Tình hình cho vay, thu nợ đối với các doanh nghiệp ngành thép tại NHTMCP

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngành thép của NHTM cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh ba đình (Trang 34 - 37)

1.1 .2Cho vay đối với doanh nghiệp ngành Thép

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay vốn đối với các doanh nghiệp ngành thép tạ

2.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ đối với các doanh nghiệp ngành thép tại NHTMCP

NHTMCP Quốc Tế Việt Nam- chi nhánh Ba Đình.

Hoạt động cho vay và thu nợ là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi ngân hàng vì mục tiêu của ngân hàng là sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy ngân hàng phải tăng doanh số cho vay, sử dụng tối đa và hợp lý nguồn vốn huy động được, đồng thời có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng, hiệu quả theo thời gian thỏa thuận.

Tình hình cho vay và thu nợ đối với các doanh nghiệp ngành thép tại VIB – chi nhánh Ba Đình đươc phản ánh theo bảng 2.7.

Bảng 2.5: Tình hình cho vay thu nợ đối với các doanh nghiệp ngành thép tại VIB – chi nhánh Ba Đình ( Năm 2010 – năm 2012)

Đơn vị: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 CHÊNH LỆCH

Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%)

Năm 2011 so với năm 2010

Năm 2012 so với năm 2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Doanh số cho vay 1,073.61 100 2,046.07 100 2,086.99 100 972.46 90.58 40.92 2

Ngắn hạn 1,026.34 95.6 1,936.34 94.64 1,975.06 94.64 910 88.66 38.73 2 Trung hạn 33.55 3.12 57.35 2.8 58.5 2.8 23.8 70.94 1.15 2 Dài hạn 13.72 1.28 52.38 2.56 53.43 2.56 38.66 281.77 1.05 2 Doanh số thu nợ 975.70 100 1,863.41 100 1,900.68 100 887.71 90.98 37.27 2 Ngắn hạn 923.7 94.67 1,742.7 93.52 1,777.56 93.52 819 88.66 34.85 2 Trung hạn 36.9 3.78 63.08 3.39 64.34 3.39 26.18 70.94 1.26 2 Dài hạn 15.09 1.55 57.62 3.09 58.77 3.09 42.53 281.77 1.15 2

* Về doanh số cho vay.

Năm 2010, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngành thép là 1073,61 tỷ đồng thì đến năm 2011, doanh số cho vay tăng lên 2026,07 tỷ đồng. Như vậy so với năm 2010, thì năm 2011, chi nhánh đã tăng doanh số cho vay là 972,46 tỷ đồng( tương đương với 90,58%). Điều này cho thấy qui mơ tín dụng của chi nhánh đối với các doanh nghiệp ngành thép được mở rộng. Bởi năm 2011, mặc dù gặp khơng ít khó khăn từ nhiều yếu tố khách quan, song sản lượng tiêu thụ các sản phẩm ngành thép Việt Nam khá cao không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước mà còn xuất khẩu và trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do vậy,nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất tăng nhanh, đặc biệt là nhu cầu vốn lưu động. Năm 2012, mặc dù doanh số cho vay có tăng lên 2086,99tỷ đồng ,song mức tăng không đáng kể, chỉ tăng 2% so với năm 2011. Một mặt do tình hình huy động vốn của chi nhánh trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn, nên để đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động kinh doanh thì chi nhánh chỉ tăng doanh số cho vay ở mức nhỏ.Mặt khác, thời điểm này các doanh nghiệp ngành thép gặp khó khăn vì thị trường tiêu thụ sản phẩm thép trở nên am đảm.

Về cơ cấu doanh số cho vay thì vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Năm 2010, cho vay ngắn hạn là 1026,34 tỷ đồng, chiếm 95,6% tổng doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngành thép. Năm 2011 thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn có giảm xuống và chiếm 94,64%, tỷ trọng cho vay trung hạn giảm và đi cùng với đó là tỷ trọng cho vay dài hạn tăng lên. Sang năm 2012, mặc dù doanh số cho vay có tăng nhưng cơ cấu cho vay theo kì hạn so vói năm 2011 vẫn khơng thay đổi.

* Về tình hình thu nợ.

Qua bảng 2.5, ta thấy tình hình thu nợ của chi nhánh trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngành thép đạt được những kết quả đáng chú ý. Nếu năm 2010, doanh số thu nợ là 975,7 tỷ đồng, thì đến năm 2011, doanh số thu nợ tăng lên 1863,41 tỷ đồng. Như vậy, so với năm 2010, thì doanh số thu nợ năm 2011 tăng 887,71 tỷ đồng (tương đương với 90,98%). Năm 2012 là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành thép, bởi chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đã dẫn tới sự sụt giảm của ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng - vốn chiếm khoảng 34% tổng nhu cầu của ngành thép. Lượng tiêu thụ thép trong nước năm 2012 ước tính

giảm khoảng 8% so với năm trước,do vậy công tác thu nợ của chi nhánh cũng gặp khơng ít cản trở. Song với năng lực của các cán bộ tín dụng kiểm sốt chặt chẽ từ công tác thẩm định, xét duyệt phương án sản xuất, theo dõi sát sao quá trình sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành thép, nên năm 2012, doanh số thu nợ của chi nhánh đã tăng lên 1900,68 tỷ đồng, tăng 37,27 tỷ đồng ( tương đương với 2%) so với năm 2011. Mặc dù, mức tăng của doanh số thu nợ không cao, song trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành thép, khi mà năm 2012, thị trường tiêu thụ các sản phẩm thép ảm đảm, thì đây cũng là một kết quả đáng ghi nhận về những nỗ lực của các cán bộ tín dụng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngành thép của NHTM cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh ba đình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)