Nhu cầu khách hàng đang tăng nhanh và ngày càng đa dạng, điều đó đã và đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành nghiên cứu thị trường. Với áp lực của suy thoái kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì cần phải hiểu rõ về thị trường mình đang hoạt động, về khách hàng, đối thủ cạnh tranh... vì vậy vai trị của hoạt động nghiên cứu thị trường càng trở nên cấp thiết hơn.
Mặc dù nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng những dự báo về mức tăng trưởng của nghiên cứu thị trường trong những năm tới vẫn rất lạc quan. Hầu hết các nhà kinh tế học và chuyên gia trong lĩnh vực này đều nhận thấy khả năng tăng trưởng bền vững từ 4 - 5% của ngành xuất phát từ những nhu cầu thực tế của các công ty trên thị trường. Xét riêng khu vục châu Á, mức tăng trưởng “nóng” vẫn đang tiếp tục giữ vững hàng năm với tốc độ tăng trưởng lên tới 8,4% (tương đương 6,2% nếu điều chỉnh theo lạm phát). Doanh thu toàn cầu của nghiên cứu thị trường năm 2010 đạt 28 tỷ USD, tương đương với tỷ lệ tăng trưởng là 6,5% và 3,9% nếu điều chỉnh theo lạm phát.
Hiện nay, mức độ bão hòa về nghiên cứu thị trường rất khác nhau tại các thị trường khác nhau. Dù vậy, Việt Nam hiện vẫn đang nằm trong nhóm A với mức tăng trưởng của nghiên cứu thị trường khá ngoạn mục lên đến 10%, một con số khá ấn tượng so với mức trung bình của thế giới là 6,5% trong năm 2010 và doanh thu của ngành được dự báo là sẽ đạt 70 triệu USD vào năm 2013. Điều này đã cho thấy rõ tiềm năng của ngành nghiên cứu thị trường tại Việt Nam là vẫn còn rất mở rộng. Tuy nhiên, ngành nghiên cứu thị trường tại Việt Nam vẫn còn khá non trẻ với tổng mức chi cho nghiên cứu thị trường chỉ khoảng 22 triệu USD (năm 2010), được đánh giá là khá thấp so với các quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc là 392 triệu USD, Thái Lan là 80 triệu USD và Malaysia là 57 triệu USD. Nếu xét về tổng chi cho nghiên cứu thị trường tính trên đầu người năm 2010, Việt Nam chi đạt mức 0,25 USD, Thái Lan là 1,21 USD, Malaysia là 2,13 USD, Singapore là 13,36 USD, cũng thuộc vào hàng thấp trong khu vực và gần như thấp nhất trên quy mơ thế giới. Vì vậy, hầu hết các quan điểm nghiên cứu đều thừa nhận rằng các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường một cách bài bản và chuyên nghiệp cũng như chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng và thiết yếu của những kết quả nghiên cứu thị trường đối với việc hoạch định chiến lược kinh doanh để tồn tại và phát triển trong thời kỳ cạnh tranh.
Nghiên cứu thị trường đang ngày càng phát triển và có vai trị đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp, đăc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch. Do Việt Nam hiện đang xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia và đang tập trung đầu tư phát triển cho nghành này. Miền Trung, đặc biệt là các thành phố Đà Nẵng, Huế và Hội An là những địa điểm mà ngành du lịch được đầu tư phát triển nhất và cũng mang lại một nguồn doanh thu lớn cho quốc gia, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế, có thị trường du lịch phát triển và thay đổi từng ngày. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch tại khu vực này càng cần quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường nhiều hơn nhằm hiểu rõ thị trường và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của thị trường, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình ngày một phát triển hơn.