Đánh giá chung về thực trạng sử dụng TSLĐ của công ty TNHH Đầu tƣ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển tân thành phát (Trang 50)

1.3.2 .Nhân tố khách quan

2.3 Đánh giá chung về thực trạng sử dụng TSLĐ của công ty TNHH Đầu tƣ

Đầu tƣ và phát triển Tân Hợp Thành

2.3.1 Thành công

Cùng sự phục hồi của nền kinh tế thế giới vào cuối 2013, đầu năm 2014 kinh tế của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và Cơng ty TNHH Đầu tư và phát triển Tân Hợp Thành nói riêng trong quá trình nắm bắt cơ hội phát triển.

+ Uy tín và thương hiệu của cơng ty đang ngày được khẳng định đây là một trong những thuận lợi để cạnh tranh với các công ty cùng ngành trong khu vực.

+ Đội ngũ cán bộ Lãnh đạo, quản lý của Cơng ty đồn kết, nhiệt tình và trách nhiệm và lực lượng lao động trực tiếp đáp ứng tốt được yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh.

+ Đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ nhiệm vụ sản xuất phù hợp theo từng lĩnh vực hoạt động đảm bảo từng bước nâng cao năng lực sản xuất.

+ Công ty đã có chính sách quản lý hàng tồn kho tương đối hợp lý, tỷ trọng hàng tồn kho trong 2 năm vừa qua đều chiếm tỷ trọng thấp. Do đó cơng ty đã tiết kiệm được một khoản tiền cho việc dự trữ hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu xây dựng qua các năm. Nhờ vào công tác quản lý trên cơ sở xây dựng kế hoạch về nguyên vật liệu, điều này đã giúp cho cơng ty có những chính sách phù hợp trong việc cung cấp ngun vật liệu cho cơng trình.

+ Chính sách quản lý các khoản phải thu khách hàng chi tiết cho từng khách hàng cụ thể, điều này giúp cho công ty biết được khách hàng nào có khả năng thanh tốn tốt và có uy tín trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc ký kết hợp đồng

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh một số kết quả đạt được, cơng ty vẫn cịn một số vấn đề cần quan tâm và điều chỉnh.

+ Tuy công ty quản lý nợ cũng tương đối chặt chẽ nhưng việc khách hàng nợ đọng kéo dài vẫn cịn nhiều, hiện nay cơng ty chưa có biện pháp để khắc phục tình trạng này. Điều này đã làm cho công ty gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc quay vịng vốn vì đa số tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty là nợ phải thu khách hàng. Và điều này cũng chứng tỏ một số vốn của công ty đã bị các tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng.

+ Lượng tiền để công ty hoạt động vào cuối kỳ không đủ cho nhu cầu quay vịng vốn của cơng ty. Lượng tiền để cơng ty hoạt động q ít, tuy nó khơng gây ra

tình trạng lãng phí vốn nhưng lại gây cho cơng ty các khó khăn trong việc thanh toán với nhà cung cấp.

+ Việc vay nợ của cơng ty ngày càng có xu hướng tăng, nhưng đồng thời với việc vay nợ là ta cũng phải trả với một mức chi phí ngày càng tăng. Mặt khác số tiền mà ngân hàng cho phép cơng ty nợ có thời hạn khơng phải là vơ hạn. Do đó nếu tình trạng vay nợ tiếp tục diễn ra ngày càng tăng thì đến lúc công ty sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh tốn hoặc phải đi vay với một mức lãi suất cao hơn. Do đó trong tương lai cơng ty cần phải có biện pháp để huy động nguồn vốn khác để đầu tư cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp gặp phải những khó khăn như trên có thể do:

- Cơng ty chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về nhu cầu tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong nhiều khoản mục do vậy làm giảm tính thực tiễn của bản kế hoạch.

- Trong những năm gần đây công ty thường phải đi vay hoặc nợ người bán, Bên cạnh đó tại cơng ty khoản mục phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao bởi vậy phát sinh nên nhiều chi phí khác,nếu quản lý khơng tơt, có thể ảnh hưởng tới hoạt động thường xun của cơng ty.

- Như đã phân tích ở trên, do đặc thù cơng việc của cơng ty, nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn và dài hạn, việc quản lý vật tư tồn kho còn gặp rất nhiều khó khăn.Dự trữ lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, cịn nếu dự trữ ít sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây ra hàng loạt hậu quả tiếp theo.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN TÂN

HỢP THÀNH 3.1 Định hƣớng trong thời gian tới

 Mở rộng địa bàn kinh doanh ra khu vực miền bắc, nhất là các tỉnh lân cận nhằm mở rộng thị trường

 Đa dạng hóa hình thức kinh doanh

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty TNHH Đầu tƣ và phát triển Tân Hợp Thành TNHH Đầu tƣ và phát triển Tân Hợp Thành

3.2.1 Xác định đúng đắn nhu cầu tài sản lưu động thường xuyên cần thiết thiết

Hàng năm, công ty đều xây dựng kế hoạch tài sản lưu động tương đối rõ ràng song vấn đề ở chỗ thiếu sự giải trình chi tiết trong nhiều khoản mục do vậy làm giảm tính thực tiễn của bản kế hoạch. Bước đầu tiên trong kế hoạch tài sản lưu động là phải xác định nhu cầu tài sản lưu động cho năm tiếp theo.

Trong kế hoạch của công ty, nhu cầu tài sản lưu động được xác định như sau:

Bước 1: Cơng ty tính tốn các chỉ tiêu giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu,

dự kiến. Những chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bản kế hoạch sản xuất, những hợp đồng đã ký kết cho năm tới. Như vậy, các xác định những chỉ tiêu này là tương đối chính xác và hợp lý.

Bước 2: Cơng ty dự kiến vịng quay tài sản lưu động trong năm tới trên cơ

Bước 3: Tài sản lưu động bình quân được xác định bằng cơng thức:

Ta có thể thấy điều này trong bảng tính tốn tài sản lưu động: do cơng ty xác định vòng quay tài sản lưu động là 2 vịng nên khối lượng tài sản lưu động bình quân dự kiến là 25,97 tỷ đồng. So sánh con số này với lượng tài sản lưu động thực tế của công ty vào năm 2013 (27,1 tỷ đồng) thì con số dự kiến là hơi thấp, chưa hợp lý, nguyên nhân là do cơng ty xác định vịng quay tài sản lưu động cao.

Để đảm bảo tính chính xác trong xác định nhu cầu tài sản lưu động, công ty nên phân cơng việc tính nhu cầu tài sản lưu động cho tồn cơng ty. Phương pháp được sử dụng để tính nhu cầu tài sản lưu động ở các xí nghiệp phân loại tài sản lưu động theo công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến từng khâu của quá trình sản xuất: Dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để tính nhu cầu cho từng khâu sau đó tổng hợp sẽ được nhu cầu toàn bộ tài sản lưu động trong kỳ

3.2.2 Quản lý tốt khoản mục vốn bằng tiền

Vì trong những năm gần đây lượng tiền của doanh nghiệp cịn rất ít, nên mỗi lần cần đến tiền công ty thường phải đi vay hoặc nợ người bán một thời gian mới trả. Vì vậy do đó ta cần phải xây dựng kế hoạch cho việc dự trữ tiền để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của cơng ty và thường thì ta lên kế hoạch tháng.

- Phần thu: ta phải liệt kê tính tốn tất cả các khoản có thể thu được trong tháng của doanh nghiệp như: thu do khách hàng nợ, thu do lãi tiền gửi, thu do bán hàng, cung cấp dịch vụ…

- Phần chi: bên cạnh việc dự tốn phần thu thì ta cũng cần xác định trong tháng ta cần chi những mục nào và tổng khoản chi trong tháng cho các khoản mục

TSLĐ đầu kỳ +TSLĐ cuối kỳ =

TSLĐ bình quân

đó là bao nhiêu. Chẳng hạn như: chi trả lương công nhân viên, mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Do đó ta cần phải tính cho nó một lượng tiền dự trữ thích hợp.

Từ việc tính tốn liệt kê trên thì ta thấy phần thu bù cho phần chi nếu thấy cịn thiếu thì ta nên dự trữ một lượng tiền để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong tháng. Mặt khác ta cũng cần phải lên được kế hoạch chi tiết là sẽ thu và chi tiền vào ngày nào trong tháng để có thể cung ứng lượng tiền đúng và kịp thời tránh tình trạng lãng phí vốn hay là khơng có tiền để chi trả đúng hẹn.

Ta có một ví dụ đơn giản như: giả sử trong tháng ta có tổng các khoản thu được là 3 tỷ đồng và đều được thu vào đầu tháng. Còn tổng các khoản chi là 4 tỷ đồng và được thực hiện vào cuối tháng. Trong điều kiện này thì đầu tháng doanh nghiệp chỉ cần có một số dư nợ trên tài khoản tiền là 1 tỷ đồng. Và lượng tiền thu được ta có thể đem gửi ngân hàng đến ngày cần chi trả ta có thể rút về để thanh tốn nhằm tránh được tình trạng lãng phí vốn của doanh nghiệp. Trong điều kiện ngược lại nếu việc chi lại được thực hiện đầu tháng và việc thu tiền lại xảy ra vào cuối tháng thì lúc này lượng tiền dự trữ của doanh nghiệp phải lên đến 4 tỷ đồng. Qua đó ta cũng thấy được cùng một lượng thu chi như nhau nhưng thời gian thu chi khác nhau thì lượng tiền dự trữ để đáp ứng nhu cầu cũng khác nhau. Vì vậy ta cần lập dự tốn thu chi tiền trong tháng cho chính xác để tránh tình trạng lãng phí vốn hay khơng đủ tiền để chi trả.

Vì lý do trên đây mà cơng ty cũng cần phải có một chính sách dự trữ tiền hợp lý, vừa đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày, không dư thừa quá mức dễ dẫn đến số vốn nhàn rỗi quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Muốn như vậy theo em công ty cần phải quản lý từng khâu trong quá trình thu, chi tiền mặt để trên cơ sở đó cơng ty có thể nắm bắt kịp thời số lượng vốn bằng tiền hiện có để kịp thời có những chính sách, biện pháp điều chỉnh phù

hợp hơn . Đồng thời để duy trì một lượng vốn bằng tiền phù hợp, công ty cần phải lập kế hoạch vốn bằng tiền, thơng qua đó có thể phân tích được dịng tiền thu, dịng tiền chi và nợ tới hạn của cơng ty. Từ đó cơng ty có thể dự tốn được nguồn thu, chi trong tháng để có kế hoạch huy động vốn phù hợp.

Bảng 15 Báo cáo kế hoạch vốn bằng tiền

Đơn vị: 1000 VND

Chỉ tiêu Quí I Quí II Q III Q IV

I. Dịng tiền thu

1. Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Tiền thu từ hoạt động khác

II. Dòng tiền chi

1. Tiền trả nhà cung cấp 2. Trả cho công nhân viên 3. Nộp thuế cho nhà nước 4. Các khoản chi khác

III. Chênh lệch thu chi

1. Tiền tồn đầu kỳ 2. Tiền tồn cuối kỳ 3. Tiền tồn tối thiểu 4. Số tiền thừa

Đối với các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, nhàn rỗi ở đây chỉ mang tính tạm thời cho đến khi tiền được huy động vào kinh doanh. Tiền nhàn rỗi của công ty chủ yếu là gửi ngân hàng với lãi suất thường thấp, cơng ty chưa tìm kiếm được cơ hội đầu tư nào khác. Cơng ty nên tìm phương án đầu tư khoản tiền nhàn rồi này.

Tuy nhiên công ty cần lưu ý rằng, mục tiêu của quản trị tài chính là đồng thời theo đuổi hai mục tiêu: sinh lợi và thanh khoản. Do vậy, khi quyết định đầu tư công ty phải hết sức lưu ý đến hai mục tiêu này. Theo đuổi mục tiêu lợi nhuận -

tiền phải được sử dụng dù là tạm thời trong ngắn hạn, sao cho tạo ra lợi nhuận cho công ty. Nhưng do tiền nhàn rỗi tạm thời nên không được sử dụng để đầu tư lâu dài vào những tài sản kém thanh khoản. Vì vậy bên cạnh việc kinh doanh nói trên cơng ty cần chú trọng cơng tác thu hồi vốn tránh tình trạng ứ đọng vốn.

3.2.3 Tổ chức tôt công tác thanh toán và thu hồi nợ

Quản lý khoản phải thu là việc hết sức quan trọng, đó là bước trung gian để hoán chuyển khoản phải thu bằng tiền của công ty, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý vốn lưu động. Quản lý khoản phải thu tốt sẽ góp phần đáng kể vào việc sử dụng vốn hiệu quả.

Tại công ty khoản mục phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, là vấn đề có liên quan đến việc tính tốn cho số tiền dự trữ hoạt động sản xuất trong năm và hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có chính sách để đẩy nhanh việc thu nợ từ khách hàng tránh tình trạng nợ kéo dài. Qua phân tích về tình hình phải thu trong hai năm vừa rồi tuy có được cải thiện nhưng nợ phải thu vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, do đó ta cần có những chính sách để đẩy mạnh hơn nữa việc thu hồi nợ như: Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, xây dựng hệ thống quản lý nợ, theo dõi và quản lý cơng nợ một cách khoa học và chính xác nhằm hạn chế vốn bị chiếm dụng.

Năm 2012 số vòng quay nợ phải thu là 2,33 vòng nhưng đến năm 2013 số vịng quay nợ phải thu có tăng nhưng tốc độ tăng rất ít, chỉ là 2,39 vịng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có quan tâm đến công tác thu hồi nợ nhưng khoản vốn mà công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vẫn tương đối nhiều. Vì vậy để cơng tác quản lý nợ ngày càng tốt hơn, cơng ty cần có những biện pháp mới để thu hồi nhanh chóng các khoản nợ phải thu, đồng thời có những chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý để giảm bớt khoản ứng trước cho nhà cung cấp.

Tiết kiệm vốn lưu động bằng cách nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt số vốn lưu động trong khâu thanh toán. Để quản lý tốt nợ phải thu góp phần tiết kiệm vốn lưu động Công ty cần đưa ra một giải pháp tồn diện từ chính sách, hệ thống, con người, cơng cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ…

Về chính sách: Cơng ty phải quy định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn

được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất của từng khách hàng. Đồng thời cũng quy định về người phê chuẩn cho các hạn mức nợ khác nhau trong nội bộ công ty, từ giám đốc, giám đốc bán hàng, trưởng phòng đến nhân viên bán hàng. Đề ra mức thưởng hợp lý cho những nhân viên thu nợ đạt chỉ tiêu để động viên, khuyến khích nhân viên làm việc. Các chính sách này là nền tảng, là tài liệu hướng dẫn cho cả hệ thống và là kênh thông tin hiệu quả liên kết các phịng ban trong cơng ty trong q trình phối hợp để quản lý công nợ.

Về con người: Công ty chưa có bộ phận chun trách ở phịng kinh doanh để

quản lý và theo dõi công nợ mà việc quản lý công nợ do phịng kế tốn phụ trách và chỉ theo dõi số dư nợ. Vì vậy cơng ty nên có bộ phận chun trách ở phịng kinh doanh để quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị cơng nợ. Những nhân viên này được đào tạo kỹ về kĩ năng giao tiếp điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ…

Về công cụ: Công ty nên đầu tư phần mềm kế tốn có phần hành hỗ trợ quản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển tân thành phát (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)