Giới thiệu chung về khách sạn CaoNguyên và Công ty cổ phần CaoNguyên Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại khách sạn cao nguyên, công ty cổ phần cao nguyên việt nam (Trang 27 - 31)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Kết cấu khoá luận

2.2. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường đến chính sách đãi ngộ ph

2.2.1. Giới thiệu chung về khách sạn CaoNguyên và Công ty cổ phần CaoNguyên Việt Nam

Nguyên Việt Nam

a. Quá trình hình thành và phát triển

- Giới thiệu qua về Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam:

+ Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam được thành lập vào năm 1994, tiền thân là xí nghiệp xây dựng cầu đường giao thông Hà Trang. Ngành nghề đăng ký kinh doanh ban đầu là xây dựng cầu đường giao thông, xây dựng dân dụng.

+ Năm 1997, công ty đổi tên thành công ty TNHH Hà Trang, với số vốn pháp định ban đầu là 6 tỷ VNĐ.

+ Ngày 15/11/2012, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam, vốn điều lệ đăng ký là 60 tỷ VNĐ. Ngành nghề đăng ký kinh doanh là xây dựng giao thông, cầu đường, xây dựng dân dụng, kinh doanh khách sạn, thương mại, dịch vụ,…

- Về Khách sạn Cao Nguyên:

+ Khách sạn Cao Nguyên là một bộ phận trực thuộc công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam.

+ Khách sạn Cao Nguyên là khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao duy nhất và lớn nhất tại Hà Giang ở thời điểm hiện tại.

+ Khách sạn Cao Nguyên là một khách sạn mới, được khai trương vào tháng 1/2011, toạ lạc tại vị trí trung tâm thành phố Hà Giang, nơi có vị trí rất đẹp, từ đây có thể ngắm được tồn cảnh khu vực trung tâm thành phố, ngắm dịng sơng Lơ thơ mộng uốn lượn ngay giữa lịng thành phố, khu vực cơng viên cây xanh 2 bên bờ sơng nơi du khách có thể thả bộ hít thở khơng khí trong lành.

+ Khách sạn được xây dựng trên diện tích mặt bằng hơn 3000m2, tồ nhà cao 10 tầng với 42 phòng, đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn 3 sao.

+ Thiết kế sang trọng, màu sắc hài hoà, bắt mắt, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại (truyền hình kỹ thuật số, Internet wifi tốc độ cao, điện thoại trong nước và quốc tế,…).

b. Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn

Lĩnh vực kinh doanh của khách sạn Cao Nguyên, bao gồm: - Kinh doanh dịch vụ lưu trú

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng

- Kinh doanh dịch vụ khác: hàng lưu niệm, dịch vụ giặt là, cho thuê xe du lịch, …

c. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý khách sạn Cao Nguyên

Mơ hình tổ chức quản lý của khách sạn được thiết lập theo sơ đồ 2.1:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Cao Nguyên

Khách sạn Cao Nguyên là một khách sạn có quy mơ vừa, bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn được thiết lập theo mơ hình quản trị trực tuyến-chức năng . Mơ hình này kết hợp giữa 2 kiểu quản trị trực tuyến và chức năng, hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.

-Ưu điểm:

+ Mơ hình đảm bảo ngun tắc một thủ trưởng, giám đốc khách sạn nắm toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn.

+ Giám đốc khách sạn thường xuyên nhận được sự trợ giúp của các phòng ban trong việc ra quyết định, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quyết định. Mọi mệnh lệnh được truyền đi theo hướng quy định.

-Nhược điểm:

Giám đốc khách sạn thường xuyên phải giải quyết mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng và các bộ phận trực tuyến, tác nghiệp cụ thể.Có thể gây lãng phí khơng cần thiết, họp hành nhiều.

Kết luận: Là một khách sạn có quy mơ vừa, với cơ cấu tổ chức mà khách sạn đang áp dụng đã phần nào giúp cho khách sạn hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Với cơ cấu tổ chức bộ máy như vậy, các hoạt động kinh doanh của khách sạn diễn ra dễ dàng, đơn giản hơn, các nhân viên trong khách sạn dễ dàng nhận được nhiệm vụ của mình.

d. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Cao Nguyên

Trong 2 năm 2012 và 2013 vừa qua, tình hình kinh doanh của khách sạn có sự thay đổi, tăng trưởng về hầu hết mọi mặt, mọi hoạt động mà khách sạn tổ chức kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Cao Nguyên trong 2 năm (2012- 2013) được thể hiển qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Cao Nguyên trong 2 năm (2012-2013) STT Chỉ tiêu Đơn Vị Năm 2012 Năm 2013 So sánh +/- % 1 1.Doanh thu Tr.đ 3.980,8 4.940,8 960,14 124,12

1.1.Doanh thu lưu trú Tr.đ 3.052,4 3.884,6 832,27 127,26

Tỷ trọng % 76,68 78,62 1,94 -

1.2. Doanh thu ăn uống Tr.đ 750,4 880,3 129,9 117,31

Tỷ trọng % 18,85 17,82 (1,03) - 1.3. Doanh thu DV khác Tr.đ 178 175,9 (2,1) 98,82 Tỷ trọng % 4,47 3,56 (0,91) - 2 2. Tổng chi phí Tr.đ 2.550,6 3.108,2 557,6 121,86 Tỷ suất chi phí % 64,07 62,91 (1,16) - 2.1. Tổng quỹ lương Tr.đ 1.096,3 1.453,8 357,3 132,61 Tỷ trọng % 42,99 46,77 3,78 -

2.2. Chi phí nguyên vật liệu Tr.đ 986,9 1.064,2 77,3 107,83

Tỷ trọng % 38,69 34,24 (4,45) -

2.3. Chi phí marketing Tr.đ 84 102 18 121,43

Tỷ trọng % 3,29 3,28 (0,01) -

2.4. Chi phí điện nước Tr.đ 304,6 401,3 96,7 131,75

Tỷ trọng % 11,94 12,91 0,97 -

2.5. Chi phí khác Tr.đ 78,8 86,9 8,1 110,28

Tỷ trọng % 3,09 2,8 (0,29) -

3 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 1.430,2 1.832,6 402,4 128,14

TSLN trước thuế % 35,93 37,09 1,16 -

4 Thuế thu nhập DN Tr.đ 352,6 451.82 99.22 128,14

5

5. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1.077,6 1.380,78 303,18 128,14

TSLN sau thuế % 27,07 27,95 0,88 -

5.1. Lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú Tr.đ 725,4 913,8 188,4 125,97

Tỷ trọng % 67,32 66,18 (1,14) -

5.2. Lợi nhuận từ dịch vụ ăn uống Tr.đ 260,8 377,51 116,71 144,87

Tỷ trọng % 24,2 27,34 3,14 -

5.3. Lợi nhuận từ dịch vụ khác Tr.đ 91,4 89,47 (1,93) 97,89

Tỷ trọng % 8,48 6,48 (2) -

Doanh thu: Hầu hết doanh thu từ các dịch vụ khách sạn cung cấp đều tăng, trừ

duy nhất là doanh thu từ các dịch vụ khác là giảm. Tổng doanh thu của khách sạn năm 2013 đạt 4940.8 triệu đồng, tăng 24.12% so với năm 2012, tương ứng 960.14 triệu đồng. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ lưu trú năm 2013 đạt 3884.6 triệu đồng, tăng 27.26%, tương ứng 832.27 triệu đồng; Doanh thu từ dịch vụ ăn uống năm 2013 đạt 880.3 triệu đồng, tăng 17.31%, tương ứng 129.9 triệu đồng; Doanh thu từ các dịch vụ khác chỉ được 175.9 triệu đồng, giảm 1.18% so với năm 2012, tương ứng 2.1 triệu đồng. Qua đây, ta thấy việc kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống đã có hiệu quả hơn, khả năng tận dụng vị trí và lợi thế của khách sạn tốt, nhìn chung tổng doanh thu và tỷ trọng đều tăng.

Chi phí: Tổng chi phí của khách sạn dùng cho hoạt động kinh doanh năm 2013

là 3108.2 triệu đồng, tăng 21.86% so với năm 2012, tương ứng với 557.6 triệu đồng. Tỷ suất chi phí giảm 1.16% cho thấy khách sạn đang hoạt động có hiệu quả. Trong đó: Tổng quỹ lương cho nhân viên năm 2013 là 1453.8 triệu đồng, tăng 32.61% so với năm 2012, tương ứng 357.3 triệu đồng, tỷ trọng tăng 3.78%; Chi phí dành cho nguyên vật liệu năm 2013 là 1064.2 triệu đồng, tăng 7.83%, tương ứng 77.3 triệu đồng, nhưng tỷ trọng trong cơ cấu chi phí giảm 4.45%; Chi phí dành cho marketing năm 2013 là 102 triệu đồng, tăng 21.43% so với năm 2012, tương ứng 18 triệu đồng, tỷ trọng giảm 0.01%; Chi phí điện nước của khách sạn năm 2013 là 401.3 triệu đồng, tăng 31.75%, tương ứng 96.7 triệu đồng, tỷ trọng tăng 0.97%; Chi phí khác của khách sạn là 86.9 triệu đồng, tăng 10.28% so với năm 2012, tương ứng 8.1 triệu đồng, tỷ trọng giảm 0.29%. Dựa vào sự tăng giảm trong tổng chi phí và tỷ trọng cơ cấu chi phí có thể thấy: Khách sạn đã và đang quan tâm hơn về vấn đề tiền lương và cuộc sống của cán bộ nhân viên; tuy tình hình giá cả lạm phát làm cho chi phí nguyện vật liệu tăng nhưng khách sạn đã khai thác khá hiệu quả, khơng để xảy ra tình trạng lãng phí, tạo được các mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu nên đã góp phần làm giảm được tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong cơ cấu tổng chi phí. Năm qua, giá điện nhà nước tăng và số lượng khách tăng nên chi phí dành cho điện nước của khách sạn tăng. Năm 2013, khách sạn đã quan tâm hơn đến việc tạo danh tiếng và hình ảnh của mình hơn nên chi phí dành cho marketing của khách sạn tăng, tuy nhiên khách sạn vẫn chưa chú trọng đúng mực nên chi phí marketing tăng khơng nhiều.

Lợi nhuận và thuế: Lợi nhuận trước thuế của khách sạn năm 2013 đạt 1832.6

triệu đồng, tăng 402.4 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với 28.14%, tỷ trọng đạt 37.09% (tăng 1.16% so với năm 2012).

- Khách sạn Cao Nguyên kinh doanh có lãi nên phải có trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 khách sạn nộp cho

nhà nước là 451.82 triệu đồng, tăng 99.22 triệu đồng, tương ứng tăng 28.14% so với năm 2012.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2013 của khách sạn tăng 303.18 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng 28.14%.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế năm 2013 so với năm 2012 đều tăng, điều này chứng tỏ khách sạn đang hoạt động hiệu quả. Cụ thể:

+ Lợi nhuận thu được từ dịch vụ lưu trú năm 2013 tăng 138.97 triều đồng so với năm 2012, tương ứng 19.16%, tuy nhiên tỷ trọng giảm 1.14%.

+ Lợi nhuận thu được từ dịch vụ ăn uống năm 2013 tăng 170.14 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng 65.24%, tỷ trọng tăng 3.14%.

+ Lợi nhuận thu được từ các dịch vụ khác năm 2013 giảm 5.93 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng 6.49%, tỷ trọng giảm 2%.

Qua bảng 2.2, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm gần đây khá hiệu quả. Tốc độ tăng của chi phí năm 2013 so với năm 2012 (tăng 21.86%) chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu (tăng 24.12% so với năm 2012), tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng.

- Hoạt động kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn và là hoạt động đem lại doanh thu, lợi nhuận lớn nhất cho khách sạn.

- Hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng trong khách sạn là hoạt động có mức tăng trưởng mạnh nhất trong khách sạn, doanh thu và lợi nhuận từ dịch vụ ăn uống tăng nhanh và có đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả của khách sạn. Nhà hàng cần được mở rộng kinh doanh, đầu tư thêm cơ sở vật chất, tuyển, đào tạo và nâng cao trình độ của nhân viên để việc kinh doanh hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn và đem lại lợi nhuận nhiều hơn.

Có được kết quả như trên là do khách sạn đã thực hiện các chiến lược và mục tiêu đúng đắn, sự nỗ lực, cố gắng hết mình của tồn bộ nhân viên trong khách sạn. Bên cạnh đó là sự tạo điều kiện, giúp đỡ của các ban ngành chức năng, chính sách mới về phát triển du lịch của tỉnh góp phần khơng nhỏ cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, có hiệu quả.

Tóm lại: Bảng 2.2 cho ta thấy, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2012 và 2013 là khá tốt, với mức doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên, điều này đóng góp vào việc khách sạn sẽ có nhiều điều kiện hơn để thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính cũng như đãi ngộ tài chính.

2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố mơi trường đến chính sách đãi ngộ phi tàichính tại khách sạn Cao Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại khách sạn cao nguyên, công ty cổ phần cao nguyên việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)