Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển tân thành phát (Trang 44 - 50)

1.3.2 .Nhân tố khách quan

2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của Công ty

TNHH Đầu tƣ và phát triển Tân Hợp Thành

Phân tích cơ cấu tài sản lưu động theo vai trị của tài sản lưu động trong quá trình sản xuất nhằm xem xét đánh giá tình hình phân bổ tài sản lưu động trong từng khâu của quá trình chu chuyển tài sản lưu động. Nhận rõ vai trị, tình

hình phân bổ của tài sản lưu động trong từng khâu, nhà quản lý sẽ có biện pháp phân bổ, điều chỉnh hợp lý giá trị tài sản lưu động tại mỗi khâu nhằm đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao vòng quay của tài sản lưu động.

Bảng 11 Cơ cấu TSLĐ

Đơn vị: 1000 VND

Chỉ tiêu 2012 2013

số tiền % số tiền %

1. TSLĐ dự trữ 261,995 1.37 144,516 0.67

nguyên vật liệu tồn kho 125,885 0.66 117,390 0.54 công cụ dụng cụ tồn kho 136,109 0.71 27,126 0.12

2. TSLĐ trong sản xuất 4,352,295 22.83 5,475,735 25.2

Tiền 4,310,993 22.61 5,335,382 24.55

CPSXKDDD 74.14 0.65

Các khoản phải thu chi phí phải trả trước

5 41,301 0.22 140,353

3.TSLĐ trong lƣu thông 14,452,299 75.8 16,109,633

Thành phẩm tồn kho

Tạm ứng 174,177 0.91 151,187 0.7

Tổng 19,066,589 100 21,729,885 100

Nhìn tổng thể ta thấy tài sản lưu động bình qn của cơng ty tăng dần qua các năm phản ánh nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, cơ cấu tài sản lưu động, tài sản lưu động trong lưu thông chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 68% mỗi năm, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là tài sản lưu động trong sản xuất, chiếm tỷ trọng gần 23%. Và tài sản lưu động trong khâu dự trữ chiếm tỷ trọng bé nhất. Kết

này phản ánh sự nhịp nhàng và sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Một bộ phận tài sản lưu động lớn nằm trong khâu lưu thông, qua phần trên ta thấy giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong bộ phận này.Năm 2012, tài sản lưu động trong khâu lưu thông là 14,45 tỷ đồng (tương ứng 75,8% tổng tài sản lưu động). Trong đó các khoản phải thu là 12,3 tỷ đồng (tương ứng 64,59% tổng tài sản lưu động).

Năm 2013 tài sản lưu động trong khâu lưu thông tăng lên thành 16,1 tỷ đồng (tương ứng 74,14% tổng tài sản lưu động) trong đó các khoản phải thu là 14,3 tỷ đồng (tương đương 65,81% tổng tài sản lưu động).

Nghiên cứu thành phần các khoản phải thu, ta thấy khoản mục phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh trong những năm vừa qua điều này phản ánh lượng tài sản lưu động của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng đang tăng lên. Mặc dù có nhiều lý do biện minh cho sự gia tăng của các khoản phải thu về mặt giá trị nhưng doanh nghiệp cần thận trọng xem xét khi có sự gia tăng về tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động nhằm tránh ứ đọng vốn trong khâu lưu thông.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tài sản lưu động là bộ phận lưu động trong sản xuất. Có thể thấy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất của bộ phận tài sản lưu động trong sản xuất. Điều này phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tài sản lưu động trong khâu dự trữ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng giá trị tài sản lưu động, trong đó tập trung chủ yếu là phần nguyên vật liệu tồn kho phục vụ trực tiếp cho các cơng trình xây dựng của công ty.

Bảng 12 Tốc độ luân chuyển TSLĐ

Đơn vị: 1000 VND

Chỉ tiêu 2012 2013 chênh lệch

số tiền %

Doanh thu thuần 25,019,661 31,259,778 6,240,117 TSLĐ bình quân 8,150,890 20,398,533 2,247,643

Vòng quay TSLĐ 1.38 1.53 0.15 11.17

Thời gian luân chuyển TSLĐ

261 235 -26 (10.05)

Nhìn kết quả tính tốn các chỉ tiêu tài chính phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tân Hợp Thành ta có nhận xét:

- Về vòng quay tài sản lưu động

Cơng ty có vịng quay tài sản lưu động thuộc loại thấp, năm 2013 tài sản lưu động luân chuyển được 1,53 vòng, tăng 11,17% so với năm 2012, năm 2013 tài sản lưu động luân chuyển được 1,53 vịng, có nghĩa trong năm này một đồng tài sản lưu động tạo ra 1,53.

Doanh thu thuần và tài sản lưu động bình quân đều tăng qua các năm: năm 2013 tài sản lưu động bình quân tăng 2,25 tỷ đồng (tương đương 12,38%) so với năm 2012. Doanh thu thuần năm 2013 tăng 6,24 tỷ đồng (tương đương 24,94%) so với năm 2012. Tốc độ tăng tài sản lưu động cao hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp chưa hiệu quả.

- Về chỉ tiêu thời gian luân chuyển tài sản lưu động

ngày. Tài sản lưu động mới luân chuyển được hơn một vòng. Kết quả này phản ánh lượng tài sản lưu động bị tồn đọng quá lớn trong các khâu sản xuất và lưu thông đến 70% - 80% tài sản lưu động nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và khoản mục phải thu. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và một sự phát triển lâu dài của công ty

So với các doanh nghiệp trong ngành thì tốc độ luân chuyển tài sản lưu động có cao hơn (trung bình ngành năm 2012, 2013 lần lượt là 1,40 và 1,33) cho thấy tuy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp khơng cao nhưng doanh nghiệp đã có những tiến bộ hơn so với các công ty trong ngành

Bảng 13 Hệ số đảm nhiệmTSLĐ

Đơn vị: 1000 VND

Chỉ tiêu 2012 2013

TSLĐ 19,066,589 21,729,885

Doanh thu thuần 25,019,661 31,259,779

Hệ số đảm nhiệm TSLĐ 0.76 0.07

Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động của công ty cho thấy năm 2012 để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty chỉ mất 0,76 đồng nhưng sang đến năm 2013 chỉ mất 0,7 đồng tài sản lưu động để tạo ra được một đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ hệ số đảm nhiệm của công ty đang giảm đi phản ánh công ty đã sử dụng tài sản lưu động hiệu quả và tiết kiệm.

Doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng cái mà doanh nghiệp quan tâm cuối cùng không phải là doanh thu

thuần mà là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế). Để đánh giá sự đóng góp của tài sản lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời của tài sản lưu động.

Bảng 14 Hệ số sinh lời TSLĐ

Đơn vị: 1000 VND

Chỉ tiêu 2012 2013

Lợi nhuận sau thuế 796,062 8,297,596

TSLĐ bình quân 18,150,890 0,398,599

Hệ số sinh lời TSLĐ 0.044 0.041

Ta thấy hệ số sinh lời tài sản lưu động có xu hướng giảm qua các năm. Nếu trong năm 2012, một đồng tài sản lưu động tạo ra 0,044 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2013, con số này chỉ còn 0,041.

Hệ số sinh lời của tài sản lưu động thấp hơn so với trung bình ngành. Cụ thể, năm 2013 một đồng tài sản lưu động chỉ tạo ra 0,040 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi các doanh nghiệp trong ngành tạo ra 0,11 đồng.

Công ty đã dùng phần lớn vốn huy động được để đầu tư mạnh mẽ vào các

dự án bất động sản: Văn phòng, nhà xưởng cho thuê … Đồng thời Công ty cũng đang đầu tư vào nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm xây dựng. Điều đó có thể lý giải

lý do tại sao tài sản lưu động của doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm nhưng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động lại giảm so với những năm trước và thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, do những hoạt động này của doanh nghiệp chưa tạo ra doanh thu mà còn đang nằm ở dạng đầu tư phát triển.

Lợi nhuận cơng ty có được khơng phải từ nguồn tài sản lưu động của doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế trong nước để tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của đơn vị.

Tóm lại, qua các chỉ tiêu phân tích có thể nói hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty chưa cao. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty hiện chưa được sử dụng một cách hiệu quả, công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn trong thời gian dài và với số lượng vốn khá lớn. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động liên tục tăng qua các năm nhưng hiệu quả sử dụng không tăng tương ứng dẫn đến tình trạng lãng phí vốn. Cơng ty làm ăn vẫn có lãi nhưng để tồn tại và phát triển được trong giai đoạn hiện nay cơng ty cần có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển tân thành phát (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)