Điều kiện thực hiện

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệpviệt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế (Trang 41 - 43)

IV- Điều kiện thực hiện và một số kiến nghị

1- Điều kiện thực hiện

Tiến hố và thích nghi là quy luật của sự sống và doanh nghiệp lại càng không phải là ngoại lệ. Tình hình đó buộc các nhà hoạch định ln hồn thiện công tác xây dựng chiến lược cạnh tranh nhằm tạo ra chỗ đứng vẵng chắc cho doanh nghiệp mình. Việc hồn thiện đó địi hỏi doanh nghiệp phải đạt được 3 điều kiện chủ yếu sau:

1.1 Điều kiện về phương pháp xây dựng

Công tác xây dựng chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh phải dựa trên cơ sở những căn cứ khoa học chính xác cùng với vẹc áp dụng những phương pháp phân tích và dự báo tiên tiến đảm bảo nâng cao chất lượng và tính tồn diện của quy trình thiết lập chiến lược cạnh tranh. Cụ thể :

 Phân tích đúng và chính xác các nhân tố mới của mơi trường vĩ mơ, đánh gía xem các nhân tố này có ảnh hưởng gì đến chiến lược cạnh tranh hiện tại công ty đang theo đuổi và tạo ra cơ hội hay nguy cơ mới nào cho công ty trong tương lai.

 Phân tích đúng và kịp thời môi truờng cạnh tranh nội bộ ngành để kịp thời điều chỉnh chiến lược cạnh tranh cho phù hợp với những thay đổi của mơi trường, chủ động trong mọi tình huống và đi trước đối thủ cạnh tranh một bước.

 Cập nhật thơng tin về kỹ thuật phân tích chiến lược cạnh tranh hiện đại để áp dụng trong việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh.

 đảm bảo thông tin về các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các giả thiết chính xác về đối thủ, từ đó có thể quyết định các hành động cạnh tranh phù hợp.

1.2 Điều kiện về tổ chức công tác xây dựng

 Tổ chức xây dựng chiến lược cạnh tranh phải đảm bảo phát huy mọi nguồn lực của công ty và sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp của mọi bộ phận trong doanh nghiệp từ những nhà hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lựơc, các phòng ban chức năng cho tới các đơn vị sản xuất kinh doanh.

 Chiến lược cạnh tranh phải được mọi người trong tổ chức biết đến để thực hiện nhiệm vụ và điều chỉnh hành vi của các bộ phận của mình theo một chiến lược đề ra, điều này tự nó sẽ dẫn đến các hoạt động được phối hợp một cách tự nhiên, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho chiến lược được thực thi.

1.3 Điều kiện về tính hiệu lực và tính hiệu quả của chiến lược

 Tính hiệu lực của chiến lược cạnh tranh đòi hỏi việc thực hiện hay tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng chiến lược đề ra chắc chắn làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty mà biểu hiện hết sức cụ thể là duy trì vị trí cạnh tranh có lợi trong ngành và bảo vệ thị phần của cơng ty bằng những hành động cạnh tranh thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của ngành.

 Tính hiệu quả của chiến lược cạnh tranh đồi hỏi quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh tạo ra một cơ sở có chất lượng cao nhưng khơng phải bằng mọi giá vì với một chi phí xây dựng quá cao sẽ làm tăng chi phí quản lý dẫn tới tăng gía bán của sản phẩm, kết quả này sẽ đi ngược lại lợi ích mong đợi từ công tác xây dựng chiến lược cạnh tranh. Vậy tính hiệu quả ở đây địi hỏi cơng tác xây dựng chiến lược phải tạo ra một chiến lược có chất lượng cao với một chi phí hợp lý và việc thực thi chiến lược đó phải mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty. Đến lượt nó, hiệu quả kinh doanh sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo tôn chỉ hoạt động định hướng chiến lược cạnh tranh cho mọi hoạt động trong tổ chức nhằm mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệpviệt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)