MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 128 - 133)

II Thị trường ngoại hối phái sinh 200 375 575 1220

50 Không thực hiện

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Kiến nghị với Chính phủ

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Quyền chọn tiền tệ nói riêng và các nghiệp vụ phái sinh nói chung là loại hình kinh doanh cịn nhiều mới mẻ, có những địi hỏi khắt khe về môi trường pháp lý. Điều này là do tính hấp dẫn của bản thân đồng tiền và mức độ rủi ro luôn đi kèm trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, các văn bản pháp lý quản lý trong lĩnh vực này phải xây dựng đầy đủ nhưng cũng cần phải thường xuyên điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân kinh tế, từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam trong các hoạt động ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam, hiện nay Pháp lệnh Ngoại hối đã có hiệu lực thi hành từ tháng 06/2006, vì vậy các văn bản hướng dẫn như Thông tư cũng cần nhanh chóng ra đời để tạo hành lang pháp lý cụ thể, chi tiết cho các ngân hàng và các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Vì nếu thực hiện kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh, thực hiện đa dạng hóa các hình thức giao dịch ngoại tệ của các NHTM.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chính sách ngoại hối lại càng có vị trí quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy

các hoạt động thương mại, du lịch, kiều hối, đầu tư… nhưng lại bảo đảm được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Trong những năm gần đây, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam đã có những đổi mới quan trọng như giảm tỷ lệ kết hối xuống bằng 0%, các doanh nghiệp và các tổ chức có tồn quyền sử dụng số ngoại tệ trên tài khoản, người nhận kiều hối không bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền cho cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp phép cũng như tăng hạn mức mang ngoại tệ ra nước ngồi, tự do hóa lãi suất ngoại tệ, nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá giữ NHTM với khách hàng…Những thay đổi đó đã đem đến những thành công rất ấn tượng như lượng kiều hối chuyển về nước tăng đột biến và đạt gần 7 tỷ USD trong năm 2007. Dự trữ ngoại hối quốc gia được tăng cường, từ chỗ đạt chỉ vài chục triệu USD trong những năm cuối thập kỷ 80 đến năm 2008 đã đạt trên 20 tỷ USD đảm bảo đủ để can thiệp thị trường khi có bất trắc.

Tuy nhiên nhìn nhận lại thì chính sách quản lý ngoại hối của nước ta vẫn còn những bất cập nhất định so với yêu cầu của thực tiễn. Yêu cầu đặt ra về hồn thiện chính sách quản lý ngoại hối là vừa phải khắc phục được những tồn tại, đồng thời phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Trước hết cần thiết phải có biện pháp về lãi suất, điều hành tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ… để tạo ra những hấp dẫn cần thiết về lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp để họ thực hiện các giao dịch về ngoại tệ với ngân hàng. Cần phải chấp thuận một thực tế là có thể giảm tình trạng Đơ la hóa trong xã hội nhưng sẽ tăng tình trạng Đơ la hóa tài sản có trong các NHTM. Tức là thu hút tối đa ngoại tệ trong xã hội vào ngân hàng và mở rộng cho vay, còn lợi hơn là để ngoại tệ lưu thông trôi nổi trong xã hôi, ngân hàng không quản lý được. Danh mục các đơn vị được phép bán hàng và dịch vụ thu bằng ngoại tệ cần giảm thiểu tới mức thấp nhất, đồng thời tăng cường kiểm tra và xử phạt thật nghiêm minh tình trạng tùy tiện mua bán bằng ngoại tệ. Giảm thiểu tới mức có thể chấp nhận được về các loại giấy phép có liên quan đến ngoại tệ, thay vào đó bằng điều kiện kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước nên giao quyền chủ động hơn nữa cho

các NHTM trong kinh doanh ngoại hối, đa dạng hóa các nghiệp vụ để phịng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp.

Từng bước cải cách để thực hiện tự do hóa tài chính hơn nữa. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc ổn định và phát triển trên cơ sở từng bước thâm nhập thị trường kinh tế thế giới. Việt nam sẽ phải mở cửa thị trường ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có thị trường dịch vụ tài chính. Và chính tự do hóa tài chính sẽ là tiền đề để phát triển thị trường các công vụ ngoại hối phái sinh. Để làm được điều cần thiết phải thực hiện từng bước một, chậm rãi và chắc chắn, cụ thể như sau:

Việt Nam nên tiếp tục tiến hành việc mở cửa dần thị trường tài chính với một phạm vi thích hợp và một trình tự hợp lý sao cho vừa đảm bảo nâng dần năng lực và khả năng cạnh tranh vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Sự thành công về việc xúc tiến mở cửa thị trường tài chính thời gian qua đã cho thấy rằng, sự tham gia của các hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng đã mang lại lợi ích đáng kể như tăng cường sự cạnh tranh, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tăng thêm tích luỹ vốn cho nền kinh tế.

Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính khơng thể khơng gắn liền với một tiến trình cải cách liên tục hệ thống dịch vụ tài chính ở nước ta hiện nay. Mặc dù đã có 10 năm cải cách song hệ thống dịch vụ tài chính ở nước ta vẫn cịn ở điểm xuất phát thấp, kém hiệu quả và vẫn mang nặng dấu ấn của thời kỳ bao cấp. Thực trạng đó khơng thể cứ tiếp tục duy trì thơng qua việc bảo hộ bằng cách hạn chế sự thâm nhập của các hoạt động đầu tư quốc tế, mà cần phải được bảo hộ thông qua những cải cách triệt để trên cơ sở đó tạo ra năng lực tự bảo vệ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế khi tiến hành hội nhập. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra trên thế giới (cùng với những nguyên nhân khác) là sự yếu kém của chính bản thân hệ thống tài chính ngân hàng nội địa của các nước thi hành chính sách mở cửa. Do đó, đã khơng đối phó nổi những trận bão

táp tài chính nảy sinh do hiệu ứng của đầu tư quốc tế mang lại. Việc mở cửa thị trường nếu quá đột ngột do không cho sự cải cách đáng kể để nâng cao năng lực của hệ thống tài chính nội địa trước khi tiến hành mở cửa sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, bất lợi và mất khả năng kiểm sốt của chính phủ đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính. Vì vậy, cải cách và loại bỏ dần tính hành chính bao cấp của hệ thống tài chính nội địa cho thích ứng với kinh tế thị trường trong mơi trường quốc tế được coi là một trong những chiến lược mang lại sự thành công khi tham gia hội nhập.

Cải cách hệ thống dịch vụ tài chính khơng có nghĩa chỉ là những cải cách về mặt cơ cấu tổ chức, năng lực nghề nghiệp, mà phải được tiến hành toàn diện cả về quan điểm và phương pháp điều hành vĩ mơ của tồn bộ hệ thống gắn với những điều kiện quốc tế. Trong đó, những cải cách về hệ điều hành chính sách tỷ giá, quản lý ngoại tệ và chính sách lãi suất phải được coi là đặc biệt quan trọng vì chúng hết sức nhạy cảm đối với nền kinh tế.

Cải cách tài chính song song với việc mở cửa dần dần thị trường dịch vụ tài chính cần phải được hỗ trợ đồng thời bằng việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, hiệu quả và minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi theo hướng đối xử quốc gia (national treatment). Trong đó, đặc biệt chú ý đến những cơ sở pháp lý đảm bảo quyền giám sát kiểm tra của chính phủ và các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhằm đảm bảo sự khống chế của nhà nước trong việc duy trì sự ổn định và sự lành mạnh của thị trường dịch vụ tài chính. Trước mắt cần xố bỏ ngay sự đối xử ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Nói chung, đối với lĩnh vực ngân hàng và thị trường chứng khốn cần phải có những bước đi hết sức thận trọng, bằng những biện pháp bảo vệ thận trọng để tiến tới việc mở cửa một cách toàn diện khi đủ điều kiện cho phép.

Tiếp nữa, cần điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân vãng lai hồn thiện các chính sách quản lý vĩ mơ. Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại của nước ta ln trong tình trạng bội chi vì nhập khẩu cao hơn so với xuất khẩu, do vậy ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM. Như vậy, để củng cố và cải thiện cán cân thương mại nhằm củng cố giá trị VNĐ và tiến tới làm cho nó có khả năng chuyển đổi thì Nhà nước cần phải đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, giảm nhập khẩu, đặc biệt giảm mạnh việc nhập các hàng hóa tiêu dùng trên cơ sở phải đầu tư nhiều hơn vào chất lượng hàng hóa xuất khẩu, thay đổi cơ cấu, chủng loại hàng hóa, đồng thời khai thác thị trường xuất khẩu. Để làm được điều này, Nhà nước cần đặc biệt chú trọng đến các chính sách tài trợ xuất khẩu, chính sách tỷ giá và các chính sách khác nữa. Cũng nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối, Chính phủ cần quan tâm hỗ trợ một số vấn đề như: nhanh chóng giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng và sớm bổ sung thêm vốn điều lệ cho các NHTM và tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; sớm có chỉ đạo thống nhất tập trung nguồn thu chi ngoại tệ về đầu mối Ngân hàng Nhà nước nhằm tăng cường nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia tại Việt Nam, phát huy vai trò can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối từ đó đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng được tốt nhất.

Nhà nước nên hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng Quyền chọn là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phịng ngừa rủi ro hối đối của các doanh nghiệp khơng thuộc các tổ chức tài chính – tín dụng, bảo hiểm, kinh doanh chứng khốn. Trên cơ sở này, Bộ tài chính xác định phí giao dịch quyền chọn là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hình thành sàn giao dịch cơng cụ tài chính phái sinh

Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật và Singapre đều có sàn giao dịch cơng cụ tài chính phái sinh tập trung. Trong thời gian qua, giao dịch tài chính phái sinh ở Việt Nam chủ yếu là giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại hối như

Hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn đều được thực hiện trên thị trường phi tập trung, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và NHTM. Do khơng có thị trường tập trung hoạt động nên tính thanh khoản của các cơng cụ tài chính phái sinh thấp. Khách hàng e ngại khi thấy công cụ phái sinh như Hợp đồng quyền chọn rất khó thanh lý khi cần. Việc giao dịch phi tập trung như hiện nay có nhiều nhược điểm và làm hạn chế nhu cầu giao dịch của khách hàng, thể hiện ở chỗ: chi phí tìm kiếm thơng tin và tìm kiếm khách hàng thường cao nhưng khách hàng giao dịch lại không nhiều; khách hàng rất e ngại vì họ cho rằng họ khơng đủ mạnh về kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm, thơng tin …để có thể thương lượng giao dịch bình đẳng với các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)