Phân tích dữ liệu trên cơ sở thứ cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh hà nội (Trang 28 - 41)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng

2.3.2 Phân tích dữ liệu trên cơ sở thứ cấp

2.3.2.1 Tình hình tín dụng ngắn hạn của NH thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội

Bảng 2.3: Bảng phân loại nguồn vốn huy động

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 SS năm 2011 vớinăm 2010 SS năm 2012 vớinăm 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 2,174,536 100 2,504,930 100 2,666,407 100 330,394 15.19 161,477 6,20 Phân loại theo thời gian

Tiền gửi không kỳ

hạn 566,731 26.06 495,061 19.76 453,623 17.01 -71,670 12.65- -41,438 -8,37 Tiền gửi có kỳ hạn 1,607,805 73.94 2,009,869 80.24 2,212,784 82.99 402,064 25.00 202,915 10.10 Phân loại theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi dân cư 1,775,908 81.67 2028,301 80.97 2,176,403 81.62 252,393 14.21 148,102 7.30 Tiền gửi tổ chức

kinh tế 398,628 18.33 476,629 19.03 490,004 18.38 78,001 19.57 13,375 2.81 Phân loại theo tiền tệ

Dư nợ nội tệ 1,473,573 67.76 1,910,238 76.26 1,989,649 74.62 436,665 29.63 79,411 4.16 Dự nợ ngoại tệ 700,963 32.24 594,692 23.74 676,758 25.38 -106,271 -

15.16 82,066 13.80

(Nguồn: Phịng tín dụng)

Trong thời gian này, việc huy động vốn của chi nhánh diễn ra khá ổn định với tốc độ tăng trưởng không cao, tập trung chủ yếu vào tiền gửi dân cư với thời hạn dài để đảm bảo tính ổn định và lâu dài cho nguồn vốn.

Biểu đồ 2.1: Tình hình vốn huy động trong ba năm 2010 – 2012

(Nguồn: Phòng tổng hợp)

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 2,174,536 triệu đồng. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 2,504,930 triệu đồng tăng 330,394 triệu đồng so với năm 2010 tốc độ tăng trưởng là 15.19%. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 2,666,407 triệu đồng tăng 161,477 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 6.02% giảm đi so với năm 2011 do nền kinh tế vào năm 2012 gặp khó khăn và mang đến những tác động khơng tốt. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi của khách hàng cá nhân với tỷ trọng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 81.67%; 80.97%; 81.62% và với tỷ lệ huy động VNĐ và huy động ngoại tệ năm 2012 là 74.62% và 25.38%. Cơ cấu nguồn vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đang có sự chuyển dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần. Đây cũng là xu hướng chung của các NH thương mại trong thời gian gần đây.

- Theo thời gian: lượng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn đều tăng. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ dưới đây

Biểu đồ 2.2: Phân loại nguồn vốn huy động

(Đơn vị: triệu đồng)

Tiền gửi có kỳ hạn tăng từ mức 1,607,805 triệu đồng năm 2010 lên đến 2,009,869 triệu đồng trong năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng là 24.25%. Năm 2011 con số này lại tăng 202,915 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn là 10.10%.

Tiền gửi không kỳ hạn giảm ở mức 566,731,731 tỷ xuống đến 495,061,061 triệu đồng trong năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng là -12.65%. Năm 2012 lại tiếp tục giảm 41,438 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn so với năm trước là 8.37%. Với mục tiêu đảm bảo tính ổn định nhưng xu hướng tỷ trọng tiền gửi khơng kỳ hạn có giảm nhẹ qua các năm.

- Theo đối tượng khách hàng: Số lượng các loại tiền gửi đều tăng, tỷ trọng tiền gửi từ dân cư luôn chênh lệch không nhiều so với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, nhưng sự chênh lệch này đang có xu hướng giảm dần.

- Phân loại tiền tệ: Lượng tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn và tăng trưởng đều qua các năm trong khi tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng giảm dần do trong giai đoạn kinh tế đang khó khăn, thị trường có nhiều biến động, ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng do đó làm đồng Việt Nam mất giá và người dân có tâm lý găm giữ ngoại tệ và ít gửi vào NH hơn.

- Nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trong các năm vừa qua với tốc độ tăng trưởng khá nhanh là tín hiệu tốt cho thấy chi nhánh đang đi đúng hướng trong việc thực hiện các chính sách huy động vốn của mình. Với mục tiêu tăng trưởng bền vững và lâu dài, chi nhánh nên tiếp tục tiếp cận các khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để nắm bắt xu thế thu hút thêm khách hàng.

2.3.2.1.2Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng trong năm 2011 và chững lại ở năm 2012.

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng năm 2010 – 2011 – 2012

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ tín dụng 3,727,960 100 4,488,386 100 4,988,863 100 Tín dụng ngắn hạn 2,854,734 76.58 3,027,615 67.45 2,988,959 59.91 Tín dụng trung và dài hạn 873,226 23.42 1,460,771 32.55 1,999,904 40.09

Ta có thể thấy cơ cấu tín dụng tập trung chủ yếu ở tín dụng ngắn hạn, với tỷ lệ tăng trưởng không đồng đều lần lượt qua các năm là 76.58%; 67.45% và 59.91% phản ánh một cách rõ rệt sự giảm xuống trong cơ cấu tín dụng ngắn hạn và sự tăng lên trong cơ cấu trung và dài hạn. Mặc dù tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm thành phần chủ yếu trong cơ cấu tín dụng của NH nhưng đã có sự giảm xuống rõ rệt từ năm 2010 là 76.58% xuống cịn 59.91% trong năm 2012.

Nhìn vào dư nợ tín dụng và mức độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn qua các năm, ta có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh tăng trưởng khá nhanh vào năm 2011 là 3,027,615 triệu đồng với mức tăng 172,881 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng là 6.06%. Nhưng đến năm 2012, dư nợ tín dụng đã giảm xuống một cách khá đột ngột còn 2,988,959 triệu đồng, giảm 1.28% so với năm 2011. Biểu đồ sau đây thể hiện rõ sự biến động của dư nợ tín dụng trong chi nhánh

Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng năm 2010 – 2011 – 2012

(Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Phịng tín dụng)

2.3.2.2 Phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn của NH thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.

2.3.2.2.1Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn nói chung của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.

Hoạt động tín dụng hiện nay của NH là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho NH, luôn chiếm tỷ trọng cao thường chiếm tới trên 75% trong tổng nguồn thu của chi nhánh, mặc dù hoạt động này mang nhiều tiềm ẩn rủi ro xong cũng phải kể đến rằng hoạt động này ln được chú trọng hàng đầu. Trong đó, tín dụng ngắn hạn lại là loại hình tín dụng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với trung và dài hạn, chiếm đến gần 70%.

Là một NH có truyền thống lâu đời trong họat động cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và có liên quan đến các yếu tố nước ngồi, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội cũng không phải là một chi nhánh ngoại lệ. Công tác tín dụng của chi nhánh tiếp tục với phương châm “Hiệu quả & An toàn”, với nỗ lực của các cán bộ NH Ngoại thương Hà Nội, dư nợ tín dụng đến tháng 12/2012 đạt 2,988,959 triệu đồng, đạt 87% kế hoạch năm 2012, chiếm 1,46% thị phần thành phố Hà Nội. Số khách hàng là doanh nghiệp vay vốn là 133 doanh nghiệp, chiếm chủ yếu đến 80% loại hình khách hàng vay vốn. Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, chi nhánh đã phát triển để mở các gói hỗ trợ vốn cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh. Chi nhánh đã và đang mở rộng thêm loại hình cho vay thể nhân với nhiều hình thức cho vay hấp dẫn: mua ô tô mới, sửa nhà, phát triển kinh tế - tư nhân - gia đình, du học, mua nhà, xây dựng văn phịng…

Cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước tiếp tục được hồn thiện tạo mơi trường pháp lý hồn chỉnh đã tác động đến q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và họat động NH. Trong đó có Luật đất đai, luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, luật doanh nghiệp, luật dân sự… có tác động mạnh mẽ.

Được đi vào họat động từ 01/03/1985, chi nhánh Ngoại thương Hà Nội có một nền tảng tương đối tốt với đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn tương đối đồng đều, sự hăng hái nhiệt tình của lớp trẻ, sự đồn kết gắn bó của các cán bộ chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh cũng gặp phải khơng ít khó khăn trong cơng tác xây dựng thế vị trên địa bàn thủ đơ vốn đã có khơng ít đối thủ cạnh tranh. Phịng tín dụng cũng khơng nằm ngồi những thuận lợi khó khăn đó. Đội ngũ cán bộ phịng tín dụng – chi nhánh NH Ngoại thương Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ năm 2012.

Để chuẩn hóa q trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với các khách hàng, các NH thường đưa ra quy trình phân tích tín dụng. Khi cho vay thì đều phải tuân thủ theo quy trình phân tích tín dụng này. Quy trình tín dụng ngắn hạn là các bước mà cán bộ tín dụng, các phịng ban có liên quan trong NH buộc phải thực hiện khi cho khách hàng vay vốn ngắn hạn. quy trình phân tích ngắn hạn bao gồm 4 bước sau

Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hàng

Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất quyết định đến chất lượng tín dụng ngắn hạn. Cơng việc chủ yếu là tìm kiếm, thu thập và xử lý các thơng tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay, uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay.

Phương pháp chủ yếu để thu thập và xử lý thơng tin khách hàng có thể thơng qua việc phỏng vấn trực tiếp, các số liệu trong báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, kết quả lưu chuyển tiền tệ. Ngồi ra, có thể mua hoặc tìm kiếm thơng tin qua các trung gian như các cơ quan quản lý, qua các đối tác… Thông qua các biện pháp thu thập, NH sẽ có một cái nhìn tồn diện về khách hàng có nhu cầu vay vốn và tiến hành tổng hợp phân tích những thơng tin đó để đưa ra quyết định cho vay hay khơng cho vay đối với khách hàng đó.

Nội dung phân tích

- Đánh giá tài sản của khách hàng: Đánh giá những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Họat động tín dụng ngắn hạn của NH có liên quan chặt chẽ đến tình hình ngân quỹ của khách hàng.

- Đánh giá các khoản nợ: NH phải xem xét các khoản nợ phải trả trong hiện tại và tương lai của khách hàng. Nếu khoản vay của khách hàng có hạn phải trả ở trong năm thì các khoản nợ đến hạn và khả năng ngân quỹ trong năm của khách hàng là những yếu tố chính để quyết định cho vay hay khơng của NH. Ngồi ra, cũng nên quan tâm đến các yếu tố như nợ quá hạn và các nguyên nhân, các chủ nợ của khách hàng, nhà cung cấp

- Khả năng thanh khoản - Nợ quá hạn ngắn hạn

Bước 2: Xác định hạn mức tín dụng đối với khách hàng

- Đề xuất hạn mức tín dụng - Phê duyệt hạn mức tín dụng

- Rà sốt và xác định hạn mức tín dụng - Điều chỉnh hạn mức tín dụng

Bước 3: Cấp tín dụng

- Cho vay vốn lưu động và đầu tư dự án - Mở L/C, phát hành bảo lãnh chứng khốn

- Quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng, phát hiện và xử lý các dấu hiệu rủi ro - Điều chỉnh tín dụng

- Thu nợ

- Xử lý các khoản nợ có vấn đề

- Thanh lý hợp đồng và giải quyết tài sản đảm bảo.

2.3.2.2.3Chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.

Trong bảng cân đối kế tốn của chi nhánh, hoạt động tín dụng và đầu tư đem lại nguồn thu chính cho NH. Trong tổng dư nợ tín dụng thì tín dụng ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy, tín dụng ngắn hạn có vai trị rất quan trọng đối với NH. Với đặc điểm của tín dụng ngắn hạn đó là vịng quay vốn nhanh, do đó trong điều kiện của nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển nên có nhiều mâu thuẫn, chưa bắt kịp với thế giới dẫn đến nền kinh tế phát triển chưa ổn định. Mặt khác, chi nhánh NH TMCP Ngoại thương Hà Nội lại nằm trong khu vực đông dân cư, nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp và dân cư, là địa bàn có nhu cầu vốn đặc biệt lớn. Với các đặc điểm vĩ mô và vi mơ như vậy thì tín dụng ngắn hạn khơng những đem lại những nguồn thu chính cho NH mà cịn đảm bảo an tồn, khả năng cạnh tranh cho NH. Đó là cơ sở để tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh phát triển. Mặc dù vậy, do diễn biến xấu của nền kinh tế Việt Nam nói chung và diễn biến phức tạp của ngành NH nói riêng, dư nợ tín dụng trong năm 2012 có sự giảm sút so với năm 2011. Đây là hệ quả của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NH Việt Nam nói riêng để cùng nhau đối phó với tình trạng lạm phát và nợ xấu leo thang.

- Về hiệu suất sử dụng vốn:

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết tình hình sử dụng nguồn vốn của NH vào hoạt động tín dụng, một hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM ở Việt Nam hiện nay, chỉ số này càng cao càng thể hiện NH đang tận dụng tốt nguồn vốn vào hoạt

tài sản tài chính nhằm phân tán rủi ro cho NH và cũng để đề phòng rủi ro thanh khoản cho NH. Ở các nước phát triển tỷ lệ này là tương đối thấp chỉ vào khoảng 30%.

Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Thực hiện 2010 Thực hiện 2011 Thực hiện 2012 So sánh năm 2011 với năm 2012 (%) So sánh năm 2012 với năm 2011 (%) Tổng dư nợ cho vay 2,854,734 3,027,615 2,988,959 6.056 -1.277

Tổng nguồn vốn huy động 2,174,536 2,504,930 2,666,407 15.194 6.446 Hiệu suất sử dụng vốn 131.28% 120.867% 112.097% -7.932 -7.256

(Nguồn: Phịng tín dụng)

Từ bảng trên ta thấy rằng cơng tác huy động vốn của NH cịn có hạn chế nguồn vốn huy động khơng đáp ứng đủ cho dư nợ tín dụng tại mọi thời điểm chính vì việc mất cân đối giữa huy động và cho vay đã tạo ra rất nhiều áp lực trong kinh doanh của chi nhánh và việc kinh doanh của chi nhánh đạt kết quả khơng được cao mặc dù theo kế hoạch vẫn hồn thành chỉ tiêu kinh doanh (do phải thường xuyên điều chỉnh kế hoạch với hội sở chính). Với thực tại kinh doanh theo cách quản lý vốn tập trung thì hiệu suất sử dụng vồn của chi nhánh cao lại là không tốt làm cho lợi nhuận của chi nhánh không cao. Và điều quan trọng là chi nhánh không chủ động trong kinh doanh và ln phải nằm trong tình trạng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và kế hoạch lợi nhuận.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tổng vốn huy động và tổng dư nợ cho vay

(Đơn vị: triệu đồng)

- Nợ quá hạn

Khi đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn, ta cần phải xem xét nợ ngắn hạn quá hạn vì nợ ngắn hạn quá hạn cao cũng có nghĩa là NH khơng thu được lãi và gốc cho vay đúng hạn. Nói cách khác, nó làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn của NH. Nhận thức rõ được

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh hà nội (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)