Những thuận lợi và khó khăn trong q trình triển khai, phát triển thị trƣờng quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 73)

trƣờng quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam

2.1.3.1. Thuận lợi

Thứ nhấ t, là Việ t Nam đã bắ t đầ u mở cử a thị trư ờ ng tài chính – ngân hàng. Những cam kết trong lĩnh vự c dị ch vụ

tài chính sẽ mang lạ i cho Việ t nam nhiều thời cơ mới. Nhữ ng

hiệ u ứng tích cực củ a việ c gia nhậ p WTO lên tăng trư ở ng

kinh tế sẽ tạ o thêm nhiều cơ hộ i kinh doanh cho ngành dị ch

vụ tài chính. Sự phát triể n theo chiều sâu củ a thị trư ờ ng

sẽ thúc đẩ y hơ n nữ a nhờ quá trình cả i cách tài chính đư ợ c

tăng cư ờ ng hơn, cạ nh tranh giữ a các tổ chức tín dụ ng gay

gắ t hơ n sẽ kéo theo sự ra đời củ a mộ t loạ t sả n phẩ m tài

chính mới trong khuôn khổ quy đị nh củ a WTO. Ngồi ra, các tổ

chức tín dụ ng trong nư ớ c cịn có thể họ c hỏ i đư ợc nhữ ng

kinh nghiệ m quả n lý, kiến thức và công nghệ tài chính hiệ n

đạ i từ các đị nh chế tài chính nư ớ c ngồi khi họ tham gia vào

thị trư ờ ng Việ t Nam.

Việ c có thêm nhiều cơ hộ i kinh doanh và sự cạ nh tranh gay

gắ t từ các đố i thủ sẽ tạ o ra mộ t độ ng lực to lớ n cho cả i

cách và đổ i mớ i triệ t để ở các tổ chức tín dụ ng trong

nư ớ c. Mộ t số trong những cả i cách và đổ i mới này là việ c

thành lậ p các công ty quả n lý tài sả n để quả n lý các khoả n

nợ xấ u do quá trình cho vay theo chỉ đị nh, là việ c hồn thiệ n

các chính sách tín dụ ng dựa thuầ n túy trên các nguyên tắ c

toán, kiể m toán phù hợp với thông lệ quố c tế. Ngoài ra, sự

cạ nh tranh và mở rộ ng thị trư ờ ng dị ch vụ tài chính cũng sẽ

có những ả nh hư ở ng to lớn lên nền tả ng văn hóa và quả n trị

củ a các tổ chứ c tín dụ ng theo hư ớ ng minh bạ ch hơ n, đáng tin

cậ y hơn, đặ c biệ t khi những tổ chức này có cổ phiếu hoặ c

trái phiếu đư ợ c niêm yết trên thị trư ờng chứng khoán. Sự

có mặ t củ a các ngân hàng nư ớ c ngoài ở Việ t Nam sẽ khuyến

khích và kéo theo các khách hàng truyền thố ng củ a họ đầ u tư

vào Việ t Nam, do đư ợ c những ngân hàng này cung cấ p các thông

tin và dị ch vụ tư vấ n đầ u tư thích hợp.

Thứ hai là tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu đang tăng bền

vững qua các năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 xấp xỉ

50 tỷ USD tăng khoảng 30% so với năm 2006. 11 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 34%, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 38.8% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp là rất lớn. Chính sự phát triển này là một yếu tố tạo ra nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thị trường.

Thứ ba, là sự đổi mới trong chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ mà

nổi bật là quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004. Quyết định này đã

cho phép tất cả các TCTD được phép giao dịch ngoại hối được giao dịch quyền lựa chọn. Khơng chỉ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, Ngân hàng nhà nước tham gia giao dịch quyền lựa chọn mà các cá nhân cũng được phép tham gia. Điểm mới tiếp theo là kỳ hạn của giao dịch quyền lựa chọn giữa các ngoại tệ với nhau do tổ chức tín dụng được phép và khách hàng tự thỏa thuận. Có thể nói Ngân hàng Nhà nước đã có sự chuyển biến lớn trong cung cách quản lý các hoạt động giao dịch ngoại hối tạo đà cho thị trường quyền chọn tiền tệ của nước ta phát triển đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Thêm vào đó tổ chức tín dụng được

phép duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền chọn khơng có giao dịch đối ứng tối đa 10% vốn tự có. Quy định giúp các tổ chức tín dụng có một biên độ rộng rãi hơn khi thực hiện nghiệp vụ này so với quy định không quá 500,000USD như trước đây. Nhìn chung, quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng thêm cánh cửa bước vào thị trường quyền chọn tiền tệ Việt Nam của các chủ thể kinh tế nước nhà. Điểm mới tiếp theo trong chính sách quản lý thị trường ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đó là đã nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá đối với USD quy định cho các NHTM là 3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ tháng 11/2008 đã tạo ra một bước đệm cho q trình từng bước tự do hóa tỷ giá ở nước ta.

Thứ tư là do hệ thống các tổ chức tín dụng của nước ta đang trong quá trình phát triển về cả số lượng và chất lượng. Hiện nước ta có có 5 NHTM nhà

nước (trong đó có Ngân hàng Ngoại thương mới chuyển sang mơ hình cổ phần), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 6 ngân hàng liên doanh, 38 NHTM cổ phần, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong tương lai khi nghiệp vụ quyền chọn được thực hiện rộng rãi tại các tổ chức tín dụng này sẽ tạo ra sự phong phú và đa dạng hoá cho thị trường cũng như sự cạnh tranh lành mạnh giúp thị trường quyền chọn tiền tệ phát triển sơi động.

2.1.3.2. Khó khăn

Mặc dù ra đời trong bối cảnh nền kinh tế phát triển khả quan và có những thuận lợi như đã phân tích trên nhưng thị trường quyền chọn Việt Nam vẫn phải đối mặt với khơng ít những khó khăn trong q trình hoạt động. Cụ thể như sau:

Những khó khăn từ phía bên bán quyền chọn (các Ngân hàng thương mại)

- Kỹ thuật mua bán quyền chọn phức tạp nên gây lúng túng cho các Ngân hàng thương mại. Cơng cụ quyền chọn có những ưu thế nhất định so với các công

cụ khác như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi trên thị trường ngoại hối đặc biệt là vai trò phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, có thể nói kỹ thuật mua bán của nghiệp vụ quyền chọn phức tạp hơn nhiều. Trong khi đó, các ngân hàng Việt Nam

chưa có kinh nghiệm thực hiện và cịn khá non trẻ trong hoạt động này. Ngay cả đội ngũ nhân viên ngân hàng cũng chưa có kiến thức sâu rộng và hiểu biết thấu đáo về nghiệp vụ này. Mặc dù hiện nay một số ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này có tính chun nghiệp hơn như ACB, Sacombank… nhưng trong quá trình thực hiện vẫn cịn nhiều lúng túng và hạn chế.

- Số lượng khách hàng cịn ít gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kinh doanh có lãi nghiệp vụ quyền chọn. Quyền chọn là một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ

giá, đứng trên giác độ là người bảo hiểm, các ngân hàng khi phát hành quyền chọn rất cần có số đơng khách hàng để có thể làm trung gian cân đối hay điều hòa rủi ro giữa những người ký kết hợp đồng quyền chọn tiền tệ với ngân hàng. Qua tổng kết giao dịch quyền chọn tiền tệ giữa các ngân hàng thì mới chỉ có vài chục khách hàng và trên thực tế các ngân hàng buộc phải ký lại hợp đồng quyền chọn tiền tệ nhận được với các ngân hàng nước ngoài giống như dạng tái bảo hiểm. Sở dĩ làm như vậy vì ngân hàng có số lượng khách hàng tham gia nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ quá ít và khơng đủ điều hịa rủi ro tỷ giá. Thêm vào đó số lượng ngân hàng nội địa có khả năng tham gia nghiệp vụ này cịn ít nên việc tham gia quyền chọn tiền tệ với ngân hàng nước ngoài là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, làm như vậy các NHTM Việt Nam sẽ khơng có lãi vì phí quyền chọn thu được từ khách hàng lại phải đóng mức tương đương cho ngân hàng nước ngoài. Mặt khác, bản thân các ngân hàng là người phát hành quyền chọn cũng gặp vướng mắc: khi thu phí quyền chọn ngân hàng phải chịu khoản VAT 10%, nhưng nếu sau đó ngân hàng tham gia tái bảo hiểm với ngân hàng nước ngồi thì khơng được khấu trừ khoản VAT 10% và vơ hình chung đã làm các ngân hàng lỗ ngay khoản VAT 10%.

- Hạ tầng công nghệ của các NHTM Việt Nam còn hạn chế. Do tiềm lực về

vốn của các NHTM Việt Nam chưa lớn (những NHTM có Vốn điều lệ lớn cũng chỉ khoảng trên 10.000 tỷ đồng), vì vậy sự đầu tư cho cơng nghệ còn hạn chế. Đối với nghiệp vụ đòi hỏi kỹ thuật cao như quyền chọn tiền tệ, việc có cơng nghệ hiện đại để cập nhật tin tức cũng như xử lý, tính tốn phí giao dịch là một yếu tố rất quan

tư vào những công nghệ tiên tiến trên thế giới mà thường chỉ đầu tư vào những công nghệ vừa phải, đơn giản hơn để phù hợp với tiềm lực tài chính của mình. Đây cũng là một khó khăn đối với các NHTM trong việc triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tại các NHTM.

- Công tác tiếp thị, quảng bá khơng được duy trì thường xuyên, liên tục và định kỳ. Trong thời gian đầu triển khai nghiệp vụ quyền chọn trên thị trường, công

tác tiếp thị quảng cáo sản phẩm của các ngân hàng đến các doanh nghiệp khá thường xuyên và tích cực. Tuy nhiên, sau đó cơng tác này khơng cịn được duy trì đều đặn như trước.

Những khó khăn từ bên mua hợp đồng quyền chọn:

- Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chưa có Giám Đốc Tài chính riêng chuyên nghiên cứu, quản lý và tư vấn về những rủi ro về tỷ giá, lãi suất. Do đó, các

doanh nghiệp phần lớn là có sự hạn chế nhiều về kiến thức, hiểu biết về công cụ quyền chọn tiền tệ. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nước ta thường có thói quen làm theo truyền thống, ngại phải làm quen với những nghiệp vụ phức tạp và mới mẻ. Về các cá nhân, thực tế cũng có nhiều trường hợp thực hiện mua bán các quyền chọn ngoại tệ để kinh doanh, nhưng phần lớn là để làm thử, hoặc thực hành những lý thuyết đã thu thập chứ chưa có tính chun nghiệp và phân tích xu hướng.

- Một số nhân viên giao dịch của doanh nghiệp thì cho rằng họ sẽ gặp khó khăn trong việc giải thích, trình bày với lãnh đạo khi bỏ ra một khoản phí mua quyền chọn mà nhỡ ra không sử dụng quyền chọn. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp

hiện nay cịn lúng túng khơng biết phải hạch tốn phí Quyền chọn tiền tệ vào đâu thì được coi là hợp lý.

- Các doanh nghiệp chưa thấy lợi ích rõ ràng của nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. Mức phí quyền chọn mà các NHTM đưa ra còn cao do thường chỉ là trung gian

giữa ngân hàng nước ngoài và khách hàng nên một số ngân hàng thương mại tính phí bằng cách cộng một khoản phí vào phí quyền chọn do các ngân hàng nước ngoài đưa ra, các doanh nghiệp chưa thấy được lợi ích trong khi phải trả trước một

khoản tiền phí khá cao. Và chỉ khi gặp phải rủi ro họ mới thay đổi thói quen cũ. Cịn đối với các cá nhân muốn kinh doanh trên quyền chọn ngoại tệ thì mức phí cao khơng có sức hấp dẫn họ vì tỷ giá trên thị trường quốc tế phải biến động mạnh thì mới mong lấy lại mức phí đã trả và có lời.

Khó khăn từ những chính sách của cấp quản lý thị trường:

- Quy định pháp lý về hợp đồng quyền chọn tiền tệ chưa đồng bộ. Mặc dù thị trường quyền chọn tiền tệ được hình thành từ năm 2003, nhưng đến ngày 29/08/2006, Ngân hàng Nhà nước mới có cơng văn số 7404/NHNN-KTTC quy định thống nhất các hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ. Điều này cho thấy có sự khơng đồng bộ trong việc triển khai và phát triển thị trường của các cấp quản lý làm ảnh hưởng khơng ít đến thị trường vốn đã non nớt.

- Chưa kết thúc thời gian thực hiện thí điểm quyền chọn tiền đồng. Quyền chọn tiền đồng bắt đầu được thí điểm thực hiện từ tháng 4/2005, cho đến nay hơn 3 năm nhưng giai đoạn thí điểm này vẫn chưa kết thúc. Các NHTM khi tham gia vào thị trường vẫn còn bị ràng buộc nhiều về điều kiện để được thực hiện giao dịch quyền chọn như phải có vốn tự có tối thiểu 200 tỷ VND, kinh doanh có lãi trong 5 năm gần nhất, doanh số mua bán ngoại tệ/VND trong năm tối thiểu đạt 1 tỷ USD. Và hiện nay chỉ mới được thực hiện quyền chọn tiền đồng cho các tổ chức kinh tế, không thực hiện cho cá nhân. Quy định này đã giới hạn lại các chủ thể có thể tham gia vào thị trường vốn đã rất ít.

- Khó khăn tiếp theo cần đề cập đến là sự quản lý thị trường ngoại hối khá chặt của Ngân hàng Nhà nước bằng các chính sách tiền tệ. Kịch bản “biến động

trong khoảng 1%” luôn được Ngân hàng Nhà nước thực hiện để tỷ giá trong năm chỉ biến động cao nhất là 1% (Ngân hàng Nhà nước mới nới rộng biên độ dao động của tỷ giá lên 3% từ tháng 11/2008). Với giới hạn này thì USD trong năm biến động khơng đáng kể. Mà nếu như vậy, thì thật khó để phát triển các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá.

Hiện nay, mức độ phát triển của thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam còn rất hạn chế. Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam vẫn cịn hết sức kém phát triển và lạc hậu so với các nước trong khu vực.

Sự nông cạn của thị trường sẽ làm cho các công cụ thị trường kém phát huy tác dụng, trong đó bao gồm cả quyền chọn tiền tệ. Sự yếu kém của thị trường tài chính Việt Nam được phản ánh qua các chỉ số cơ bản đo độ sâu tài chính của một quốc gia như sau: M2/GDP, tín dụng/GDP, tiền gửi/GDP…đều ở mức thấp so với chỉ số của một số quốc gia khác.

Sự lạc hậu sơ khai của thị trường Tài chính Việt Nam cũng bao gồm cả tình trạng các cơng cụ tài chính cịn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch tại các Trung tâm giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng như trên thị trường tiền tệ trong những năm qua. Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động được hơn 7 năm và mức độ sơi động cịn thấp, hàng hóa trên thị trường còn chưa phong phú. Thực chất thì Việt Nam hiện nay chưa có một thị trường chứng khoán theo đúng nghĩa của nó, sự tham gia của các trung gian tài chính vào thị trường mới ở mức độ thăm dò, nhiều tổ chức cịn đứng ngồi cuộc. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ với sự hoạt động của thị trường mở, thị trườn liên ngân hàng cịn ít sơi động. Các giao dịch trên thị trường này cịn mang tính một chiều, tức là các ngân hàng luôn là người cung ứng vốn cịn mọt số ngân hàng ln có nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy thị trường tiền tệ hoạt động còn rất nhiều hạn chế, chưa thực sự thành trung gian điều tiết vốn trên thị trường. Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy độ sâu tài chính M2/GDP của Việt Nam còn khá thấp, thấp nhất so với một số quốc gia trong khu vực. Ngay khi so sánh với nước láng giềng rất gần Việt Nam là Thái Lan thì độ sâu của Việt Nam chỉ bằng xấp xỉ 1/10 so với độ sâu của Thái Lan và hầu như chưa được cải thiện nhiều trong suốt các năm từ 2002-2007. Đây cũng có thể coi là một trong khó khăn mà các NHTM Việt Nam gặp phải khi phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, do thị trường tài chính chưa phát triển đồng nghĩa với việc cơ sở pháp lý và trình độ hiểu biết của các chủ thể tham gia thị

trường còn hạn chế, và như vậy khi triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)