Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thái hà (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN

3.3 Kiến nghị

3.3.2 Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước

Ngân hàng TMCP Bắc Á nói chung và chi nhánh Thái Hà trực thuộc nói riêng cũng chính là một phần trong hệ thống ngân hàng của cả nước vì vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh hay hoạt động huy động vốn cũng chịu tác động từ sự lãnh đạo của NHNN. Để khắc phục được các hạn chế hiện nay tại chi nhánh Thái Hà thì sẽ có một số kiến nghị sau với NHNN:

- Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt; trong đó cần phải khuyến khích tiết kiệm, vốn nhàn rỗi thì cần được tập trung đầu tư cho sản xuất kinh doanh; có giải pháp thúc đẩy các NHTM cạnh tranh một cách lành mạnh với nhau, tự chủ trong kinh doanh; thúc đẩy các NHTM chú trọng hơn nữa trong huy động vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn của các đối tượng, phục vụ kịp thời và hiệu quả các mục đích kinh doanh trong xã hội.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý về quỹ đầu tư, quỹ viện trợ từ nước ngoài nhằm tăng cường mọi nguồn vốn nước ngồi chảy vào nước thơng qua “kênh” NHTM.

- NHNN cần đưa ra các hướng dẫn cụ thể về các hình thức huy động trung và dài hạn. Với những khoản tiền có kỳ hạn dài 10 năm, 20 năm cần có những quy định cụ thể về áp dụng lãi suất.

- Quy định các thông tin, số liệu về hoạt động mà các tổ chức tín dụng bắt buộc phải cơng khai nhằm giúp khách hàng có được định hướng đúng đắn trong đầu tư và giao dịch với NH.

- Xây dựng và duy trì chính sách tỷ giá ổn định: Khi tỷ giá khơng ổn định, tăng hoặc giảm nhanh chóng mà khơng thể lường trước được thì sẽ gây ra tác động xấu tới huy động vốn của NHTM. Ví dụ khi tỷ giá tăng tức là đồng nội tệ đang bị mất giá thì dù các NHTM có hạ lãi suất đồng ngoại tệ và tăng lãi suất huy động đồng nội tệ thì chưa chắc nguồn vốn bằng nội tệ của NH sẽ tăng vì khơng thể dự đốn được diễn biến tiếp theo của tỷ giá thì người dân sẽ có tâm lý là sợ đồng ngoại tệ tiếp tục mất giá.

* Phát triển thị trường vốn: trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mơ hiện nay, thì việc phát triển thị trường vốn là rất có ý nghĩa với Việt Nam. Thị trường vốn được phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn thơng qua phát hành chứng khốn. Mặt khác, đây cũng là nơi tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khốn của mình ra tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Thị trường vốn là nơi gặp gỡ giữa những người có khả năng cung ứng vốn và người có nhu cầu vốn. Qua đó tập trung được các nguồn vốn phân tán với khối lượng nhỏ thành các nguồn vốn lớn nhằm đầu tư có hiệu quả hơn, từ đó mang lại lợi ích lớn nhất. Hiện nay, các NHTM huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành trái phiếu nói chung là cịn khó khăn vì khả năng chuyển đổi từ trái phiếu thành tiền và ngược lại là khơng đơn giản. Nếu có thị trường vốn tập trung thì việc phát hành trái phiếu của NH sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Thị trường vốn sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn và nhu cầu sử dụng vốn dài hạn; người phát hành chứng khoán để huy động vốn dài hạn nhưng người mua chứng khốn thì lại có thể bán chứng khốn để lấy tiền mặt vào bất cứ lúc nào.Thị trường vốn phát triển giúp cho người đầu tư có thể tuỳ ý lựa chọn nơi đầu tư và hình thức đầu tư.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thái hà (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)