.Giới thiệu chung về công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn ISO 90012000 tại công ty CP bê tông (Trang 35)

1.Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty CP bê tông

Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG

Trụ sở: Xã Nậm Loỏng – Thị xã Lai Châu – Tỉnh Lai Châu Số điện thoại: 023.246.242

Giấy phép KD: 2303000027 Mã số thuế: 6200006849 Giám đốc: Nguyễn Đình Hải

Cơng ty CP bê tông tiền thân là Công ty TNHH Minh Thành - một công ty tư nhân với vốn điều lệ và quy mô nhỏ bé chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thi cơng gia cố nền móng sản xuất bê tơng thương phẩm và tham gia thi cơng một số cơng trình thủy lợi, thủy điện với quy mô nhỏ. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày15/5/2007 công ty TNHH Minh Thành chuyển đổi thành cơng ty CP bê tơng hoạt động dưới hình thức cổ phần, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 23 03 000027 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lai châu cấp.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty CP bê tông là: - Sản xuất cột điện bê tông ly tâm và ống cống bê tông các loại. - Thi cơng lắp đặt các cơng trình điện từ 35KV trở xuống…. - Một số hoạt động khác

Trong quá trình hình thành và phát triển, đến nay Công ty đã từng bước hồn thiện về mọi mặt, đặc biệt Cơng ty luôn luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Với phương trâm “luôn hướng tới chất lượng và dịch vụ hồn

”, với định hướng đúng đắn đó Cơng ty đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngồi tỉnh.

- Về lao động: Ban đầu chỉ gồm 15 người đến nay số lao động trong công ty là 43 người. Trong đó có 15 cán bộ có trình độ Đại học, trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm 39.53% tổng số cán bộ công nhân viên trong cơng ty.

Bảng 2: Trình độ lao động tại Cơng ty CP bê tông

STT Trình độ Số lượng lao động (người) Tỷ lệ (%) 1 Đại học 15 34.88 2 Cao đẳng, trung cấp 2 4.65

3 Công nhân kỹ thuật 26 60.47

Tổng số 43 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Cơng ty CP bê tơng)

- Về vốn sản xuất: Để đảm bảo cho việc sản xuất của Công ty không ngừng phát triển, Công ty được thành lập với tổng vốn điều lệ là 3.5 tỷ đồng.

Bảng 3: Cơ cấu vốn cổ phần của Công ty CP bê tông

Cổ đông Số cổ phần nắm giữ (mệnh giá 10.000) Giá trị vốn cổ phần (đồng) Tỷ lệ sở hữu(%) CBCNV công ty 178.500 1.785.000.000 51

Cổ đơng bên ngồi 171.500 1.715.000.000 49

Tổng số cổ phần 350.000 3.500.000.000 100

(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính Cơng ty CP bê tơng)

- Về thiết bị sản xuất: Công ty đã chú trọng đầu tư trang bị hệ thống thiết bị đáp ứng yêu cầu, kỹ thuật và chất lượng thi công. Đến nay Công ty vẫn không ngừng đầu tư thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm mục đích cuối cùng là không ngừng mang lại sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty.

- Về doanh thu: Với doanh thu năm 2007 là: 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng chẵn), năm 2008 toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cùng nhau phấn đấu đạt doanh thu là 25.000.000.000 đồng (hai mươi năm tỷ đồng)

Ngay từ khi mới thành lập công ty đã chọn đặt trụ sở chính tại xã Nậm Loỏng – Thị xã Lai Châu – Tỉnh Lai Châu, nơi đây sẵn có nguồn nguyên liệu và là nơi có nhu cầu cao nhất về các sản phẩm của công ty.

Công ty CP bê tông ra đời khi đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển sôi động nhất, Việt Nam vừa mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tháng 11/2006, đây là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mới thành lập. Cùng với chính sách phát triển tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khơng có sự phân biệt lớn giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, trước pháp luật các doanh nghiệp đều được bình đẳng cùng có trách nhiệm và nghĩa vụ như nhau.

Chủ trương của Công ty là luôn cố gắng để kiện tồn cơng tác quản lý chất lượng sản phẩm. Sau gần một năm áp dụng hệ thống ISO 9002:2007, công ty nhận thấy hệ thống này thực sự mang lại hiệu quả cho công tác quản lý và điều hành sản xuất của công ty. Với xu hướng phát triển chung của hệ thống, Công ty đang tiếp tục tìm kiếm và nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao hơn nữa công tác lý quản và điều hành sản xuất của Công ty.

2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn

Công ty CP bê tông được tổ chức theo sơ đồ chức năng, đứng đầu là HĐQT có chức năng giám sát, quản lý tồn bộ Công ty, tiếp đến là ban Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi chiến lược kinh doanh của Công ty theo đúng chế độ do nhà nước ban hành.

Các bộ phận quản lý theo các phịng ban chức năng có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các chế độ của Nhà nước, các chỉ thị của giám đốc, phục vụ

đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời các phịng ban có nhiệm vụ đề xuất với ban Giám đốc những chủ trương biện pháp để giải quyết những khó khăn trong kinh doanh và tăng cường công tác quản lý của Công ty.

Sơ đồ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CP BÊ TÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

Phßng tc-hc phßng kt-tt phßng kt-vt ph©n x-ëng

Tổ bê tơng tỉ s¾t

(Nguồn : Phịng Tổ chức – Hành chính Cơng ty CP bê tơng)

2.1. Hội đồng quản trị

HĐQT là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý và chỉ đạo thực hiện của HĐQT.

- Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp, điều lê công ty và nghị quyết của đại hội cổ đơng quy định. Cụ thể, HĐQT có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:

 Quyết định chiến lược phát triển công ty

 Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.

 Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác.

 Quyết định phương án đầu tư.

 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.

 Thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế tốn cơng ty.

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó. Riêng các chức danh trưởng phó phịng ban, chánh phó Giám đốc xí nghiệp, kế tốn xí nghiệp thì HĐQT sẽ chuẩn y trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Công ty.

 Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phuc vụ họp Đại hội cổ đông, triệu tập Đại hội cổ đông, hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội cổ đông thông qua các quyết định.

 Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại.  Kiến nghị tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty. Quyết định thành lập chi nhánh đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.

 Trình báo cáo quyết tốn lên Đại hội cổ đơng.

 Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.

 Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu công ty, định giá tài sản góp vốn khơng phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.

2.2. Ban Giám đốc

Tổng giám đốc là người điều hành có quyền quyết định cao nhất về tất cả những vấn đề liên quan tới hoạt động hằng ngày của Công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông, HĐQT về việc tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu do Đại hội cổ đông và HĐQT đưa ra.

Ngoài giám đốc, Cơng ty cịn có 01 phó giám đốc, có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công việc được phân công, chủ động giải quyết những vấn đề mà Tổng giám đốc đã ủy quyền và phân công theo đúng chế độ của Nhà nước và điều lệ của Cơng ty.

2.3. Phịng tổ chức-hành chính

A- Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong công tác:

- Tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động hợp lý, tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, các chế độ đối với người lao động.

- Thực hiện công tác quản lý bảo vệ quân sự, giữ vững an ninh trật tự, an toàn trong đơn vị.

- Là đầu mối giải quyết công việc văn phịng hành chính giúp Giám đốc Công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

B- Những nhiệm vụ chính: a. Cơng tác tổ chức lao động:

* Công tác tổ chức sản xuất: * Công tác cán bộ:

* Công tác quản lý sử dụng lao động:

* Công tác đào tạo và nâng lương, nâng bậc: * Công tác khen thưởng và kỷ luật:

* Các chế độ khác đối với người lao động:

* Quản lý lưu trữ hồ sơ và thực hiện chế độ báo cáo: b. Công tác định mức tiền lương.

c. Công tác Bảo vệ - Quân sự. d. Cơng tác hành chính.

2.4. Phịng kỹ thuật-thị trường

2.4.1. Chức năng làm kế hoạch

A. Chức năng: Phòng Kỹ thuật – thị trường là phòng chức năng xây dựng kế

hoạch sản xuất, theo dõi thực hiện kế hoạch.

B- Nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất cho phân xưởng và thay mặt giám đốc tổ chức theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm, kế hoạch hàng quý, kế hoạch hàng tháng cũng như công tác báo cáo thống kê.

- Báo cáo tình hình thực hiện các chœằtiêu kinh tế kế hoạch, các mục tiêu về tiến độ sản xuất hàng tháng, quý, năm. Phân tích đánh giá tham mưu cho Giám đốc trong cơng tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, để đảm bảo phục vụ các mục tiêu và nhịêm vụ kế hoạch.

2.4.2. Chức năng Kỹ thuật A. Chức năng:

- Là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc công ty quản lý kỹ thuật - cơng nghệ, máy móc thiết bị, an tồn, vệ sinh lao động.

B. Nhiệm vụ:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các phương án kỹ thuật được giao tại các phân xưởng.

- Nghiên cứu và ứng dụng các mẫu mã mới phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh và thị hiếu người tiêu dùng.

- Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất sản phẩm chính để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm.

- Quản lý chất lượng vật tư, nguyên liệu, chất lượng sản phẩm.

- Phối hợp với phòng KH-ĐT xây dựng một số định mức kinh tế kỹ thuật. - Lập kế hoạch An toàn lao động-Vệ sinh lao động, kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo An toàn lao động, mua sắm các thiết bị về An tồn lao động - Phịng cháy chữa cháy .

- Tổng hợp các số liệu thực hiện, phân tích đánh giá kết quả thực hiện lưu trữ hồ sơ văn bản thuộc phạm vi chuyên môn.

- Tham gia biên soạn tài liệu, giáo án phục vụ giảng dạy và đào tạo công nhân kỹ thuật.

2.4.3. Chức năng thị trường A.Chức năng:

- Là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Nắm bắt thông tin thị trường, điều tiết giá cả, tổ chức mạng lưới dịch vụ cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Xây dựng chiến lược Marketing bao gồm các chiến lược về thị trường, giá cả, quảng cáo, phân phối sản phẩm, thu nhập thông tin... Nhằm tiêu thụ số lượng sản phẩm của công ty sản xuất .

- Xây dựng Qui chế tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng thời kỳ. Tổ chức đôn đốc kiểm tra việc thực hiện .

- Đôn đốc kiểm tra nhân viên tiêu thụ nhằm thanh tốn dứt điểm cơng nợ, bảo toàn vốn cho sản xuất kinh doanh.

- Giữ bí mật cơng nghệ, bảo vệ uy tín sản phẩm, bảo vệ thương hiệu của cơng ty trên thị trường.

- Tổ chức bốc xếp, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng đảm bảo an toàn cho người lao động.

- Soạn thảo các văn bản về nghiệp vụ, thực hiện chế độ thống kê báo cáo, lưu giữ tài liệu số liệu.

2.5. Phịng kế tốn vật tư

A- Chức năng:

- Là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc công ty trong việc quản lý tài chính và hạch tốn kinh doanh và công tác vật tư đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

- Thực hiện nhiệm vụ chun mơn, nghiệp vụ về tài chính - kế tốn.

B- Nhiệm vụ:

- Thực hiện công tác mua các loại nguyên vật liệu phục vụ công tác sản xuất.

- Cùng với phòng Kỹ thuật kiểm tra chất lượng, số lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho.

- Làm các thủ tục nhập, công tác bảo quản kho và xuất kho phục vụ sản xuất kinh doanh theo đúng quy định.

- Tính tốn tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán phục vụ cho hạch toán giá thành sản xuất .

- Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, bao gồm kế hoạch về nguồn vốn, tham gia lập các dự án đầu tư, xây dựng và vay các nguồn vốn cho đầu tư, xây dựng.

- Nghiên cứu xây dựng các qui định về tài chính và triển khai thực hiện các qui định. Tổ chức thực hiện các qui định, hướng dẫn theo dõi kiểm tra về nghiệp vụ, đề xuất các biện pháp quản lý uốn nắn các sai lệch trong quản lý tài chính. Đề xuất xử lý các sai phạm.

- Tổng hợp đánh giá, tình hình quản lý tài chính, phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá việc sử dụng và bảo toàn, tăng trưởng vốn cố định. Các biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, nâng cao tỷ suất doanh lợi, đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý các nguồn vốn, các phương án sửa đổi, điều chỉnh cơ chế quản lý các nguồn vốn đề đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Kiểm tra các thủ tục thanh tốn (Tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ ) trước khi trình Giám đốc ký duyệt.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đối với các cơ quan quản lý cấp trên. - Soạn thảo các văn bản chuyên môn.

- Tham gia biên soạn tài liệu giảng dậy nghiệp vụ, hướng dẫn nghiệp vụ tài chính - Kế tốn cho các đơn vị thực hiện.

2.6. Phân xưởng sản xuất

A- Chức năng:

- Là đơn vị trực tiếp quản lý máy móc, thiết bị, lao động, nhà xưởng. - Sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch sản xuất được công ty giao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn ISO 90012000 tại công ty CP bê tông (Trang 35)