Đánh giá chung về tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại Khách sạn Bảo Sơn

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn bảo sơn, hà nội (Trang 30)

5. Kết cấu khóa luận

2.4. Đánh giá chung về tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại Khách sạn Bảo Sơn

2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân

2.4.1.1. Ưu điểm

Sau khi tìm hiểu và phân tích, có thể nhận thấy những ưu điểm trong công tác đãi ngộ nhân viên của khách sạn Bảo Sơn là:

- Chính sách thưởng theo doanh thu chia đều trên tổng số nhân viên mà không căn cứ vào cấp bậc tạo cho người lao động có cảm giác khách sạn đề cao giá trị của mỗi thành viên trong tập thể. Khách sạn không thể tồn tại, kinh doanh hiệu quả nếu thiếu sự góp sức của bất kỳ thành viên nào, từ nhà quản trị cấp cao đến các nhân viên tác nghiệp.

- Môi trường làm việc thoải mái, khơng bị stress. Ban lãnh đạo quan tâm, hồ đồng, đào tạo nhân viên, thưởng phạt phân minh và tạo ra tính cạnh tranh trong cơng việc giúp nhân viên tự hoàn thiện bản thân, cơ hội thăng tiến trong cơng việc. Bố trí cơng việc hợp lý phù hợp với điều kiện sức khoẻ của nhân viên, đặc biệt là với nữ nhân viên ở chế độ thai sản.

- Các chính sách đãi ngộ nhân lực rõ ràng, minh bạch, đúng pháp luật đảm bảo quyền lợi của người lao động.

- Các quyền lợi cho nhân viên được đảm bảo và đề cao, để họ có thể yên tâm làm việc cho khách sạn. Khi xảy ra bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc đãi ngộ thì sẽ có cơ sở để giải quyết nhanh chóng.

2.4.1.2. Ngun nhân

Cơng tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn đạt được những ưu điểm kể trên là do một số nguyên nhân sau:

- Ban lãnh đạo ln đề cao giá trị, sức đóng góp của mỗi thành viên trong một tập thể khi đề ra chính sách đãi ngộ, coi mỗi nhân viên là một nguồn động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của khách sạn.

- Hiểu được bản chất công việc của từng bộ phận nên đã đưa ra được các chính sách đãi ngộ cũng như tạo được môi trường làm việc phù hợp cho đội ngũ nhân viên của các bộ phận khác nhau.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Ngồi những ưu điểm kể trên, cơng tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn cũng tồn tại một số hạn chế:

- Mức lương bình qn của nhân viên chính thức của khách sạn cịn thấp so với các khách sạn cùng hạng.

- Chế độ khen thưởng mới chỉ áp dụng cho doanh thu chưa quan tâm đến giá trị đóng góp của từng nhân viên. Chưa có nhiều hình thức khen thưởng để kích thích nhân viên làm việc sáng tạo, tăng chất lượng dịch vụ.

- Chính sách thưởng theo doanh thu chia đều trên tổng số nhân viên mà khơng căn cứ vào cấp bậc cịn bất hợp lý, tại vì sẽ có những nhân viên làm tốt và chưa tốt nhưng mức thưởng lại như nhau..

- Khi xây dựng chính sách đãi ngộ cho nhân viên, các trưởng bộ phận chỉ dựa vào ý kiến chủ quan cá nhân, chưa dựa vào những ý kiến hay phản hồi khách quan từ phía nhân viên trong bộ phận.

- Cơng tác đãi ngộ phi tài chính cịn hạn chế, chưa thực sự sâu sát, chưa có nhiều hoạt động để thi đua, các phong trào văn hóa, văn nghệ.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế kể trên trong công tác đãi ngộ nhân lực tại khách sạn Bảo Sơn do một số nguyên nhân:

- Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong hai năm 2011 và 2012 của khách sạn Bảo Sơn ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận có tăng nhưng tăng khơng cao nên quỹ lương, thưởng phúc lợi cho nhân viên bị hạn chế.

- Chưa xây dựng được cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với giờ giấc làm việc của nhân viên, sự giám sát của các trưởng bộ phận còn lỏng lẻo.

- Các trưởng bộ phận chưa đánh giá được chính xác hiệu quả làm việc của từng nhân viên mà chỉ dựa vào bảng chấm công, dẫn đến việc áp dụng chính sách đãi ngộ nhân lực chưa hợp lý cho từng nhân viên.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN BẢO SƠN 3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm hồn thiện tổ chức cơng tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn

3.1.1. Dự báo triển vọng

Trước những tìm hiểu về thực trạng công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, cùng với nhận thức được những ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác đãi ngộ nhân viên của khách sạn. Dưới đây là một số mục tiêu và phương hướng khách sạn hướng đến trong thời gian sắp tới.

3.1.1.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của khách sạn Bảo Sơna) Phương hướng hoạt động kinh doanh a) Phương hướng hoạt động kinh doanh

- Tăng cường các hoạt động Marketing, xúc tiến quảng bá, giới thiệu khách sạn vừa nhằm phát triển thị trường khách hàng hiện tại, vừa thu hút mở rộng các nguồn khách hàng tiềm năng khác.

- Nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bổ sung, đồng thời tập trung phát triển nhà hàng thuộc khách sạn Bảo Sơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Chú trọng thu hút và phát triển nguồn nhân lực chủ lực cho khách sạn, phải luôn tạo ra được các động lực làm việc cho người lao động để đạt được mục tiêu chung là nâng cao năng suất lao động, chất lượng các dịch vụ, thu được hiệu quả làm việc cao nhất.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại một mặt tạo dựng hình ảnh cho khách sạn, đồng thời hỗ trợ nhân viên trong quá trình tác nghiệp, phục vụ khách hàng nhanh nhất có thể.

- Khách sạn vẫn tiếp tục đặt kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh chính của khách sạn. Đồng thời, sẽ tăng cường phát triển các dịch vụ bổ sung, vui chơi, giải trí bởi đây cũng là xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khách sạn.

b) Mục tiêu hoạt động kinh doanh

- Khách sạn Bảo Sơn phấn đấu tăng mức lợi nhuận, doanh thu sao cho luôn cao hơn so với năm trước, cùng với mục tiêu tạo ra hiệu quả kinh doanh không ngừng tăng cao.

- Thị trường khách: mục tiêu vẫn là duy trì tập khách hàng hiện tại của khách sạn sau đó là tập khách hàng đi du lịch quốc tế lưu trú tại khách sạn, đồng thời hướng tới mở rộng các tập khách hàng tiềm năng phát triển khác, đó là khách đi cơng vụ và khách du lịch nội địa.

- Khách sạn đang ở mức 4 sao, khách sạn đang đặt ra mục tiêu phát triển hướng đến tương lai không xa là đưa khách sạn lên hạng 5 sao.

Chỉ Tiêu Đơn Vị Thực Hiện Năm 2012 Kế Hoạch Năm 2013 So Sánh KH 2013/ TH 2012 +/- % 1. Doanh Thu Tr.đ 54120 55150 1030 1.9 2. Chi Phí Tr.đ 36172 36200 28 0.077 3. Thuế Tr.đ 5746 5760 14 0.24 4. Lợi Nhuận Tr.đ 9151.5 10020 868.5 9.5 5. CS Phòng % 95 105 10

Bảng 3.1: Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Khách sạn Bảo Sơn năm 2013

Nhìn vào bảng mục tiêu trên ta thấy, các chỉ tiêu đặt ra của khách sạn Bảo Sơn đều tăng. Như vậy, mục tiêu của khách sạn trong năm 2013 là phấn đấu tăng hiệu quả kinh doanh sao cho đạt được mức lợi nhuận cao nhất có thể.

3.1.1.2. Phương hướng tổ chức cơng tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian sắp tới, khách sạn Bảo Sơn đưa ra các phương hướng như sau:

- Tăng cường các hoạt động marketing, xúc tiến quảng bá, giới thiệu khách sạn vừa nhằm phát triển thị trường khách hàng hiện tại, vừa thu hút mở rộng các nguồn khách hàng tiềm năng khác.

- Nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bổ sung, đồng thời tập trung phát triển nhà hàng thuộc khách sạn Bảo Sơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Chú trọng thu hút và phát triển nguồn nhân lực chủ lực cho khách sạn, phải luôn tạo ra được các động lực làm việc cho người lao động để đạt được mục tiêu chung là nâng cao năng suất lao động, chất lượng các dịch vụ để thu được hiệu quả làm việc cao nhất.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại một mặt tạo dựng hình ảnh cho khách sạn, đồng thời hỗ trợ nhân viên trong quá trình tác nghiệp, phục vụ khách hàng tốt nhất có thể.

- Hồn thiện hệ thống đãi ngộ nhân lực trong khách sạn sao cho chế độ lương, thưởng, phụ cấp đều thỏa mãn tốt nhất nguyện vọng của nhân viên.

- Khách sạn vẫn tiếp tục đặt kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh chính của khách sạn. Đồng thời sẽ tăng cường phát triển các dịch vụ bổ sung, vui chơi, giải trí bởi đây cũng là xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khách sạn.

3.1.2. Quan điểm hồn thiện tổ chức cơng tác đãi ngộ nhân viên tại Khách sạn BảoSơn Sơn

Trước những vấn đề đang gặp phải trong công tác đãi ngộ nhân lực và nhận thấy được tầm quan trọng của việc đãi ngộ nhân lực, trong thời gian tới khách sạn Bảo Sơn cần thực hiện một số quan điểm sau:

- Tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên phải được thực hiện bài bản, chặt chẽ.

- Đưa ra được những chiến lược,chính sách kinh doanh hiệu quả, kịp thời, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng, tăng doanh thu, hiệu quả kinh doanh. Đó chính là điều kiện tiên quyết để có thể tăng quỹ lương , thưởng và các chính sách đãi ngộ khác cho nhân viên.

- Hồn thiện các tiêu chí đánh giá nhân viên của khách sạn sao cho phù hợp với công việc, trách nhiệm của từng người, là cơ sở để đưa ra các chính sách đãi ngộ nhân lực cho hợp lý đến từng nhân viên sao cho cơng bằng, chính xác.

- Khách sạn cần tăng mức lương cơ bản cho nhân viên lên mức cơ bản là 3200000 VND, đồng thời có những quy định rõ ràng về việc thưởng cho từng cá nhân làm việc tốt, có những đóng góp tích cực trong cơng việc.

- Tuyển dụng thêm nhân viên cho một số bộ phận, chẳng hạn như bộ phân buồng, hiện tại mỗi ca làm việc chỉ có 5 nhân viên tác nghiệp, như vậy so với số phòng và khối lượng công việc, đặc biệt là vào những mùa du lịch lượng khách lưu trú đông sẽ gây ra áp lực, mệt mỏi.

3.2. Một số giải pháp hồn thiện tổ chức cơng tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn

3.2.1. Hồn thiện chính sách tiền lương

Tiền lương là cơng cụ đãi ngộ tài chính quan trọng nhất, là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Do vậy, khoản tiền lương khách sạn trả cho nhân viên phải luôn gắn với kết quả làm việc, phải tạo được động lực và phát huy hết được năng lực làm việc của từng người. Chính sách tiền lương hiện tại khách sạn áp dụng được đánh giá là chưa hợp lý. Mức tiền lương cơ bản là 2.100.000 VNĐ so với mặt bằng trong thị trường hiện nay là thấp, chưa thể đảm bảo đầy đủ mức chi tiêu cơ bản cho nhân viên. Sau đây là một số giải pháp đề xuất để hồn thiện chính sách tiền lương cho nhân viên trong khách sạn:

- Tăng mức tiền lương cơ bản cho tất cả nhân viên lên mức 3.200.000 VNĐ/tháng. Đồng thời có sự tăng lương cho nhân viên căn cứ vào thời gian làm việc và chất lượng cơng việc, ví dụ như: cứ 1 năm tăng lương cho nhân viên một lần từ 3.200.000 VNĐ lên 3.600.000 VNĐ tới một hạn mức nhất định và cũng căn cứ vào thâm niên làm việc cũng như năng lực, trình độ để thăng chức cho nhân viên.

- Chính sách đãi ngộ nhân lực bằng lương cho nhân viên cần được xây dựng căn cứ cả vào nguyên tắc tập trung dân chủ, tức là phải dựa trên ý kiến đóng góp của tất cả các nhân viên trong từng bộ phận khi mà muốn tăng lương cho một nhân viên nào đó, phải có sự đánh giá khách quan chứ khơng được dựa trên ý kiến chủ quan của trưởng các bộ phận. - Đa dạng hóa hình thức trả lương cho nhân viên trong các bộ phận: trả lương theo thời gian làm việc đối với các nhân viên tác nghiệp và cả đối với trưởng ca, trưởng bộ phận, tức là quy số lượng thời gian mà người lao động bỏ ra thành số tiền cụ thể, hoặc trả lương theo doanh thu đối với từng bộ phận, tức là người lao động sẽ nhận được số lương tương ứng với một tỷ lệ doanh thu mà khách sạn đạt được trong một tháng.

- Ngoài việc trả lương định kỳ cho nhân viên, ngày 15 hàng tháng khách sạn có thể cho nhân viên tạm ứng tiền lương. Số tiền được tạm ứng này có thể bằng 1/3 số tiền lương họ đang hưởng.

- Khách sạn nên cân nhắc việc áp dụng lương tháng thứ 13 cho nhân viên. Việc này tuy làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận nhưng nó cũng làm giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng, đồng thời nó sẽ kích thích tinh thần nhân viên làm việc hăng say hơn, nhiệt tình hơn vì đặc thù ngành kinh doanh khách sạn vẫn phải đi làm, phục vụ khách hàng vào những dịp lễ Tết.

Như vậy, hồn thiện chính sách tiền lương cho nhân viên có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhân viên và cả khách sạn. Trước hết đối với bản thân nhân viên sẽ giúp họ sống tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cịn đối với khách sạn, đó sẽ là phương tiện để người lao động làm việc chăm chỉ, nỗ lực cống hiến hết năng lực của bản thân, điều này sẽ là tiền đề để khách sạn thực hiện được các mục tiêu kinh doanh đề ra.

3.2.2. Đa dạng các hình thức thưởng cho nhân viên

Ngoài thu nhập từ lương, các nhân viên trong bộ phận sẽ nhận được khoản thu nhập khác từ tiền thưởng. Công tác thưởng trong khách sạn cho nhân viên trong từng bộ phận còn nhiều hạn chế, khách sạn đang áp dụng hình thức thưởng theo doanh thu cho toàn bộ nhân viên, tức là mọi người đều được hưởng mức thưởng như nhau khi doanh thu của khách sạn tăng. Áp dụng kiểu thưởng này sẽ khơng phản ánh rõ ai đóng góp nhiều, ai đóng góp ít, khơng thể hiện được sự cống hiến, năng lực cụ thể của từng cá nhân, tất cả đều được thưởng như vậy dễ gây ra sự ỷ lại, làm việc khơng hết sức, khơng tận tình của một số nhân viên. Đồng thời, đối với những nhân viên làm việc chăm chỉ, có năng lực, có sáng tạo sẽ cảm thấy khơng cơng bằng, khơng có động lực để làm việc. Như vậy, công tác thưởng trong khách sạn cịn nhiều vấn đề, do đó cần phải xem xét để có hình thức thưởng phù hợp nhất. Một số đề xuất cho hình thức thưởng :

- Thưởng do có ý thức tiết kiệm trong q trình tác nghiệp. ví dụ như ở bộ phận buồng, các đồ dụng phục vụ cho khách như bàn chải đánh răng, khăn mặt, nếu khách thuê phịng trước khơng dùng đến sẽ khơng bỏ đi mà sẽ sử dụng cho việc thuê phòng của khách tiếp theo, hay khi thực hiện việc dọn phòng mà thấy khách vẫn để các thiết bị hoạt động như quạt, tivi,điều hịa mà khách khơng có trong phịng, nhân viên có thể tắt các thiết bị này đi, Việc này sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí tương đối cho khách sạn.

- Thưởng do đưa ra các sang kiến hoặc các cải tiến kỹ thuật cho những nhân viên trong bộ phân làm việc có những sáng kiến hay, hữu ích trong việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới, cải tiến quy trình phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn bảo sơn, hà nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)