Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánhvĩnh phúc (Trang 30)

4. Kết cấu khóa luận

2.3 THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

2.3.5.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ

 Doanh số cho vay

Bảng 2.4: Doanh số cho vay DNVVN tại chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc Đơn vị: Tỷ đồng Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh số cho vay của chi nhánh 1200 2150 3350

Doanh số cho vay DNVVN 216 451,5 636,5

Tỷ trọng (%) 18% 21% 19%

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Vĩnh Phúc 2010-2012)

Doanh số cho vay các DNVVN cũng biến đổi liên tục qua các năm. Trong giai đoạn 2010 – 2012 tỷ trọng cho vay DNVVN tăng do sự phát triển mạnh mẽ và sự gia tăng về số lượng của nhóm doanh nghiệp này trên địa bàn. Thêm vào đó, hệ thống ngân hàng tổ chức cơ cấu lại nợ cho vay theo hướng chọn lọc khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm sốt tăng trưởng tín dụng.

 Doanh số thu nợ

Bảng 2.5 Doanh số thu nợ của Ngân hàng Công Thương Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % DS thu nợ 1540 1980 2930 440 28,6 950 48 DS thu nợ DNVVN 240 401 580 161 67,1 179 44,6 Tỷ trọng(%) 15,6 20,25 19,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT Vĩnh Phúc 2010-2012)

Qua số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng qua các năm. Trong đó tỷ trọng doanh số thu nợ DNVVN cũng tăng. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng 440 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương với 28,6% trong đó doanh số thu nợ DNVVN chiếm tỷ trọng 15,6 % và đã tăng 67,1 % so với năm 2010. Năm 2012 doanh số thu nợ DNVVN tăng 44,6% so với năm 2011 (tăng 179 tỷ đồng) đồng thời chiếm 20,25 % trong tổng doanh số thu nợ.

Như vậy trong ba năm doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng trưởng theo hướng tích cực. Kết quả trên phản ánh công tác thu nợ trong thời gian qua được chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc thực hiện tốt. để đạt được hiệu quả cao trong công tác thu hồi nợ, Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp như đơn đốc khách hàng có nợ vay sắp hết hạn, phân chỉ tiêu thu hồi nợ cho từng cán bộ tín dụng, có kế hoạch xử lý thu hồi nợ đối với những trường hợp cụ thể, đối với những trường hợp quá hạn có những biện pháp xử lý linh hoạt. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh số thu nợ vẫn còn thấp hơn so với tốc độ tăng doanh số cho vay hơn nữa tỷ trọng thu nợ DNVVN cịn thấp có thể do tỷ trọng vay vốn của DNVVN ở Ngân hàng còn thấp.

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay tại chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ cho vay 1100 1270 1690

Dư nợ cho vay DNVVN 165 150 143,65

Tỷ trọng (%) 15 11,8 8,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT Vĩnh Phúc 2010-2012)

Số liệu cho thấy, dư nợ của DNVVN giảm dần qua các năm. Năm 2011, dư nợ của DNVVN là 150 tỷ đồng, chiếm 11,8% nhưng đến năm 2012 đã giảm xuống còn 143,65 tỷ đồng, giảm 3,3% so với năm 2011. Ngun nhân chính là do khách hàng đã có kế hoạch trả nợ tốt hơn, ngân hàng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo khoản tín dụng được thu hồi tốt nhất. Như vậy với tình hình trả nợ của DNVVN tốt như hiện nay thì chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này là tốt nhất, đảm bảo an toàn và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay DNVNN phân theo thời hạn tại NHCT Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 119,3 72.3 108 62 120,95 84.2 Trung – dài hạn 45,7 27.7 42 28 22,7 15.8 Tổng dư nợ cho vay DNNVV 165 100 150 100 143,65 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT Vĩnh Phúc 2010-2012)

Ngân hàng Công Thương Vĩnh Phúc tài trợ vốn cho DNVVN chủ yếu vẫn là hình thức tín dụng ngắn hạn.Tín dụng ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất cao trong

cho vay DNVVN, năm 2011 chiếm 84.2 %. Còn cho vay trung dài hạn vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cho vay DNVVN, năm 2011 chiếm 15.8 %.

Nhìn chung hiện nay, các DNVVN nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và

DNVVN nói chung trên địa bàn cả nước đều khó tiếp cận với nguồn vốn NHTM,

đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Bởi vì như chúng ta đã biết, cho vay trung và dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro do thời gian thu hồi vốn lâu hơn cho vay ngắn hạn và các DNVVN khó đạt được các điều kiện để đảm bảo khoản vay không gặp rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên để đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt và cũng là để mở rộng hoạt động tín dụng, chi nhánh đã từng bước giảm dần dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó năm 2010 đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, vì vậy dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 28% tổng dư nợ cho vay DNVVN.

Sở dĩ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cho vay DNVVN vì tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu về vốn cho DNVVN mua nguyên vật liệu bổ sung vào vốn lưu động, những khoản có tính chất quay vịng vốn nhanh. Đây là những khoản vốn doanh nghiệp liên tục cần trong q trình hoạt động kinh doanh và chứa đựng ít rủi ro nên các ngân hàng chủ yếu mở rộng cho vay khoản mục này.

2.3.5.2 Vịng quay tín dụng

Bảng 2.8: Vịng quay vốn tín dụng đối với DNVVN tại NHCT Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1.DSTN DNVVN 240 401 580 161 67,1 179 44,6 2.Dư nợ bình quân 200 245 429,6 45 22,5 184,6 75,3 3.VQ vốn TD = (1)/(2) 1,2 1,64 1,35

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT Vĩnh Phúc 2010-2012)

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng qua các năm đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng. Xu hướng này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2011 vịng quay vốn tín dụng

tăng 0,44 vịng so với năm 2010. Đến năm 2012 vịng quay vốn tín dụng có giảm, đạt 1,35 vịng giảm 0,29 vịng. Ngun nhân giảm vịng quay vốn tín dụng của năm 2012 là do tốc độ tăng của dư nợ bình quân DNVVN lớn hơn nhiều tốc độ tăng của dư nợ bình quân DNVVN. Tuy nhiên nhìn chung Ngân hàng đã nỗ lực trong công tác quản lý vốn và thu hồi nợ, giảm vốn tín dụng bị chiếm dụng bị chiếm dụng bởi các DNVVN để tái đầu tư vào lĩnh vực khác, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng thu nhập cho Ngân hàng.Tuy nhiên, Ngân hàng cũng phải có những biện pháp quản lý, nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay đối với DNVVN, thì việc tăng doanh số vay mới phát huy được hết mặt tích cực của nó.

2.3.5.3 Tỷ lệ nợ q hạn

Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng mà khách hàng gây ra. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thời hạn cho vay gây ảnh hưởng xấu tới kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Trong ba năm qua, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ tồn đọng.

Bảng 2.9 : Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại NHCT Vĩnh Phúc2010-2012 2010-2012

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Nợ quá hạn DNVVN 3,465 1,65 0,43095 2. Tổng dư nợ DNVVN 165 150 143,65 3.Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = (1)/(2) 2,1 1,1 0,3 4. Nợ xấu DNVVN 0,866 0,533 0,29 Nợ nhóm 3 0,57 0,283 0,15 Nợ nhóm 4 0,16 0,13 0,08 Nợ nhóm 5 0,13 0,12 0,06 5. Tỷ lệ nợ xấu (%) = (4)/(2) 0,52 0,36 0,2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT Vĩnh Phúc 2010-2012)

Trong giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN tại Ngân hàng đã có xu hướng giảm rõ rệt. Năm 2010 nợ quá hạn của các DNVVN là 3,465 tỷ đồng,

chiếm 2,1%, đến năm 2011 chỉ còn 1,65 tỷ đồng và tỷ lệ này chi còn 1,1% đã giảm đáng kể so với năm 2010. Đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ cịn 0,3%. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN ở mức tương đối thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Cơng tác kiểm sốt nợ xấu của Ngân hàng được đánh giá tốt, tỷ lệ nợ xấu của DNVVN trên tổng dư nợ cho vay DNVVN luôn ở mức thấp và giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 nợ xấu DNVVN trên tổng dư nợ cho vay DNVVN là 0,52% đến năm 2011 chỉ còn 0,36% và năm 2012 đạt mức thấp nhất là 0,2%.

Qua số liệu trên chứng tỏ chất lượng tín dụng của NHCT Vĩnh Phúc ngày càng được nâng cao. Các DNVVN trên địa bàn tỉnh đã chứng minh được uy tín của mình đối với Ngân hàng, làm ăn hiệu quả hơn, Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng vững chắc. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa bằng cách nâng cao hiệu quả cho vay nói chung và hiệu quả cho vay DNVVN nói riêng.

2.3.5.4 Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu này giúp đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Hiệu suất sử dụng vốn phản ánh: nếu ngân hàng huy động đượ 100 đồng vốn thì có bao nhiêu đồng vốn được ngân sử dụng cho vay.

Bảng 2.10 Hiệu suất sử dụng vốn của NHCT Vĩnh phúc giai đoạn2010-2012 2010-2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng dư nợ tín dụng 1308,6 2180 3000

2. Tổng nguồn vốn huy động 2800 4200 6000

3. Hiệu suất sử dụng vốn (%) = (1)/(2) 46,7 51,9 50

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHTMCP Công thương Vĩnh Phúc 2010-2012)

Tổng dư nợ ở đây được tính tại thời điểm cuối năm, khi các khách hàng đã trả nợ cho ngân hàng tổng dư nợ tín dụng giảm so với thời điểm trong năm. Điều đó dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn được tính trong bảng trên chỉ mang tính thời điểm,

dụng vốn trong giai đoạn 2009-2011 nhìn chung có xu hướng tăng. Năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn có giảm so với năm 2010 từ 51,9% xuống còn 50% là do mức tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm cuối năm 2011 tăng chậm hơn tổng nguồn vốn huy động. Qua bảng trên ta thấy đồng vốn huy động được ngân hàng sử dụng chủ yếu vào hoạt động cho vay.

2.3.5.5 Chỉ tiêu lợi nhuận

Chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng. Nó phản ánh số lợi nhuận mà Ngân hàng thu được thơng qua hoạt động cho vay với nhóm doanh nghiệp này. Đồng thời cũng phản ánh cơng tác thu hồi vốn cũng như theo dõi giám sát chặt chẽ các khoản cho vay để kịp thời có những biện pháp giải quyết.

Bảng 2.11: Lợi nhuận trong hoạt động cho vay DNVVN tại NHCT Vĩnh Phúc 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền %

Lợi nhuận Ngân hàng 39,002 65,425 105,23 26,423 67,7 39,805 60,8

Lợi nhuận cho vay DNVVN 7,41 14,7 25,25 7,29 98,4 10,55 71,8

Tỷ trọng lợi nhuận cho vay DNVVN (%)

18,9 22,5 23,9

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT Vĩnh Phúc 2010-2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận từ đối tượng DNVVN tăng qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận này là 14,7 tỷ đồng chiếm 22,5% tổng lợi nhuận của Ngân hàng và tăng 98,4% so vơi năm 2009. Năm 2012 tốc độ tăng lợi nhuận này có giảm so với tốc độ tăng của năm 2011 do tốc độ doanh số cho vay DNVVN năm 2012 chậm hơn so với năm 2011. Đó là do năm 2012 với chính sách hạn mức tín dụng Ngân hàng Nhà nước kém theo đó là áp dụng trần lãi suất huy động vốn khiến

cho lãi suất cho vay cao nên các DNVVN khó tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng, chính vì vậy mà doanh số cho vay DNVVN năm 2012 có tốc độ tăng chậm hơn năm 2011 đồng thời tốc độ tăng lợi nhuận từ đối tượng này cũng chậm theo. Năm 2012 lợi nhuận cho vay DNVVN chỉ tăng 71,8% so với năm 2011 và chiếm 23,9% trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012 lợi nhuận cho vay DNVVN tại Ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Nó thể hiện được xu hướng phát triển tốt trong hoạt động cho vay DNVVN. Tuy nhiên, thu nhập này còn khá khiêm tốn chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có của Ngân hàng.

2.3.6 Đánh giá hiệu quả cho vay DNVVN tại Ngân Hàng TMCP CôngThương Vĩnh Phúc Thương Vĩnh Phúc

2.3.6.1 Những kết quả đạt được

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế trong nước và thế giới biến động không ngừng đã gây khơng ít khó khăn cho mơi trường kinh doanh ngân hàng nói chung và cho hoạt động của chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy nhiên, vượt lên mọi thử thách đó, NHCT Vĩnh Phúc vẫn đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động kinh doanh. Thời gian qua Ngân hàng đã đẩy mạnh mở rộng quy mô cho vay DNVVN chất lượng các khoản tín dụng từng bước được cải thiện:

Thứ nhất: Chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, tỷ lệ

nợ quá hạn giảm dần. Đến năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN của Ngân hàng đã giảm xuống dưới 1% Quy mô cho vay DNVVN của Ngân hàng được mở rộng có thể đánh giá đây là thành tựu của Ngân hàng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN.

Thứ hai: Doanh số cho vay DNVVN liên tục tăng trưởng nhanh và đều. Trong

đó, dư nợ cho vay DNVVN giảm do các doanh nghiệp này đã có kế hoạch trả nợ tốt hơn, Ngân hàng đã có nhiều biện pháp thu hồi nợ đảm bảo chất lượng tín dụng. Các rủi ro được kiểm sốt trong q trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thơng qua q trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của

khách hàng. Đồng thời, kiểm sốt tình trạng danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích, dự báo mơi trường kinh tế và các giới hạn được VietinBank thiết lập.

Thứ ba: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN đang có xu hướng

tăng lên qua các năm. Như vậy cho vay DNVVN ngày càng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cần có nhiều biện pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay DNVVN.

Thứ tư: Ngân hàng thực hiện chủ trương mở rộng đối tượng khách hàng, không

phân biệt thành phần kinh tế, đối xử bình đẳng với các DN ngồi quốc doanh. NHCTVP đã triển khai liên tiếp các gói tín dụng hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng khách hàng từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân... Nhiều chương trình cho vay ưu đãi, tri ân khách hàng dành cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, cá nhân trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chỉ ở mức 8%- 8,5%, triển khai một số chương trình tri ân khách hàng DN. Ví dụ như các khách hàng doanh nghiệp : công ty TNHH dây cáp điện Hải Long, công ty TNHH Thiên Quang, công ty cổ phần Nguyễn Hà, công ty cổ phần Xây lắp vật tư.

Thứ Năm: Trong quá trình cho vay cán bộ tín dụng của Ngân hàng ln thực

hiện nghiêm túc các văn bản pháp quy như: luật Ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, các quy chế, quy trình cho vay, qua đó góp phần đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay DNVVN. Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hố theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích đảm bảo nợ vay, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống INCAS. Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánhvĩnh phúc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)