Mức độ tăng trưởng cho vay hộ SXKD tại CN Đông Đô

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – thương tín, chi nhánh đông đô (Trang 33 - 61)

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, hoạt động cho vay hộ SXKD của chi nhánh Đơng Đơ có sự tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng trưởng là không đều nhau.

So sánh với năm 2010 thì năm 2011 có doanh số cho vay hộ SXKD của là 235.391 triệu đồng, tăng 9.08%; doanh số thu nợ hộ SXKD đạt tỷ lệ cao 20,3% so với năm 2010 do các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn nên doanh số thu nợ trong năm 2011 là khá cao. Sau 3 năm hoạt động, tốc độ tăng trưởng cho vay hộ SXKD đã đạt 31,3%, đây là một kết quả rất tốt của chi nhánh.

Sang năm 2012, hoạt động cho vay hộ SXKD của chi nhánh Đông Đô vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng khơng cịn mạnh mẽ. Doanh số cho vay hộ SXKD năm 2012 là 284.045 triệu đồng, tăng 9,71%; doanh số thu nợ hộ SXKD tăng 23,31% so với năm 2011. Tuy nhiên, việc lạm phát tăng cao, hàng hóa tồn đọng nhiều, các hộ SXKD không thu được lợi nhuận nên tốc độ tăng trưởng cho vay hộ SXKD cũng đã giảm chỉ cịn 18,5%. Mặc dù khơng đạt được đà tăng trưởng như năm 2011 nhưng đây là con số khẳng định phần nào đây là một chi nhánh hoạt động khá tốt của Sacombank.

* Nhóm chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng

Bảng 7: Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng trong cho vay hộ SXKD

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Dư nợ cho vay hộ SXKD 120.415 175.202 207.541

2 Nợ quá hạn cho vay hộ SXKD 1.050 1.623 2.584

3 Nợ xấu cho vay hộ SXKD 542 856 1.574

4 Tổng dư nợ 1.072.035 1.118.601 1.185.152

5 Tỷ lệ cho vay hộ SXKD quá hạn /

dư nợ cho vay hộ SXKD 0,87% 0,93% 1,25%

6 Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ SXKD /

dư nợ cho vay hộ SXKD 0,45% 0,48% 0,76%

SXKD / Tổng dư nợ

8 Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ SXKD /

tổng dư nợ 0,05% 0,08% 0,13%

(Nguồn: Trích báo cáo nợ quá hạn, nợ xấu của Sacombank Đông Đô)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, chất lượng cho vay hộ SXKD của chi nhánh Đông trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự tốt. Nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay hộ SXKD liên tục tăng trong 3 năm qua, nguyên nhân rõ ràng nhất là do nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, hàng tồn kho tăng mạnh, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều gặp khó khăn. Cụ thể:

Nợ quá hạn cho vay hộ SXKD năm 2010 là 1.050 triệu đồng, đến năm 2012 con số đó đã tăng hơn gấp 2 lần và đạt 2.584 triệu đồng. Các chỉ tiêu phân tích về nợ q hạn đều có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ SXKD trên dư nợ cho vay hộ SXKD qua 3 năm lần lượt đạt 0,87%; 0,93%; 1,25%. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ SXKD trên tổng dư nợ tăng lần lượt qua các năm là 0,09%; 0,15%; 0,22%.

Nợ xấu cho vay hộ SXKD cũng tăng lên ở con số 1.574 triệu đồng vào năm 2012, do năm 2012 hầu hết các ngân hàng đều gặp khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ và việc cơ cấu lại nợ theo chỉ đạo của NHNN cũng làm cho nợ xấu của chi nhánh tăng lên. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay hộ SXKD trên dư nợ cho vay hộ SXKD là 0,87% năm 2010, đến năm 2012 là 1,25%. So với tổng dư nợ của tồn chi nhánh Đơng Đơ thì nợ xấu của cho vay hộ SXKD tăng lên qua các năm lần lượt là 0,05%; 0,08%; 0,13%.

Tuy nhiên, các số liệu trên cũng cho thấy so với một số chi nhánh khác cùng ngân hàng và các ngân hàng khác thì Sacombank Đơng Đơ là một chi nhánh có hoạt động vẫn ở mức ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu không bị tăng quá cao, vẫn ở mức độ cho phép. Để được như vậy do chi nhánh đã rất tích cực trong việc kiểm tra, giám sát các khoản vay, phân loại và có biện pháp xử lý kịp thời các khoản vay có vấn đề.

Chi nhánh Đông Đô mới được thành lập với các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, vì thế hệ số thu nợ là khá cao do các khoản giải ngân đến thời kỳ đáo hạn. Đây là một điểm mạnh của chi nhánh, chi nhánh nên có những biện pháp làm ổn định hoặc tăng chỉ số này để đồng thời tăng khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư.

Bảng 8: Vòng quay vốn cho vay hộ SXKD tại chi nhánh (2010-2012)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh số thu nợ cho vay hộ SXKD 162.773 204.117 251.706

Dư nợ cuối kỳ cho vay hộ SXKD 120.415 175.202 207.541

Dư nợ cho vay hộ SXKD bình quân _ 147.808 191.372

Vịng quay vốn tín dụng (lần) _ 1,38 1,32

(Nguồn: Trích báo cáo tổng hợp cho vay của chi nhánh Đơng Đơ 2010-2012)

Vịng quay vốn tín dụng phản ánh khả năng quay vịng vốn của ngân hàng là nhanh hay chậm, việc luân chuyển vốn để cho vay đối với khách hàng là nhiều hay ít. Nhìn vào bảng 7 ta thấy, vịng quay vốn tín dụng của chi nhánh là khá tốt, năm 2011 là 1,38 lần/năm, năm 2012 là 1,32 lần/năm, điều này phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động cho vay chi nhánh là chi nhánh có khả năng ln chuyển vốn tín dụng nhanh chóng.

* Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả tín dụng

Bảng 9: Thu nhập từ cho vay hộ SXKD tại Sacombank Đông Đô

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập từ lãi cho vay hộ SXKD 10.795 17.252 20.175

Tổng thu nhập 160.825 234.113 291.038

Tổng thu lãi cho vay 40.122 68.696 85.320

Mức tăng trưởng thu lãi hộ SXKD _ 59,8% 16,9%

Tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay hộ

SXKD trên tổng thu nhập 6,71% 7,35% 6,93%

trên tổng thu lãi cho vay

(Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hoạt động của Sacombank Đông Đô 2010-2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, hiệu quả cho vay hộ SXKD của chi nhánh Đông Đô tương đối tốt. Cụ thể, thu lãi cho vay hộ SXKD năm 2011 tăng mạnh lên tới 59,8% so với năm 2010; năm 2012 tốc độ thu khơng cịn mạnh mẽ mà chỉ tăng 16,9% so với năm 2011 do tình hình lạm phát, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên các hộ SXKD tỏ ra chậm chạp trong việc trả lãi ngân hàng. Tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay hộ SXKD trên tổng thu nhập có biến động nhẹ qua 3 năm lần lượt là: 6,71%; 7,35%; 6,93%. Và tỷ trọng thu lãi cho vay hộ SXKD trên tổng lãi cho vay các đối tượng khác trong 3 năm qua có xu hướng giảm dần.

Biểu đồ 3: Thu nhập từ cho vay hộ SXKD tại Sacombank Đông Đơ

(Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hoạt động của CN. Đơng Đơ)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ ràng hơn về thu nhập từ lãi cho vay hộ SXKD ngày càng tăng. Điều này cho thấy vai trò của cho vay hộ SXKD trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đây là một hoạt động nằm trong chiến lược của Sacombank về phát triển ngân hàng bán lẻ. Mặc dù tại chi nhánh Đông Đô, thu nhập từ lãi cho vay hộ SXKD còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập từ lãi cho vay , nhưng nó vẫn đạt mức tăng trưởng tuyệt đối, đem lại nguồn thu lớn cho chi nhánh Đông Đơ.

Qua các kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp tại Sacombank, chi nhánh Đông Đô tôi nhận thấy sự tăng trưởng của doanh số cho vay hộ SXKD cũng như thu nhập từ hoạt động cho vay hộ SXKD là khá tốt. Mặc dù hoạt động cho vay

hộ SXKD của Đơng Đơ đang từng bước phát triển, có những thời điểm tăng rất mạnh, có thời điểm tăng nhẹ, nhưng tỷ trọng của hoạt động này vẫn chiếm tỷ lệ ít trong tổng số hoạt động cho vay của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần phải có những giải pháp hợp lý để đạt được mức độ tăng trưởng đều, ổn định trong những năm sắp tới.

CHƯƠNG III

CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1. Một số thành tựu trong cho vay hộ SXKD tại Sacombank Đông Đô

Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động cho vay hộ SXKD tại Sacombank, chi nhánh Đông Đô ở chương 2, ta thấy trong 3 năm vừa qua, chi nhánh Đông Đơ đã có những thành cơng trong nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động cho vay hộ SXKD. Mặc dù là một chi nhánh mới thành lập từ năm 2008 nhưng Đơng Đơ đã có những thành tựu khơng thể phủ nhận:

Một là: Doanh số cho vay và dư nợ cho vay hộ SXKD tăng lên liên tục

trong 3 năm 2010-2012. Điều này chứng tỏ chi nhánh có một chính sách khách hàng hợp lý, đa dạng hóa cơ cấu khách hàng, giúp cho chi nhánh vừa giữ được khách hàng truyền thống, vừa thu hút được khách hàng mới. Bên cạnh đó, chi nhánh đã tận dụng các lợi thế của mình để thu hút khách hàng, từ đó nâng cao doanh số và dư nợ cho vay hộ SXKD và cũng từ đó mà tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ khác của ngân hàng như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chuyển tiền điện tử...

Hai là: Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, con số nợ quá hạn và nợ xấu tăng

lên là tất nhiên, trong khi các NHTM khác cịn đang cố gắng chống cự thì chi nhánh Đơng Đơ vẫn được đánh giá là có hoạt động ổn định. Mặc dù, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay hộ SXKD giai đoạn vừa qua có xu hướng tăng lên nhưng vẫn khơng ảnh hưởng lớn hoạt động cho vay của chi nhánh, những con số này vẫn nằm ở mức cho phép và có thể kiểm soát, giải quyết được.

Ba là: Cho vay hộ SXKD đem lại cho chi nhánh một khoản doanh thu lớn

thu từ hoạt động cho vay. Điều này phù hợp với tầm nhìn mà NHTMCP Sacombank đã đặt ra là: “Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương”.

Bốn là: Thái độ và trình độ của cán bộ ngân hàng, qua những đánh giá

của khách hàng cũng như kết quả hoạt động cho vay hộ SXKD cho thấy, các cán bộ của chi nhánh tuy cịn trẻ nhưng năng động, có trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng như thái độ niềm nở, nhiệt tình trong cơng việc và với khách hàng. Đây là một nét đẹp trong văn hóa kinh doanh mà Đơng Đơ đã xây dựng được kể từ khi thành lập cho đến nay.

Năm là: Chi nhánh Đông Đô thực hiện tốt các văn bản ban hành bởi

NHNN cũng như các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung và cho vay hộ SXKD nói riêng. Chi nhánh ln thực hiện đúng các quy định về trần lãi suất, thời hạn cho vay tối đa đối với từng khoản vay, đối tượng cho vay… nên khi khách hàng đến ngân hàng để vay vốn có thể yên tâm và tin tưởng vào các điều khoản và các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1. Những hạn chế trong cho vay hộ SXKD tại Sacombank Đông Đô

Mặc dù, trong những năm qua chi nhánh Đông Đô đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng hoạt động cho vay hộ SXKD của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Một là: Hiệu quả hoạt động cho vay còn chưa thực sự cao. Tuy dư nợ cho

vay hộ SXKD tăng dần qua các năm (năm 2011 tăng 31,3% so với năm 2011, năm 2012 tăng 18,5% so với 2011) tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Thêm vào đó, doanh thu thu được từ cho vay hộ SXKD tăng nhưng mức sinh lời từ hoạt động này vẫn cịn thấp do chi phí phát sinh cho hoạt động này cao hơn so với các loại cho vay khác.

Hai là: Cũng theo số liệu đã thu thập được thì ta thấy, hoạt động cho vay

hộ SXKD của ngân hàng thời gian gần đây có xuất hiện nợ quá hạn và nợ xấu, những con số này đang có xu hướng tăng trong 3 năm trở lại đây, năm 2010 nợ xấu cho vay hộ SXKD là 542 triệu đồng nhưng đến năm 2010 con số này đã là

1.574 triệu đồng, tăng lên gần 3 lần so với năm 2010. Điều này đã làm giảm chất lượng của nghiệp vụ này.

Ba là: Cũng theo như kết quả điều tra khách hàng của chi nhánh và điều

tra cán bộ ngân hàng ta thấy: yếu tố điều kiện và thủ tục cho vay được khách hàng cho điểm khá thấp (mean= 2,5; min= 1; max= 3) cịn NVNH cho điểm ở mức trung bình (mean= 3,7; min= 3). Điều này khẳng định hồ sơ xin vay vốn còn chưa linh hoạt, thủ tục còn rườm rà, quá nhiều giấy tờ.

Bốn là: các chỉ tiêu về khả năng phản ứng của NVNH khi xử lý các tình

huống và độ thấu cảm của NVNH đối với khách hàng chưa được khách hàng đánh giá cao khi họ chỉ đánh giá các yếu tố thuộc các chỉ tiêu này của chi nhánh Đơng Đơ ở mức trung bình. Trong khi đó, qua khảo sát các NVNH cho thấy họ chưa thực sự nhìn nhận đúng khả năng của họ.

Năm là: Về quy trình cho vay qua khảo sát khách hàng vào NVNH tôi đã

tìm ra trong quy trình cho vay của chi nhánh cịn một vài điểm chậm trễ gây khó khăn, đặc biệt giai đoạn ký hợp đồng tín dụng và giải ngân khoản vay bị khách hàng đánh giá khá thấp vì họ có tâm lý khơng hài lịng khi phải chờ đợi lâu, mất nhiều thời gian.

3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay hộ SXKDtại Sacombank Đông Đô tại Sacombank Đông Đô

* Nguyên nhân khách quan:

- Thách thức từ môi trường kinh tế: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 kéo dài cho tới bây giờ làm cho giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng liên tục như giá xăng dầu, giá điện, nước, giá thực phẩm… khiến chi phí phục vụ SXKD tăng mạnh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của các hộ gia đình, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ SXKD. Thị trường tiền tệ biến động lớn, thay đổi lãi suất, lạm phát tăng cao gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Các văn bản pháp luật về cho vay hộ SXKD chưa được hoàn thiện. Các điều kiện pháp lý trong hoạt động cho vay hộ SXKD còn chung chung, hồ sơ xin vay vốn cịn nhiều thủ tục khơng cần thiết. Hiện tại các ngân hàng chỉ dựa vào

các luật, quyết định hướng dẫn chung về nghiệp vụ cho vay, đảm bảo khi cấp tín dụng cho khách hàng của NHNN ban hành.

- Môi trường tự nhiên là yếu tố thường xuyên tạo ra thách thức, khó khăn lớn tới hoạt động sản xuất của những ngành nghề nông- lâm- ngư nghiệp. Thời tiết, khí hậu miền Bắc nước ta liên tục biến đổi, thiên tai như hạn hán, lũ lụt… có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng vấn đề dự báo thời tiết ở nước ta còn chưa tốt, dự báo cịn nhiều sai sót là ngun nhân dẫn đến hộ SXKD chưa thể có cơ sở chính xác để phịng tránh thiên tai.

- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đối thủ cạnh tranh. Áp lực cạnh tranh không những đến từ các ngân hàng trong nước cùng hoạt động trên cùng địa bàn như GP Bank, Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB… mà còn tới từ các ngân hàng nước ngồi và các cơng ty tài chính cũng triển khai hoạt động cho vay hộ SXKD. Các ngân hàng trên đã có những thành cơng nhất định, có thị phần khách hàng lớn trên địa bàn khi họ là những ngân hàng tới trước trên địa bàn quận Cầu Giấy. Đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng khá lớn, gây ra khó khăn cho chi nhánh Đông Đô trong giai đoạn kinh doanh vừa qua.

*Nguyên nhân chủ quan:

- Hồ sơ xin vay vốn dành cho hộ SXKD còn nhiều giấy tờ rườm rà mà

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – thương tín, chi nhánh đông đô (Trang 33 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)