thuế đối với các mặt hàng đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của đất nước, của cộng đồng như sản phẩm máy gia cơng cơ khí phải được duy trì. Đồng thời nhà nước phải lên kế hoạch đối với sự thay đổi về mức thuế nhập khẩu của từng mặt hàng góp phần thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước nói chung và của ngành nhập khẩu máy móc nói riêng.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cần có sự phối hợp của tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước. Ở Việt nam, khả năng phối hợp các hoạt động giữa các Bộ ngành, các cấp và địa phương vẫn cịn yếu. Nhà nước có quy định trách nhiệm cho từng cơ quan, ban ngành nhưng lại thiếu rạch ròi về trách nhiệm cụ thể của mỗi bộ ngành trong q trình thực hiện những hạng mục có sự tham gia của nhiều chủ thể, khiến dẫn đến tình trạng trách nhiệm chồng chéo lên nhau, hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Nhập khẩu máy gia cơng cơ khí là một hoạt động chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan Nhà nước trên mỗi khâu thực hiện. Mặc dù có nhiều cơ quan quản lý như vậy, nhưng chỉ có một cơ quan chịu trách nhiệm thực sự duy nhất là doanh nghiệp nhập khẩu hoặc Ban quản lý dự án. Do sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước này, trong nhiều trường hợp phát sinh mâu thuẫn trong cách xử lý của nhiều cơ quan quản lý đối với cùng một hạng mục dự án nên dẫn đến trường hợp chủ đầu tư gần như khơng có quyền quyết định đối với những vấn đề quan trọng liên quan tới dự án mà luôn phải chờ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền. Nhà nước nên tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho chủ đầu tư, đối với các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ nên giao cho vai trò giám sát, kiểm tra việc điều hành dự án của chủ đầu tư.

Hiện nay Đảng và nhà nước ta đẩy mạnh việc cải tạo thủ tục hành chính, phân định quyền hạn trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, tuy nhiên việc thực hiện còn chậm. Trong thời điểm hiện nay, nên áp dụng tin học vào quản lý Nhà nước nhằm tăng tốc độ giải quyết công việc tăng sự liên kết giữa các cơ quan Nhà nước.

4.3.3 Hỗ trợ thông tin thị trường cho doanh nghiệp

Việc gia nhập WTO mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội về thị trường, song cũng đặt ra cho họ nhiều thách thức. Những chính sách bảo hộ dần được tháo gỡ nhằm tạo mơi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy, sự hỗ trợ của nhà nước về thông tin thị trường trên các phương tiên thơng tin đại chúng sẽ đóng góp một phần quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

4.3.4.Tăng cường và mở rộng mối quan hệ với các nước nói chung và Nhật Bản nói riêng

Nhà nước cần duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác theo hướng đa dạng hoá, đa phương hố. Trên cơ sở đó xác định đúng đắn thị trường mục tiêu, trọng điểm có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các DN XNK nói riêng. Nhà nước phải là người dẫn dắt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp làm ăn với các doanh nghiệp trong khu vực đó, tìm ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp…

Việc củng cố quan hệ gắn bó và thường xuyên hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các bên tiến hành trao đổi thương mại thuận lợi, phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để cùng nhau phát triển.

4.3.5.Nâng cấp cơ sở hạ tầng

Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc… muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho kinh doanh thì địi hỏi phải đầu tư một nguồn vốn lớn, nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp. Do vậy nhà nước cần có chính sách đầu tư thích đáng trong việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

4.3.6.Đào tạo nguồn nhân lực

Tại các doanh nghiệp Việt Nam đang xảy ra tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ, có chun mơn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, nhà nước cần ban hành các chính sách đầu tư cho giáo dục, xây dựng hệ thống đào tạo một cách bài bản, sát với yêu cầu thực tế. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, ngoài những kỹ năng, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, điều quan trọng hơn cả là đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Ngọc An (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng phục vụ khai thác than từ thị trường Trung Quốc tại trung tâm xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư – VVMI, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại.

2. Trần Hồng Nhung (2012), Nâng cao hiệu quả kinh doanh máy phát điện nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản của công ty xây lắp và Thương Mại Trường Lộc, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại.

3. Nguyễn Phương Nhung (2012), giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng điện lạnh của công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ Từ Liêm (TULTRACO), khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại.

4. Đại học Kinh tế Quốc dân, 2011, vai trò của hoạt động nhập khẩu

http://www.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/vai-tro-cua-hoat-dong-nhap- khau.html

5. PGS.TS.Dỗn Kế Bơn (chủ biên), giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.

6. Tài liệu nội bộ của công ty TNHH HODAN VIỆT NAM 7. Website: http://codienthuyluc.com/

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường nhật bản của công ty TNHH HODAN việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)