Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắnhạn tại HDBank –

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) chất lượng cho vay ngắn hạn tại HDBank – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắnhạn tại HDBank –

nhánh Hồn Kiếm

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ngắn hạn của HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm, căn cứ vào định hướng phát triển của chi nhánh, em xin đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của HDBank – Hoàn Kiếm.

 Biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn - Biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn

Thu thập, phân tích và xử lý kịp thời chính xác các thơng tin liên quan đến hoạt động SXKD của khách hàng.

Trong giai đoạn thẩm định án (giai đoạn quyết định sự an toàn của khoản vay), cán bộ tín dụng phải nắm được thơng tin tài chính cũng như các thơng tin phi tài chính của khách hàng để ra quyết định cho vay đảm bảo có hiệu quả. u cầu thơng tin phải chính xác, kịp thời, đầy đủ. Trên cơ sở những thơng tin thu thập được cần phân tích cẩn thận để có quyết định đúng đắn, tránh để xảy ra rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn...

Sau khi cho vay, cần phải liên tục đánh giá mức độ rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn đó để dễ dàng nắm bắt tình hình và có những biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết.

Hạn chế rủi ro mang tính hệ thống bằng cách ln tiến hành kiểm tra song song với tiến trình cơng việc.

- Biện pháp xử lý nợ quá hạn

Tăng thêm vốn cho khách hàng: Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khách hàng có những bất ổn về tình hình tài chính, tuy nhiên, ngân hàng xét thấy những bất ổn đó chỉ là tạm thời hoặc doanh nghiệp có cố gắng lớn để khắc phục khó khăn, khơi phục SXKD. Biện pháp này được đánh giá cao bởi nó khơng những khơng đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản mà còn giúp doanh nghiệp vực dậy, khôi phục sản xuất, mặt khác ngân hàng cũng có thể thu nợ và tạo ra tính thân thiện, gắn kết giữa ngân hàng với khách hàng.

vấn về phương hướng SXKD, tư vấn về thông tin thị trường... giúp doanh nghiệp thốt khỏi tình cảnh khó khăn và cũng có tác dụng cải thiện quan hệ ngày càng sâu sắc giữa ngân hàng với khách hàng.

Kêu gọi sự bảo lãnh của người khác có khả năng về tài chính đối với khoản vốn mà doanh nghiệp đã vay. Biện pháp này tạo ra nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng nếu nguồn thứ nhất khơng đủ hoặc khơng có khả năng thanh tốn cho ngân hàng.

 Nâng cao công tác thẩm định

* Nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng:

Để nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng cần chú ý xây dựng phương pháp phân tích kinh tế và xếp loại khách hàng. Muốn đánh giá khách hàng chính xác cần phải:

- Đánh giá tư cách đạo đức, tính pháp lý và ý thức chấp hành pháp luật của khách hàng.

- Xem xét vốn tự có, năng lực kinh doanh, kinh nghiệm về tổ chức quản lý, kinh doanh của khách hàng.

- Uy tín, chất lượng của sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động của khách hàng. - Các thơng tin khác về tình hình cơng nợ, khả năng thanh tốn của khách hàng. * Tăng cường thẩm định trước khi cho vay:

- Thẩm định tư cách pháp nhân: Để đánh giá tư cách pháp nhân của khách hàng có thể xem xét trên các khía cạnh sau:

+ Quyết định thành lập: Quyết định thành lập của khách hàng cho phép ngân hàng khẳng định được tư cách của đơn vị và hoạt động doanh nghiệp phù hợp với luật định. Đây là cơ sở đầu tiên ngân hàng xem xét khi lựa chon khách hàng đầu tư vốn.

+ Điều lệ hoạt động: Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp cho biết những quy định về tổ chức và hoạt động của khách hàng, nhất là thẩm quyền của HĐQT, giám đốc điều hành. Một doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức nà, do ai lãnh đạo là những yếu tố rất quan trọng có thể dẫn đến sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi đánh giá khách hàng, ngân hàng cần quan tâm xem xét liệu người lãnh đạo với trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức như vậy có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình, đảm bảo hồn trả khoản vay đầy đủ, đúng hạn không?

+ Giấy phép kinh doanh: Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động theo đúng ngành nghề mà pháp luật cho phép. Ngân hàng chỉ cho vay những đối tượng phục vụ cho quá trình SXKD của doanh nghiệp theo đúng quy định và từ chối cho vay đối với những lĩnh vực không thuộc phạm vi quy định của giấy phép kinh doanh.

- Thẩm định dự án xin vay: Căn cứ vào dự án vay vốn và các tài liệu liên quan mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng phải làm rõ các nội dung như sau: tính hiệu quả của dự án, sự phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của địa phương và tổ chức đoàn thể.

* Ngoài ra, cần đi sâu vào các nội dung sau:

- Khả năng cung cấp ổn định các yếu tố đầu vào để thực hiện dự án. - Xem xét về phương diện kỹ thuật của dự án.

- Căn cứ vào tình hình thị trường để thẩm định khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, khách hàng tiêu thụ, số lượng, chủng loại...

- Thẩm định tài chính của dự án: Nguồn thu vủa dự án phải đảm bảo trả lãi và trả nợ gốc cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Một dự án có thể giải quyết cho vay được thì đối tượng cho vay của nó phải luân chuyển tốt, sản phẩm của nó được thị trường chấp nhân, nguồn thu từ dự án đảm bảo bù đắp chi phí SXKD, nộp thuế, trả lãi ngân hàng và có lãi.

- Thẩm định tài sản thế chấp: Để đảm bảo tính hồn trả đúng thời hạn của khoản vay ngắn hạn, HDBank – Hồn Kiếm ngồi việc tính tốn khả năng thu nợ từ dự án của người vay, cịn cần phải có một bảo đảm khác cho món vay đó là tài sản thế chấp. Đây là điều kiện, là cơ sở quan trọng cho việc thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Tuy vậy, việc dùng tài sản thế chấp khơng phải là mục đích, chỉ là phương tiện, là biện pháp cuối cùng để phịng ngừa rủi ro. Khơng có tài sản thế chấp nào tốt hơn hiệu quả SXKD của người vay vốn. Khi thẩm định tài sản thế chấp cần lưu ý tính pháp lý của tài sản thế chấp, quyền sở hữu, giá trị và khả năng chuyển nhượng trên thị trường.

 Tăng cường marketing ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý Xây dựng phong cách giao dịch hiện đại văn minh lịch sự đối với mỗi giao dịch viên, xây dựng chương trình quảng bá khuyến mại lớn trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các hội chợ về tiền tệ, tài chính, ngân hàng,…

Xây dựng các chính sách ưu đãi về lãi suất, về các tiện ích phục vụ cho khách hàng truyền thống. Tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó lâu dài với các khách hàng truyền thống thông qua các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của đơn vị để phục vụ một cách tốt nhất.

Khi khách hàng có khó khăn về tài chính, ngân hàng nên đáp ứng dần những dịch vụ từ thấp đến cao, giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính trên cơ sở vẫn đảm bảo an tốn tín dụng. Như vậy, ngân hàng vừa giúp đỡ được doanh nghiệp vừa tạo ra khách hàng tiềm năng lâu dài. Chi phí để giữ một khách hàng khơng nhỏ nhưng chi phí để có một khách hàng mới lớn hơn. Do vậy, việc xây dựng một chính sách khách hàng tốt, củng cố và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng cũ là một yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh việc xây dựng chính sách khách hàng để mở rộng và thu hút thêm các đối tượng khách hàng mới. Góp phần nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn.

 Tăng cường kiểm tra các khoản nợ tín dụng

Đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng, hồn tất cho vay mới chỉ là bước đầu của quy trình tín dụng. Một quy trình cho vay chỉ hồn chỉnh khi khách hàng trả nợ và ngân hàng hoàn tất hồ sơ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay ngắn hạn cần hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro phát sinh và đề ra các biện pháp hữu hiệu xử lý món vay có vấn đề.

Giám sát các món vay: Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động SXKD của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý phù hợp với tình hình. Tuy nhiên hiện nay tại chi nhánh không được cung cấp đầy đủ và thường xuyên từ phía khách hàng, nhất là thơng tin về kế tốn tài chính. Để khắc phục tình trạng này, cán bộ tín dụng cần ln tận dụng triệt để những lần khách hàng đến trả lãi,

khi đến trực tiếp để thu thập thông tin từ khách hàng hay những người quen biết khách hàng. Trực tiếp đến nơi sản xuất của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp hoàn tất việc thực thi dự án vay vốn.

Cán bộ tín dụng phải cập nhật thơng tin khách hàng dưới dạng báo cáo và biên bản làm việc kèm trong hồ sơ vay vốn. Nắm bắt tình hình một cách chắc chắn với một ý thức trách nhiệm cao là chìa khóa tốt nhất giúp cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ món vay cũng như phát hiện kịp thời và xử lý những món vay có vấn đề đạt hiệu quả mong muốn. Hạn chế được rủi ro đạo đức từ phía khách hàng vay vốn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh kèm theo số tiền trả nợ định kỳ. Các khoản nợ gốc lớn, trước khi đến hạn ngân hàng cần có sự nhắc nhở xem khách hàng có thể trả nợ đúng hạn không. Nếu phát hiện là không đủ khả năng trả nợ thì ngân hàng phải điều tra ngay để có thể giải pháp kịp thời. Nế khơng có cách nào cứu vãn thì ngân hàng phải tìm mọi cách thu hồi nợ ngay để tránh mọi rủi ro ở mức thấp nhất.

Bên cạnh công tác kiểm tra khách hàng, để nâng cao chất lượng tín dụng, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt cịn phải thực hiện với nội bộ ngân hàng. Công tác này phải được thực hiện theo hướng: Thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý, có hiệu quả để giám sát các quá trình vận động của vốn tín dụng từ cho vay đến khi thu hồi hết nợ. Dựa trên quan điểm phịng chống sai sót và hiệu quả tín dụng, ngân hàng cần tiến hành kiểm sốt nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc, cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý.

 Giải pháp về nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua xây dựng phương án bố trí nhân sự và quy hoạch cán bộ phù hợp mạng lưới hoạt động của chi nhánh, động viên khuyến khích cán bộ tham gia các kỳ thi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và các lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và chuyên môn, học tập các văn bản chế độ chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của ngành. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban.

Để tăng cường nâng cao trình độ cán bộ, ngay từ khâu tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ cần phải đổi mới, tuân thủ đúng quy trình, quy chế thi tuyển cơng khai, nghiêm túc. Kiên quyết đưa ra khỏi ngân hàng những cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn hoặc đạo đức tác phong yếu kém. Đặc biệt đối với cán bộ tín dụng có biểu hiện tiêu cực.

Ngân hàng nên thực hiện phân cơng theo hướng chun mơn hố đối với từng cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) chất lượng cho vay ngắn hạn tại HDBank – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)