Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngành thép của NHTM cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh ba đình (Trang 26 - 30)

1.1 .2Cho vay đối với doanh nghiệp ngành Thép

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động kinh doanh đóng vị trí quan trọng của NHTM vì nó tạo ra nguồn vốn chính để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động tạo ra lợi nhuận như: hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư… Để đáp ứng được nhu cầu cho vay địi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ dùng để cho vay. Vì thế sự gia tăng trong nguồn vốn của ngân hàng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay.

Bên cạnh các hình thức huy động truyền thống, VIB - chi nhánh Ba Đình đã áp dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, cải tiến phong cách giao dịch, lề lối làm việc để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng; kết hợp các biện pháp tuyên truyền, chương trình khuyến mãi như: Chương trình “Quà tặng may mắn” dành cho khách hàng sử dụng tài khoản E-Savings… phát hành các loại giấy tờ có giá và các hình

GIÁM ĐỐC Phịng khách hàng cá nhân Phịng dịch vụ khách hàng Phịng khách hàng doanh nghiệp Liễu Giai Phòng khách hàng doanh nghiệp 2 Phòng khách hàng doanh nghiệp 1

thức thu hút tiền gửi mới như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm lũy tiến, tài khoản E- Savings khơng kì hạn..., kết hợp đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với hồn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng các tiện ích cơng nghệ ngân hàng như: ATM, ngân hàng trực tuyến, ví điển tử VIB, ngân hàng di động…Tuy nhiên do hiện nay, với các chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách về lãi suất của NHNN đã có những tác động khơng nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng nên cũng làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh có những biến động.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của VIB - chi nhánh Ba Đình (Năm 2010- 2012)

Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 CHÊNH LỆCH

Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Năm 2011 với 2010 Năm 2012 với 2011 Tuyệt

đối Tươngđối (%) Tuyệtđối Tươngđối (%)

1.Theo loại tiền gửi 710.71 100 1,342.70 100 1,336.15 100 631.99 88.92 -6.55 -0.49

VND 568.57 80 1,074.16 80 1,055.56 79 505.59 88.92 -18.60 -1.73 Ngoại tệ 142.14 20 268.54 20 280.59 21 126.40 88.92 12.05 4.49

2.Theo kì hạn 710.71 100 1,342.70 100 1,336.15 100 631.99 88.92 -6.55 -0.49

Tiền gửi khơng kì hạn 35.54 5 83.25 6 64.14 5 47.71 134.27 -19.11 -22.96 Tiền gửi có kì hạn 675.17 95 1,259.46 94 1,272.02 95 584.28 86.54 12.56 1.00

3.Theo đối tượng khách hàng

và loại hình DN 710.71 100 1,342.70 100 1,336.15 100 631.99 88.92 -6.55 -0.49

TG của TCKT 284.28 40 580.05 43 507.74 38 295.76 104.04 -72.31 -12.47 TG của cá nhân 426.43 60 762.66 57 828.41 62 336.23 78.85 65.76 8.62

Qua bảng 2.2 ta thấy, năm 2010 tổng nguồn vốn huy động là 710,71 tỷ đồng thì năm 2011 là 1342,7 tỷ đồng. Như vậy so với năm 2010, thì năm 2011, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 631,99 tỷ đồng, tương đương với 88,92%. Năm 2011 thị trường vốn gặp nhiều khó khăn khi lãi suất nhiều lần đảo chiều, những tháng cuối năm các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, NHNN áp dụng nhiều biện pháp để ổn định thị trường. Trước tình hình đó, ngân hàng đã đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, triển khai nhiều chương trình tiếp thị khuyến mại.Cùng với hiệu quả từ việc triển khai mơ hình kinh doanh và dịch vụ mới, đầu tư vào cơ sở vật chất, xây dựng thương hiệu và phát triển chất lượng dịch vụ ngân hàng đã giúp cho chi nhánh vừa đảm bảo thanh khoản vừa giúp cho chi nhánh tăng nguồn vốn huy động. Việc tăng trưởng nguồn vốn huy động trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như vậy cộng với sự cạnh tranh trong hoạt động huy động của các NHTM cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hút vốn, việc triển khai thành công hàng loạt các sản phẩm sáng tạo đã mang lại hiệu quả. Năm 2012 là một năm khó khăn đối với các ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động huy động vốn khi NHNN đặt lãi suất trần huy động thì sự cạnh tranh trong huy động vốn giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của VIB- chi nhánh Ba Đình là 1336,15 tỷ đồng, giảm 0,49% so với năm 2012.

Trong cơ cấu huy động phân theo loại tiền thì nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngoại tệ trong cả 3 năm: năm 2009 và 2010 VND đều chiếm 80% tổng nguồn vốn huy động; năm 2012, VND có giảm và chiếm 79% tổng nguồn vốn huy động.

Trong cơ cấu huy động theo kì hạn, thì ta có thể thấy, tỷ trọng tiền gửi khơng kì hạn là tương đối nhỏ trong cả 3 năm. Năm 2009, tiền gửi khơng kì hạn chiếm 5% tổng nguồn vốn, đến năm 2011 thì tỷ trọng tiền gửi khơng kì hạn tăng lên 6%. Điều này cho thấy, những ưu việt của hoạt động thanh toán qua ngân hàng đã mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, năm 2012, tỷ trọng tiền gửi khơng kì hạn lại giảm xuống chiếm 5% tổng nguồn vốn.Việc chiếm tỷ trọng cao của vốn huy

động có kì hạn là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng, thì tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi của tổ chức kinh tế, song không đáng kể. Năm 2010, tiền gửi của cá nhân chiếm 60%,năm 2011 chiếm 57%, sang năm 2012 thì tăng lên 62%. Hoạt động gửi tiền của các tổ chức kinh tế chủ yếu tồn tại dưới hình thức tài khoản thanh tốn để giao dịch với đối tác. Điều này thể hiện, các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng của chi nhánh đáp ứng

được nhu cầu giao dịch của các tổ chức kinh tế, mang lại sự tin tưởng cho các doanh nghiệp.

Mặc dù trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ của NHNN, song cơng tác huy động vốn của VIB - chi nhánh Ba Đình nhìn chung là tương đối ổn định. Tuy nhiên, để có nền tảng vững chắc trong các hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng và phát triển, chi nhánh cần có những chính sách, chiến lược mới, đúng đắn để tăng nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngành thép của NHTM cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh ba đình (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)