Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến PTTM sản phẩm ôtô nhập khẩu của

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô nhập khẩu (Trang 31 - 34)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến PTTM sản phẩm ôtô nhập khẩu của

khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 2012

2.1.2.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Kinh tế

Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn kinh tế vĩ mơ đến những khó khăn của DN và các hộ gia đình. Khơng nằm ngồi tình hình chung này, hoạt động kinh doanh ơ tơ của cơng ty cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, chi phí lớn hơn doanh thu khiến công ty làm ăn thua lỗ, khơng có động lực để phát triển thị trường tiêu thụ nhằm cải thiện tình hình.

Năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 10 năm liên tiếp, tốc độ tăng GDP chỉ đạt hơn 5,03%, chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ răng những bất ổn kinh tế vĩ mô mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng cầu và lạm phát tăng thấp, năm 2012 tổng cầu tiêu dùng tuy có cải thiện hơn so với năm 2011 nhưng vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với năm 2011, chỉ bằng một nửa giai đoạn 2007 – 2010.

Hệ quả là thị trường kinh doanh ô tô nhập khẩu của các doanh nghiệp nói chung và cơng ty CP ô tô Hồng Gia nói riêng đều chững lại do sức mua tăng chậm khiến lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên. Năm 2012, công ty phải thu hẹp quy mơ hoạt động kinh doanh, đóng cửa một số showroom hoạt động không hiệu quả, chỉ giữ lại duy nhất một showroom chính tại 532 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội; cắt giảm bộ máy nhân sự, cũng như các chế độ đãi ngộ hay chiến lược phát triển thương mại sản phẩm ơ tơ khơng cịn hiệu quả. Để đối phó với những biến động này cơng ty cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp, cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để đưa ra phương án kinh doanh hợp lý nhằm phát triển thương mại sản phẩm ơ tơ của mình trên thị trường Hà Nội

Xã hội

Xã hội Việt Nam cũng phát triển tiên tiến theo trình độ phát triển kinh tế, phù hợp với xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở Việt Nam, nhu cầu mua sắm ơ tơ của người dân còn ở mức rất cao. Đời sống được cải thiện, thu nhập tăng cao, do đó tâm lý con người ai cũng muốn hướng đến cái đẹp và sự tiện ích trong cuộc sống hàng ngày của họ, đặc biệt là người dân thuộc các khu vực thành thị lớn như Hà Nội. Người dân Hà Nội có cầu về sản phẩm ô tô nhập khẩu cao tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ô tô nhập khẩu của công ty. Họ rất tinh tế trong việc lựa chọn các sản phẩm, tính cộng đồng trong mua sắm tiêu dùng cao. Bên cạnh đó, thói quen ưa thích các sản phẩm ơ tơ có chất lượng tốt, thể hiện được đẳng cấp, tâm lý coi trọng vẻ bề ngoài và hợp lý về giá cả.

Nắm bắt được các đặc điểm này, công ty triển khai kế hoạch cập nhật thơng tin cũng như tìm kiếm các dịng ơ tơ mới để cung cấp cho thị trường khó tính này. Bên

cạch đó, cơng ty thực hiện chiến lược tập trung vào các sản phẩm ơ tơ có mức giá trung bình, phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có hướng đi đúng đắn hơn nữa trong việc lựa chọn kinh doanh các sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội, phải đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Hiện nay, hai dịng xe chính mà cơng ty bán chạy nhất là Kia morning và Hyundai Accent. Do giá cả cũng như kiểu dáng và thiết kế nội thất nhỏ gọn, thanh lịch, hiện đại thu hút được nhãn quan của đa số khách hàng trên địa bàn.

2.1.2.2. Hệ thống chính sách, luật pháp

Luật pháp và chính sách là hai yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm không những của các doanh nghiệp kinh doanh ơ tơ nói riêng mà cịn của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung trên thị trường.

Năm 2010, chính sách ơtơ khơng có thay đổi lớn, ngoại trừ một vài điều chỉnh nhỏ về tăng thuế suất tuyệt đối dành cho xe cũ. Vì vậy mà tình hình kinh doanh của cơng ty cũng khơng có sự thay đổi nào rõ nét.

Bước sang năm 2011, chính sách với ơtơ lại có nhiều thay đổi quan trọng. Tháng 5/2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 ngày 12/5/2011 siết nhập khẩu ôtô nguyên chiếc theo hướng: các DN muốn nhập khẩu phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng. Quyết định có hiệu lực ngày 26/6 này đã loại hoàn toàn các DN thương mại nhập khẩu xe khỏi vòng "chiến đấu". Thương trường còn lại chỉ có các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và DN được ủy quyền chính hãng. Một số lơ hàng nhập của công ty đã ký hợp đồng, chuyển tiền, nhưng xe chưa về trở tay không kịp, không biết xử lý sao. Công ty đành chuyển hướng sang kinh doanh ô tô nhập khẩu từ Hàn Quốc dưới hình thức được sự ủy quyền của cơng ty KUMHO INTERNATIONAL bên thị trường Hàn Quốc.

Cũng trong tháng 6/2011, Chính phủ lại ban hành Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 có hiệu lực từ 1/9/2011, quy định tăng khung lệ phí trước bạ ôtô từ 10- 15% lên 10-20%, và mức thu cụ thể sẽ do các tỉnh, thành tự quyết tuỳ điều kiện địa phương. Với chính sách này, sau đó HĐND TP. Hà Nội đã họp và quyết định nâng lệ phí trước bạ lên 20% với ôtô, bắt đầu từ 1/1/2012 và nâng phí cấp biển xe ơtơ lên 20 triệu đồng. Cuối năm 2011, một đợt mua xe lại ào ào diễn ra tại Hà Nội để tránh phí cao; giá xe lại tăng và nhiều mẫu xe lại "cháy" hàng. Làn sóng này đã rạo điều kiện

thuận lợi cho cơng ty, lượng xe bán ra tăng mạnh, thậm chí có thời điểm hàng trong kho cũng khơng đủ để bán. Đây chính là giai đoạn công ty đạt được lợi nhuận lớn nhất trong năm đưa tổng mức doanh thu cả năm tăng cao.

Tuy nhiên, thị trường ơtơ thực sự đóng băng bắt đầu từ 1/1/2012. Tiêu thụ ô tô của cơng ty Hồng Gia giảm mạnh, chỉ ở mức 30% so với năm trước đó. Nếu năm 2011, mức tiêu thụ đạt 574 xe thì tính đến hết tháng 12 năm 2012, số lượng xe bán ra chỉ đạt 124 chiếc, giảm gần 80% so với năm trước.

Tác động của các chính sách của chính phủ đã khiến cho hoạt động kinh doanh của cơng ty thực sự khó khăn, thị trường tiêu thụ không ổn định. Đặc biệt là năm 2012 đến nay, kinh doanh ế ẩm, phải tổ chức lại bộ máy hoạt động, chỉ giữ lại những vị trí chủ chốt trong công ty, thị trường tiêu thụ ảm đạm. các giải pháp thị trường đưa ra chưa thích ứng kịp với những thay đổi nhanh đến chóng mặt này của Nhà Nước.

2.1.2.3. Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố đã đề cập ở trên, có thể kể đến một số nhân tố có ảnh hưởng nhất định đến PTTM sản phẩm ơ tơ của công ty trên địa bàn Hà Nội như: những biến động của tỷ giá hối đối, tình hình hoạt động PTTM của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm ô tô trong nước, các ngành công nghiệp liên quan, hỗ trợ cho các ngành ô tô: giao thông vận tải, công nghệ thơng tin và truyền thơng, tài chính ngân hàng…

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô nhập khẩu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)