Phân loại nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh hà nội (Trang 30 - 32)

(Đơn vị: triệu đồng)

Tiền gửi có kỳ hạn tăng từ mức 1,607,805 triệu đồng năm 2010 lên đến 2,009,869 triệu đồng trong năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng là 24.25%. Năm 2011 con số này lại tăng 202,915 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn là 10.10%.

Tiền gửi không kỳ hạn giảm ở mức 566,731,731 tỷ xuống đến 495,061,061 triệu đồng trong năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng là -12.65%. Năm 2012 lại tiếp tục giảm 41,438 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn so với năm trước là 8.37%. Với mục tiêu đảm bảo tính ổn định nhưng xu hướng tỷ trọng tiền gửi khơng kỳ hạn có giảm nhẹ qua các năm.

- Theo đối tượng khách hàng: Số lượng các loại tiền gửi đều tăng, tỷ trọng tiền gửi từ dân cư luôn chênh lệch không nhiều so với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, nhưng sự chênh lệch này đang có xu hướng giảm dần.

- Phân loại tiền tệ: Lượng tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn và tăng trưởng đều qua các năm trong khi tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng giảm dần do trong giai đoạn kinh tế đang khó khăn, thị trường có nhiều biến động, ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng do đó làm đồng Việt Nam mất giá và người dân có tâm lý găm giữ ngoại tệ và ít gửi vào NH hơn.

- Nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trong các năm vừa qua với tốc độ tăng trưởng khá nhanh là tín hiệu tốt cho thấy chi nhánh đang đi đúng hướng trong việc thực hiện các chính sách huy động vốn của mình. Với mục tiêu tăng trưởng bền vững và lâu dài, chi nhánh nên tiếp tục tiếp cận các khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để nắm bắt xu thế thu hút thêm khách hàng.

2.3.2.1.2Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng trong năm 2011 và chững lại ở năm 2012.

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng năm 2010 – 2011 – 2012

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ tín dụng 3,727,960 100 4,488,386 100 4,988,863 100 Tín dụng ngắn hạn 2,854,734 76.58 3,027,615 67.45 2,988,959 59.91 Tín dụng trung và dài hạn 873,226 23.42 1,460,771 32.55 1,999,904 40.09

Ta có thể thấy cơ cấu tín dụng tập trung chủ yếu ở tín dụng ngắn hạn, với tỷ lệ tăng trưởng không đồng đều lần lượt qua các năm là 76.58%; 67.45% và 59.91% phản ánh một cách rõ rệt sự giảm xuống trong cơ cấu tín dụng ngắn hạn và sự tăng lên trong cơ cấu trung và dài hạn. Mặc dù tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm thành phần chủ yếu trong cơ cấu tín dụng của NH nhưng đã có sự giảm xuống rõ rệt từ năm 2010 là 76.58% xuống cịn 59.91% trong năm 2012.

Nhìn vào dư nợ tín dụng và mức độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn qua các năm, ta có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh tăng trưởng khá nhanh vào năm 2011 là 3,027,615 triệu đồng với mức tăng 172,881 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng là 6.06%. Nhưng đến năm 2012, dư nợ tín dụng đã giảm xuống một cách khá đột ngột còn 2,988,959 triệu đồng, giảm 1.28% so với năm 2011. Biểu đồ sau đây thể hiện rõ sự biến động của dư nợ tín dụng trong chi nhánh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)