2.3 .Nội dung cơ bản của giải pháp marketing mix nhằm mở rộng thị trường
2.3.2.4 .Xúc tiến thương mại
3.2. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến các giải pháp
marketing mix nhằm mở rộng thị trường cho sản phẩm của cơng ty Cổ phần may xuất khẩu Thái Bình.
3.2.1. Mơi trường vĩ mơ
3.2.1.1. Mơi trường nhân khẩu học
Việt Nam có khoảng 90 triệu dân cùng cơ cấu dân số trẻ với mức thu nhập ngày càng tăng và nhu cầu về hàng thời trang – may mặc đang không ngừng tăng lên là cơ sở cho ngành kinh doanh hàng may mặc khơng ngừng tăng trưởng. Hà Nội là thành phố có mật độ dân cư tương đối lớn, trong đó, THABIGA có chi nhánh duy nhất tại quận Hai Bà Trưng là một trong 4 quận (huyện) có mật độ dân số đơng nhất Hà Nội cùng 3 quận (huyện) khác là Đống Đa, Hoàng Mai và Từ Liêm. Lân cận với 3 quận có xu hướng đơ thị hóa nhanh và mức sống người dân ổn định là quận Đống Đa, Hoàng Mai và Hồn Kiếm, ban lãnh đạo cơng ty đã sáng suốt khi đặt chi nhánh đầu tiên tại quận Hai Bà Trưng. Nếu biết tận dụng tốt điều kiện nhân khẩu học nơi đây, cơng ty hồn tồn có thể từng bước vững chắc phát triển thị trường và khẳng định thương hiệu của mình. Thị trường thuận lợi tạo cơ hội cho THABIGA đi đôi với tạo cơ hội cho rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Muốn tận dụng tốt cơ hội và đối mặt với thách thức thì cơng ty phải tạo được sự khác biệt trong sản phẩm cũng như định vị thương hiệu để có thể khẳng định vị thế và có chỗ đứng trên thị trường hàng may mặc.
3.2.1.2. Môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2012. Điều này ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp dệt may nói chung và THABIGA nói riêng.
Nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ lạm phát tăng cao (năm 2011: 18,13%, năm 2012: 6,81%, năm 2013: 6,04%), giá cả đầu vào liên tục tăng, giá nhân công cũng tăng trong khi đầu ra có xu hướng giảm đã gây khó khăn cho cơng ty trong việc cân bằng mức doanh thu và chi phí để vẫn có thể thu về lợi nhuận.
Tốc độ tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính và khả năng chi trả của người tiêu dùng. Năm 2011, tốc độ tăng GDP đạt 5,89%, năm 2012 giảm xuống còn 5,03% và năm 2013 là 5,4%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 2011 – 2013 chỉ đạt 5,6%/năm, là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây, thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình qn theo kế hoạch (6,5 – 7%). Chính vì vậy, thị trường hàng may mặc trong nước trầm lắng, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhiều doanh nghiệp phải chịu lỗ.
3.2.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội
Văn hóa – xã hội cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tơn giáo, tín ngưỡng,…có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu cầu của thị trường và từ đó, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc. Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông đúc đến từ nhiều vùng miền, tốc độ phát triển đô thị nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi để những xu hướng thời trang của nước ngồi nhanh chóng du nhập vào. Do vậy, tại đây tập trung rất nhiều sở thích, phong cách và thị hiếu thời trang khác nhau. Công ty đã vấp phải nhiều khó khăn để có thể đáp ứng được thị trường có nhiều nhu cầu đa dạng và khó tính này. Với phổ mặt hàng hẹp và mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, THABIGA bị các đối thủ cạnh tranh đi trước lấn lướt. Muốn bắt kịp nhu cầu và xu hướng của thị trường thì cơng ty phải nỗ lực rất nhiều để chạy đua trong khâu thiết kế, đội ngũ thiết kế cần phải có sự am hiểu về những xu hướng thời trang mới nhất trên thế giới, biết tham khảo và sau đó vận dụng khéo léo vào việc kết hợp kiểu dáng và họa tiết cho sản phẩm. Sản phẩm của công ty được nhận định là hợp mốt, chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, nếu mỗi sản phẩm lại đại diện cho và truyền tải một nét văn hóa đặc trưng nào đó
trong nước hoặc trên thế giới thì THABIGA hồn tồn có thể thu hút và giữ chân được cả những khách hàng khó tính nhất.
3.2.1.4. Mơi trường chính trị - pháp luật
Pháp luật của mỗi quốc giá là nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh của nước đó, đồng thời mỗi chính sách hoạt động của doanh nghiệp cũng phải đảm bảo tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Trong kinh doanh hàng may mặc, mơi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, dệt may được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn được Đảng và nhà nước quan tâm. Do vậy, đã có rất nhiều chế độ, chính sách, văn bản pháp luật, quy định… hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp may mặc. Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 320/QĐ -TTg ngày 8/02/2013 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì vậy cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệp dệt may ngày càng lớn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được đánh giá là có nền chính trị, an ninh ổn định. Đó là cơ hội và điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào Việt Nam.
3.2.1.5. Môi trường công nghệ - kỹ thuật
Hiện nay, cơng nghệ ngày càng hiện đại và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Công nghệ hiện đại hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều từ khâu sản xuất, quản lý chất lượng đến tư vấn, bán hàng và thanh toán, vận chuyển. Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nước ta trong những năm gần đây đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong sản xuất, liên tục nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại của nước ngoài để thay thế những thiết bị lạc hậu trước đây. Từ chỗ sản xuất bằng máy khâu đạp chân đã được thay thế bằng dây chuyền may tự động hiện đại. Nhờ có cơng nghệ hiện đại, các doanh nghiệp nước ta đã nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh.
3.2.2. Môi trường vi mơ
3.2.2.1. Khách hàng
Hà Nội là thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của nước ta, tập trung lượng lớn khách hàng có mức sống cao và ổn định. Cùng với sự tăng cao về mức sống, họ sẵn sàng chi trả ngày một nhiều cho sản phẩm may mặc – mặt hàng phần lớn thể hiện được vị thế xã hội và phong cách cá nhân. Họ ngày càng khó tính trong mua sắm và địi hỏi nhiều hơn về chất lượng, mẫu mã, uy tín thương hiệu,…của sản phẩm. Phát triển kinh doanh đi đối với thỏa mãn nhu cầu khách hàng tối đa, vì thế hồn thiện sản phẩm và dịch vụ là công việc không chỉ THABIGA mà các doanh nghiệp trong ngành đang từng ngày, từng giờ nỗ lực thực hiện.
3.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Đã kinh doanh là chắc chắn có đối thủ cạnh tranh, nhất là trên thị trường hàng may mặc đang có xu hướng bão hịa như hiện nay. Là công ty đảm nhiệm cả sản xuất và kinh doanh thời trang, muốn giữ vững những thành tích đạt được và phát triển thị trường sâu rộng, THABIGA cần phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Thứ nhất là các doanh nghiệp dệt may trong nước. Đã qua rồi cái thời người tiêu dùng Việt Nam sính quần áo hàng thùng, hàng Trung Quốc vị giá rẻ, mẫu mã đẹp. Người dân ngày càng ưa dùng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong nước hơn với đánh giá chung: mẫu mã ngày càng đẹp, giá cả ngày càng phù hợp hơn, chất liệu tốt, ít lo độc hại. Nổi bật trong số đó có An Phước nổi tiếng với sơ mi cao cấp, Việt Tiến và May 10 được ưa chuộng vì đa dạng về chủng loại và giá cả, NINOMAXX được giới trẻ biết nhiều đến với “quần jean, áo thun”. Đây là những đối thủ gạo cội, có uy tín thương hiệu lâu năm, chất lượng sản phẩm tốt và kênh phân phối bao phủ rộng khắp nhưng sản phẩm chủ yếu dành cho nam giới. CANIFA và IVY moda tuy là những thương hiệu đến sau nhưng lại có phong cách thời trang trẻ trung, đẹp mắt, sản phẩm đa dạng cả về phổ mặt hàng và mẫu mã, tập trung khai thác thị trường thời trang dành cho phái nữ, rất được u thích, nhất là giới văn phịng trẻ tuổi. Là thương hiệu mới, công ty xác định ưu thế cạnh tranh của mình là giá cả rẻ hơn, đi sâu khai thác sản phẩm công sở dành cho phụ nữ đồng thời vẫn giữ vững được chất lượng.
- Thứ hai là các thương hiệu thời trang ngoại nhập. Được ưa chuộng nhất hiện nay ở Việt Nam là 3 thương hiệu thời trang dành cho phái nữ Zara, Mango và H&M.
Zara là thương hiệu thời trang đến từ Tây Ban Nha, rất được u thích vì màu sắc hiện đại, kiểu dáng hợp thời trang, tốc độ thay đổi mẫu nhanh, giá cả phải chăng và hiện đang chiếm lĩnh thị trường thời trang “hàng hiệu giá rẻ” tại Việt Nam. H&M có lượng fan Việt vơ cùng đơng đảo vì mức giá rẻ, thiên về sự đơn giản và có độ cập nhật mốt tương đối nhanh. Cũng là một thương hiệu thời trang của Tây Ban Nha, Mango luôn hướng đến kiểu dáng trẻ trung, sáng tạo mà không kém phần quyến rũ, lịch thiệp cũng được nhiều phụ nữ Việt Nam ưa chuộng. Điểm mạnh của những thương hiệu này chính là mẫu mã sản phẩm vơ cùng phong phú, kênh phân phối bao phủ rộng khắp và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Muốn đi sâu khai thác thị trường, THABIGA cần học hỏi ưu điểm của những thương hiệu này trong thiết kế sản phẩm, sau đó phải nhanh chóng quảng bá thương hiệu của mình và cũng lấy giá làm lợi thế cạnh tranh.
- Thứ 3 là những công ty kinh doanh giống như THABIGA, những công ty chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu, bắt đầu tự sản xuất và kinh doanh sản phẩm của riêng mình. Có mức giá sản phẩm và điều kiện về phân phối, xúc tiến tương đương nhưng THABIGA lại lợi thế hơn những đối thủ này vì có mẫu mã sản phẩm đẹp, khả năng đưa ra mẫu thiết kế mới nhanh hơn. Tuy vậy, công ty vẫn cần theo dõi cách thức hoạt động kinh doanh của những đối thủ này, đây là cách học hỏi tốt nhất để cơng ty có thể đề ra con đường phát triển thương hiệu nhanh nhất và hiệu quả nhất.
3.2.2.3. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là các bên cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp hoạt động. Nguyên liệu chính của ngành dệt may là vải.Vải rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Ngồi ra cịn có các phụ liệu may mặc như : chỉ, kim, dây khóa, khuy, vải viền, hóa chất. Nếu q trình cung cấp của các nhà đầu vào này bị trục trặc thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh. Do vậy, THABIGA hiện đang xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp vải cũng như phụ liệu may mặc, đồng thời vẫn ln có những chính sách dự phịng, tránh các rủi ro ở mức cao nhất.
3.2.2.4. Các trung gian marketing
Giới trung gian có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Những trung gian có thể nhắc tới như Ngân hàng thương mại cổ phẩn kỹ thương Techcombank, Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Agribank, ngồi ra cịn
có truyền thanh địa phương tỉnh Thái Bình. Các trung gian trên phối hợp với công ty tương đối tốt và hồn thành theo đúng hợp đồng vì thế cơng ty đã hợp tác với hai ngân hàng Techcombank và Agribank từ năm 2005. Tuy nhiên công ty cũng nên thuê thêm các trung gian nghiên cứu thị trường để có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng. Đối với thị trường Hà Nội đầy cạnh tranh và phức tạp, công ty cần cố gắng liên hệ với nhiều trung gian marketing hơn nữa như đài phát thanh, truyền hình thành phố Hà Nội,.. để đưa thương hiệu THABIGA đến với người tiêu dùng nhanh nhất, dễ nhớ nhất.