Mục tiêu của ngành du lịch là phát triển nhanh và bền vững vì thế mọi hoạt động có liên quan của ngành đều cần có sự điều tiết của Nhà nước.
- Chính phủ cần tiếp tục tạo ra mơi trường vĩ mô ổn định cho sự phát triển du lịch. Bên cạnh đó cũng cần rà sốt lại các quy định, các chính sách liên quan của Nhà nước trong từng năm, từng thời kỳ để có những điều chỉnh, bổ sung và đổi mới kịp thời cho phù hợp với thực tế của môi trường kinh doanh. Nhà nước tạo môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế và chính sách để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình, thương hiệu cho ngành du lịch địa phương để thu hút khách.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, đẩy mạnh việc thực hiện triển khai các chiến lược phát triển du lịch, công tác khảo sát các tuyến điểm du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tu bổ các tuyến điểm du lịch trọng điểm tạo sức hấp dẫn đối với du khách; quản lý và bảo vệ môi trường, bảo vệ các di tích lịch sử, di tích cách mạng, cảnh quan thiên nhiên và các làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch, nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trên cơ sở nguồn dữ liệu đó, khách sạn có thể định hướng được các chiến lược marketing của mình để thu hút khách hàng.
- Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt, tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiên cứu thị trường: Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiên cứu thị trường, tăng cường năng lực các tổ chức nghiên cứu và phát triển về du lịch, tạo điều kiện cho việc hợp tác với nước ngoài.