5. Kết cấu khóa luận
3.1. Các kết luận về tình hình sử dụng tài sản cố định của Cơng ty TNHH Thắng Lợi
3.1.1.1. Công ty chủ động đổi mới mua sắm máy móc, lựa chọn máy móc phù hợp với nhu
cầu sản xuất thực tế của công ty.
Công tác đầu tư mua sắm mới tài sản cố định là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa sự bỏ vốn đầu tư dài hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của cơng ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm tài sản cố định là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích kỹ lưỡng.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, công ty đang trong giai đoạn di chuyển, mở rộng phân xưởng ra khu công nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh cơng ty đã chủ động tìm tịi, lựa chọn đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị, phương tiện quản lý hiện đại. Việc lựa chọn nguồn cung cấp máy móc thiết bị cũng được cơng ty chú trọng.
Hiện nay, máy móc thiết bị của cơng ty chủ yếu được nhập ngoại từ các nước như: Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…Việc tiến hành đầu tư, mua sắm tài sản cố định chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết và phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.
Nguyên nhân:
o Trước khi quyết định đầu tư mới tài sản cố định công ty TNHH Thắng lợi đã thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu về vấn đề này. Bộ phận này chịu trách nhiệm nghiên cứu yếu tố kỹ thuật của tài sản cố định như: công suất, tuổi thọ, sự tiến bộ khoa học. Sau khi xem xét
những yếu tố trên thì bộ phận này sẽ tiếp tục xem xét giữa nhu cầu đổi mới tài sản cố định với thực trạng của công ty.
o Bên cạnh đó cơng ty cịn nhận được sự giúp đỡ của giáo sư, tiến sĩ đầu ngành khoa luyện kim và đúc nhiệt luyện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, hội đồng tư vấn kỹ thuật như: GS TS Phùng Viết Ngư, TS Nguyễn Hoàng Việt, PGS TS Đinh Quảng Năng và những kỹ sư giàu kinh nghiệm khác.
o Bộ phận chuyên nghiên cứu này cân nhắc kỹ lưỡng phù hợp cả về mặt kinh tế và mặt kỹ thuật, các chi phí liên quan đến chi phí mua tài sản cố định, chí phí để vận hành, mức hao phí nguyên liệu, chi phí bảo hành, bảo dưỡng.
o Năm 2010 có doanh thu cao hơn năm 2009 là 14.416.520.862 đ và bằng 0,32 lần năm 2009 chứng tỏ sau những nỗ lực mở rộng sản xuất kinh doanh mua sắm thêm nhiều tài sản cố định thì cơng ty đã gặt hái được những thành cơng đáng kể. Đó chính là nền móng kinh tế để công ty tiếp tục đầu tư thêm về tài sản cố định trong các năm tiếp theo.
3.1.1.2. Công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định của cơng ty ngày càng có chất
lượng và hiệu quả hơn, cụ thể như sau:
Hệ số sử dụng tài sản cố định đều bằng 1 điều này chứng tỏ nguồn lực là tài sản cố định được huy động và khai thác triệt để phục vụ hoạt động kinh doanh đem lại doanh thu cao cho công ty. Hệ số sinh lời của tài sản cố định tăng theo các năm, năm 2012 đạt hệ số cao nhất và cao hơn năm 2011 là 0,02 lần.
Do hiểu được sâu sắc rằng hiệu quả làm việc của các phân xưởng sản xuất là yếu tố chính tác động mang tính cạnh tranh của các sản phẩm, do đó cơng ty tiến hành nghiên cứu tính năng tác dụng của từng chủng loại trang thiết bị để phù hợp với mặt bằng của công ty, và chức năng của các phân xưởng, theo từng công đoạn sản xuất của các phân xưởng.
Hệ số mài mịn của cơng ty khá nhỏ là do bên cạnh công tác đầu tư mua sắm những tài sản cố định mới cơng ty cịn thanh lý và nhượng bán những tài sản cố định cũ, hết khả năng hoạt động và khơng phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của cơng ty.
Ngun nhân:
o Sau những bỡ ngỡ, khó khăn của cơng tác di dời phân xưởng, qua quá trình hoạt động rút ra kinh nghiệm và dần dần cải tiến thì trình độ quản lý, sử dụng tài sản cố định của công ty ngày càng hiệu quả và chất lượng hơn.
3.1.1.3. Công ty đã chủ động học hỏi chế tạo ra tài sản cố định phục vụ cho công tác sảnxuất của doanh nghiệp. xuất của doanh nghiệp.
Nam định là tỉnh có nghề truyền thống về nghề đúc, mặt khác lại có vị trí thuận lợi gắn với trung tâm công nghiệp sản xuất xi măng tại các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, có vị trí thuận lợi để cung cấp các sản phẩm cho ngành khai thác mỏ vì vậy việc phát triển ngành đúc phục vụ cho ngành xi măng, khai thác mỏ là phù hợp với định hướng phát triển các ngành cơ khí của mình.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng công nghệ đúc thông thường đã cải tiến được thực hiện với khuôn cát và khn kim loại do đó có nhiều nhược điểm: chế tạo khn máy đắt tiền; độ bền khuôn hạn chế khi đúc thép, khó đúc những vật thành mỏng và hình dáng phức tạp.
Kết hợp với những thành tựu về khoa học mà công ty đã đạt được như những tài sản cố định mà công ty đang sở hữu: dây chuyền công nghệ Châu Âu. Một số sản phẩm đã hội tụ đầy đủ các điều kiện kỹ thuật xuất khẩu sang thị trường Mĩ và Châu Âu.
Xuất phát từ những lý do nêu trên và nhu cầu thực tế, công ty đã nghiên cứu dự án ứng dụng khoa học và phát triển cơng nghệ “ Hồn thiện cơng nghệ đúc bằng mẫu tự tiêu” để chế tạo tài sản sản cố định sản xuất phụ tùng cho ngành xi măng, khai thác mỏ, phôi đúc dùng trong chế tạo máy thay thế hàng nhập ngoại và xuất khẩu sản phẩm cơ khí.
3.1.1.4. Cơng ty thực hiện đúng theo quy định của nhà nước về quản lý và trích khấu hao.
Cơng ty đã áp dụng phương pháp phân loại tài sản cố định theo cơng dụng kinh tế, theo hình thái biểu hiện do đó cơng ty có thể nắm rõ được thực trạng đầu tư và sử dụng các tài sản cố định đúng mục đích và phù hợp với tình hình thực tế.
Cơng ty đã thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, đặc biệt là trong quản lý và sử dụng tài sản cố định, công ty sử dụng phương pháp trích khấu hao đúng theo khung quy định khấu hao của nhà nước.
Nguyên nhân:
Công ty quan tâm đến công tác quản lý và khấu hao trên vấn đề sổ sách, bộ phận kế toán phải báo cáo cho giám đốc về công tác này sáu tháng một lần điều này giúp cho lãnh đạo công ty nắm rõ và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, và bộ phận kế tốn quản lý chặt chẽ và có trách nhiệm hơn trong cơng việc của mình.
và trích khấu hao tài sản cố định.
3.1.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp về tình hình sử dụng tài sản cố định của Côngty TNHH Thắng Lợi. ty TNHH Thắng Lợi.
Bên cạnh những thành cơng, kết quả đạt được thì cơng ty vẫn cịn có những hạn chế về tình hình sử dụng tài sản cố định của cơng ty cụ thể như sau:
3.1.2.1. Trình độ của cán bộ kỹ thuật và cơng nhân lao động trực tiếp chưa cao, công tác tuyển chọn, đào tạo công nhân chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác đào tạo, tuyển chọn công nhân của công ty vẫn chưa được chú trọng. Tính theo số cơng nhân bình qn năm 2012 thì số cơng nhân có trình độ đại học chiếm 5%, trình độ cao đẳng chiếm khoảng 10%, trình độ trung cấp chun nghiệp chiếm 12% cịn lại là công nhân lao động phổ thông là chủ yếu.
o Đối với cán bộ quản lý:
Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho doanh nghiệp, tuy nhiên cho đến nay đội ngũ này vẫn chưa thực sự chứng tỏ được vai trị của mình. Họ chưa thực sự chăm lo công tác đào tạo mọi mặt: đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ xung, đào tạo chuyên nghành cho cán bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện máy móc trang bị ngày càng tiên tiến và hiện đại.
o Đối với công nhân:
Kỹ năng sử dụng máy móc của cơng nhân chủ yếu là qua học hỏi những người đi trước và rất ít cơng nhân được đào tạo bài bản hoăc biết sử dụng từ trước kèm theo đó cơng tác tổ chức đào tạo cơng nhân cơng ty tổ chức khơng thường xun và khơng có bài bản, kế hoạch.
Nguyên nhân:
- Công tác tuyển chọn cơng nhân, sắp đặt vị trí do giám đốc cơng ty đảm nhiệm mà chưa có bộ phận chun trách cho cơng tác này.
- Trong những năm đầu mới mở rộng và di dời công ty ra khu công nghiệp, công ty là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có thương hiệu, uy tín của cơng ty chưa cao vì vậy sự thu hút những lao động lành nghề, có trình độ cao là một thách thức đối với công ty.
- Cơng ty có vị trí xa thủ đơ Hà Nội nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng, những nơi có khoa học cơng nghệ phát triển do đó sự thu hút cơng nhân có chất lượng cao là một khó khăn đối với cơng ty.
3.1.2.2. Cơng tác bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị của công ty chưa được lên kế hoạch cụ thể và quan tâm đúng mức.
Theo kết quả của phiếu điều tra trắc nghiệm, cơng tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị tài sản cố định của công ty chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch thường xuyên bảo dưỡng định kỳ và bài bản.
Nguyên nhân:
- Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc…do đó cơng tác bảo dưỡng của công ty phụ thuộc vào đơn vị cung cấp, khi máy móc có vấn đề trục trặc, hỏng hóc cơng ty khơng tự sửa chữa được, sự sản xuất của công ty sẽ bị dán đoạn do phải đợi cán bộ phụ trách máy móc nơi cơng ty mua cử xuống.
- Tài sản cố định của công ty khi mua về lắp đặt và đi vào sản xuất mà khơng có sự phân cơng, gắn trách nhiệm của cơng nhân và cán bộ quản lý với tài sản cố định. Quan trọng hơn là cơng ty chưa có bộ phận chun trách về cơng tác này.
3.1.2.3. Công ty sử dụng phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng, mức khấu haokhông phản ánh được mức độ khai thác và sử dụng tài sản cố định. không phản ánh được mức độ khai thác và sử dụng tài sản cố định.
Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn cố định để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng tài sản cố định.
o Hiện nay, trong cơng tác trích khấu hao tài sản cố định, cơng ty đã chú trọng hơn tới việc xác định mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định. Nhưng công ty lại sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp này có tính chất đơn giản dễ sử dụng, mức khấu hao ổn định xong có hạn chế lớn đó là đã bình qn hóa mức khấu hao theo thời gian của tài sản cố định. Do đó, khơng phản ánh đúng mức độ sử dụng tài sản cố định cũng như tốc độ hao mịn của nó;
o Cơng ty đã gặp khó khăn trong việc trích khấu hao ở những năm cuối do năng lực sản xuất của tài sản cố định giảm dần theo quá trình hoạt động việc này làm giảm tốc độ thu hồi vốn đầu tư đổi mới tài sản cố định điều này thực sự không phù hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi khoa học phát triển mạnh mẽ, giá cả biến động mạnh, tài sản cố định bị hao mịn vơ hình nhanh.
Phịng Tài chính - Kế tốn chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất về mặt tài chính, việc tính tốn các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản cố định, phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định hầu như khơng có. Chính điều này dẫn đến việc đánh
giá khơng chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng và từ đó khơng thể đưa ra được những giải pháp đúng đắn.
3.1.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty TNHHThắng Lợi. Thắng Lợi.
Với trên 20 năm hoạt động sản xuất, công ty đã và đang dần khẳng định mình, vươn xa hơn tới các thị trường khơng chỉ trong mà cịn ngồi nước. Nhưng với những khó khăn chung của nền kinh tế như hiện nay, việc tìm ra hướng đi, giải pháp để có thể hồn thành các mục tiêu đã đề ra địi hỏi cơng ty phải có những chiến lược mới và đặc biệt sử dụng hiệu quả hơn tài sản cố định để giảm chi phí và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Do đó em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của cơng ty như sau:
3.1.3.1. Trình độ của cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động trực tiếp chưa cao, công tác
tuyển chọn, đào tạo công nhân chưa được quan tâm đúng mức.
Việc sử dụng tài sản cố định phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng tài sản cố định. Xưa có câu “của bền tại người”, điều này là hồn tồn đúng bởi vì người sử dụng là nhân tố trực tiếp và thường xuyên tác động đến phương tiện, máy móc thiết bị của cơng ty do đó cơng ty cần phải nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động trực tiếp.
o Công ty cần thống kê lại chất lượng đội ngũ lao động theo các yếu tố: trình độ, học vấn, tuổi, kinh nghiệm, sức khỏe, năng lực lao động. Phân tích tình hình biến động của lực lượng lao động và nhu cầu hoạt động kinh doanh của cơng ty trong thời gian tới. Từ đó cơng ty có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp. Cần chú trọng chất lượng đào tạo chứ không phải là bằng cấp hay chứng chỉ đào tạo hợp lệ.
o Công ty cần thành lập ra một bộ phận chuyên trách về công tác tuyển chọn công nhân, với mỗi một bộ phận, phân xưởng thì có u cầu về trình độ và kỹ năng là khác nhau. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cơng nhân, giúp họ hồn thiện kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị kỹ thuật mới đảm bảo hiệu suất hoạt động ở mức tối đa.
o Đối với các cán bộ quản lý, khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho họ, mặt khác phải tạo cơ hội cho họ tự phấn đấu vươn lên. Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt: đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ xung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện máy móc trang bị ngày càng tiên tiến và hiện đại. Cần đặt ra yêu cầu cho họ là phải thường xuyên cập nhật thông tin về công nghệ mới, hiện đại mà cơng ty chưa có điều
kiện đầu tư để có thể tham mưu cho ban lãnh đạo khi công ty tiến hành đổi mới tài sản cố định.
o Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cơng nhân, giúp họ hồn thiện kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị kỹ thuật mới đảm bảo hiệu suất hoạt động ở mức tối đa.
o Song song với các biện pháp đào tạo nâng cao trình độ cho lao động, cơng ty cần chú ý đến chế độ đãi ngộ, khuyến khích họ phát huy vai trị tự chủ, năng động sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc sử dụng các hình thức kích thích vật chất nhằm thu hút nhân tài. Tiền thưởng, là một hình thức kích thích vật chất có tác dụng tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu công việc tốt hơn. Tiền thưởng khơng chỉ khích lệ tinh thần làm việc của cơng nhân viên mà cịn tăng thu nhập của người lao động giúp họ yên tâm làm việc