3 .Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.1 Đào tạo cán bộ quản lý
Như chúng ta đã biết, thực chất của quá trình quản lý là thơng qua con người tác động lên con người và các yếu tố của quá trình sản xuất, biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của chủ thể quản lý. Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp sẽ là những người tác động trực tiếp tới đội ngũ lao động, định hướng, biến đổi họ theo cách riêng có của mình. Từ đó có thể thấy vai trò của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Một doanh nghiệp vững mạnh trước tiên phải có một đội ngũ quản lý giỏi, nhạy bén, hết mình vì doanh nghiệp.
Tại Cơng ty CP bê tông, đội ngũ cán bộ quản lý chiếm một tỷ lệ đông đảo khoảng 34.88% số lao động tồn Cơng ty. Số lao động này hầu hết là lao động mới được tuyển chọn, họ có năng lực, trình độ và phong cách làm việc khoa học. Họ đang là niềm tin, sự tự hào của Công ty. Tuy nhiên, trong một vài năm tới rất có thể trong số họ, nhiều người sẽ khơng cịn đạt được những phẩm chất vốn có khi xưa, nguyên nhân của vấn đề này có thể do tuồi tác hoặc do những nguyên nhân khách quan khác như: sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường làm việc... Khi đó vấn đề đặt ra cho cơng ty là phải đào tạo lại đội ngũ lao động này nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của công việc đặt ra.
Để làm được điều này Công ty cần thực hiện tốt các giải pháp sau: - Thực hiện tốt công tác tổ chức đào tạo, xây dựng hệ thống đào tạo rộng lớn, quy mô. Đào tạo một cách căng thẳng về thời gian theo một cơ cấu kiến thức và cách thức thích hợp (nếu là đào tạo tại chỗ), Công ty cần lựa chọn kỹ trung tâm đào tạo (nếu là đào tạo bên ngoài), tốt nhất nên cử cán bộ được đào tạo đến những trung tâm chuyên đào tạo về quản lý chất lượng cao như các trường Đại học danh tiếng trong nước, các Vụ, Viện nghiên cứu...
- Phải có chương trình, cơ cấu, kiến thức đào tạo cho từng loại cán bộ quản lý. Theo kinh nghiệm của các tập đồn kinh tế lớn và các Cơng ty lớn trên thế giới thì đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cao thì tỷ lệ kiến thức về kinh tế, quản lý càng cao nhưng kiến thức kỹ thuật thì vừa phải, cụ thể đối với tổng giám đốc tỷ lệ đó là 4 – 5 – 1, giám đốc là 4.5 – 4 – 1.5, với quản đốc là 4 – 3 – 3, và tổ trưởng là 3 – 2.5 – 4.5. Với tỷ lệ kiến thức như vậy thì nhà quản lý ở từng cấp mới phát huy tốt năng lực của mình, tổ chức và vận hành cơng việc mới trôi chảy và đạt hiệu quả cao.
- Cán bộ quản lý trong Cơng ty là những người có tiếng nói và tầm ảnh hưởng trực tiếp đối với nhân viên của mình. Vì vậy khi tuyển chọn cán bộ quản lý đi đào tạo cần tuyển chọn những người có đầy đủ năng lực về t bduy, trí tuệ, có khả năng dẫn dụ, điều khiển người khác. Ngày nay, quản lý đã khơng cịn là một công việc đơn thuần mà nó đã trở thành một nghề, thậm chí có người ví nó như một mơn nghệ thuật, “nghệ thuật quản lý”, do đó nó địi hỏi những ai muốn trở thành nhà quản lý thì cần phải hội đủ những phẩm chất bắt buộc.