Quản lý vật tư tồn kho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển tân thành phát (Trang 59 - 60)

3.2.1 .Xác định đúng đắn nhu cầu tài sản lưu động thường xuyên cần thiết

3.2.3 Quản lý vật tư tồn kho

Trong quá trình luân chuyển VLĐ phục vụ sản xuất kinh doanh, việc tồn tại vật tư dự trữ là bước đệm cần thiết cho hoạt động của DN. Vật tư tồn kho ở DN xây lắp gồm: Công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, phụ gia các loại. Trong SXKD, vật tư và nguyên vật liệu dự trữ tuy khơng trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trị rất lớn trong việc đảm bảo hoạt động SXKD được tiến hành bình thường.

Nếu DN dự trữ lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, cịn nếu dự trữ ít sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây ra hàng loạt hậu quả tiếp theo. Về lý thuyết, khi nào lượng hàng lưu kho hết mới nhập kho lượng hàng mới. Nhưng trong thực tiễn, DN không thể hết NVL, Vật tư rồi mới nhập kho, ngược lại nếu mua hàng sớm sẽ làm tăng lượng NVL, Vật tư tồn kho. Do đó, cần xác định thời điểm mua hàng phù hợp bằng cách xác định số lượng nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày nhân với độ dài thời gian giao hàng. Lượng nguyên vật liệu, vật tư sử dụng mỗi ngày là đại lượng biến thiên, để đảm bảo tính ổn định sản xuất, DN cần duy trì lượng tồn kho an tồn tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Lượng dự trữ an tồn chính là lượng dự trữ thêm vào lượng dự trữ ở thời điểm đặt hàng.

Với tình trạng lạm phát như hiện nay, giá cả nguyên vật liêu đầu vào tăng cao, công ty cần có sự dự báo cho mình nên hay khơng nên dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng nguyên vật liệu làm sao để có thể tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cơng trình, sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển tân thành phát (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)