II. Phân tích Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công ty Xi Măng Bút Sơn.
3/ Phân tích hoạt động bán hàng và xúc tiến bán hàng:
3.1, Hoạt động bán hàng của Công ty Xi Măng Bút Sơn:
Mục tiêu của Công ty xi măng Bút Sơn là bán được sản phẩm và tăng doanh thu, tăng thị phần và uy tín của Cơng ty xi măng trong cả nước để đem lại lợi nhuận cho Công ty.
Tổ chức hoạt động bán hàng là khâu quan trọng có ý nghĩa lớn đối với Cơng ty, chính qua khâu này hình thái vật chất của hàng hố được chuyển sang hình thái tiền tệ. Chính vì vậy Cơng ty chú trọng thực hiện tốt công tác bán hàng bằng cách luôn cố gắng đáp ứng đầy đủ số lượng, chất lượng mặt hàng theo yêu cầu
của khách hàng, tạo địa điểm thuận lợi phục vụ khách hàng qua việc mở các chi nhánh, đại lý tại các thành phố lớn.
Trong công tác tiêu thụ, hoạt động phân phối sản phẩm là một nội dung rất quan trọng, thơng qua đó sản phẩm được đưa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mà các doanh nghiệp sẽ áp dụng phương thức tiêu thụ nào sao cho việc chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của riêng mình, Cơng ty Xi Măng Bút Sơn đã chọn phương thức phân phối sản phẩm gián tiếp qua các khâu tung gian như các chi nhánh và đại lý, nhưng Công ty trực tiếp chào hàng bán sản phẩm của mình cho khách hàng là các cơng trình xây dựng lớn trong nước mà không qua trung gian thương mại như đại lý, nhà bán buôn. Khách hàng khi muốn mua các sản phẩm của Cơng ty có thể đến đặt hàng tại Cơng ty qua phịng tiêu thụ - kinh doanh. Nếu khách hàng có u cầu chun chở sản phẩm thì đội xe của Cơng ty sẽ đáp ứng với chi phí vận chuyển ln rẻ hơn bên ngoài.
Ưu điểm của phương pháp phân phối trực tiếp này là Cơng ty có điều kiện tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với khách hàng nên hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của mình cũng như biết được khả năng thích ứng của sản phẩm của Cơng ty mình trên thị thường, từ đó kịp thời khắc phục những khiếm khuyết, tạo điều kiện cho việc củng cố địa vị cũng như uy tín của Cơng ty trong thị trường. Hơn nữa, phương pháp phân phối trực tiếp cịn giúp cho Cơng ty giảm bớt được nhiều chi phí cho các khâu trung gian, do vậy Cơng ty có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, tiêu thụ trực tiếp cũng có những nhược điểm là tốc độ tiêu thụ sản phẩm chậm do phạm vi hẹp, tổ chức quản lý phức tạp, vốn và nguồn lực bị phân tán,...
Để cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi thì việc thực hiện cơng tác hỗ trợ và xúc tiến bán hàng là rất cần thiết. Xúc tiến bán hàng bao gồm các hoạt động Marketing nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tới các mặt hàng của doanh nghiệp. Đây là hoạt động hỗ trợ tất yếu nhằm tăng lượng khối lượng bán hàng. Chính sách xúc tiến đúng đắn hợp lý sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xúc tiến bán hàng, Công ty Xi Măng Bút Sơn đã chú trọng thực hiện một số hoạt động để thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã tổ chức một đội ngũ nhân viên đi chào hàng, tiếp thị và bán sản phẩm của Cơng ty đến các cơng trình. Các nhân viên này có thể đến các cơng trình xây dựng hoặc đến các cơ quan thuộc ngành xây dựng để tiếp thị sản phẩm và khi khách hàng có u cầu thì sẽ đáp ứng đầy đủ.
Bên cạnh việc tổ chức hoạt động chào hàng, tiếp thị như trên, Công ty Xi Măng Bút Sơn còn thực hiện một số biện pháp xúc tiến bán hàng nữa như :
+ Quảng cáo là cơng cụ trợ giúp cho q trình tiêu thụ nhanh sản phẩm của Công ty bằng các phương tiện: Rađio, Truyền hình, Báo chí… Ngồi ra Cơng ty cịn in Cartaloge để giới thiệu đầy đủ hơn về sản phẩm.
+ In hình biểu tượng và tên Cơng ty lên các xe chở khách, các biển quảng cáo lớn ngồi trời ở những nơi đơng người qua lại.
+ Khuyến mại khuyến mại bằng hiện vật và tham quan du lịch nước ngoài như: Thái Lan, Trung Quốc.
+ Tham gia biểu diễn văn nghệ do Tổng Cơng ty xi măng tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2001 và các hội diễn của Tỉnh Hà Nam để cho nhiều người có thể biết được.
3.3, Cơng tác tổ chức thanh tốn của Công ty Xi Măng Bút Sơn:
Thanh toán là giai đoạn cuối của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, sau khi thanh tốn thì quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nhận thức được đây là một công tác quan trọng của hoạt động tiêu thụ nên Công ty rất quan tâm. Hiện nay các phương thức thanh toán của Công ty sử dụng rất đa dạng, khách hàng khi mua sản phẩm có thể mua bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, trả chậm...
Khi khách hàng đến mua sản phẩm tại Công ty hay các chi nhánh, kế toán thanh toán tại các cửa hàng đó sẽ ghi hố đơn về số lượng hàng, đơn giá, phương thức thanh toán. Kế toán sẽ ghi liên 3, một giao cho khách hàng, một lưu và một để nộp cho kế tốn Cơng ty.
Các khách hàng của Cơng ty phần lớn là thanh tốn ngay khi mua hàng, còn đối với các khách hàng khi mua có u cầu trả chậm thì Cơng ty Xi Măng Bút Sơn cũng linh động đáp ứng. Đối tượng mà Công ty bán chịu là những khách hàng có quan hệ mật thiết, lâu dài với cơng ty. Điều kiện để được mua chịu đối với khách hàng là họ phải có giấy giới thiệu có đóng dấu của cơ quan. Giám đốc Công ty sau khi xem xét sẽ duyệt cho thời gian chịu, lấy đó làm căn cứ để địi nợ (thường là 3 tháng), Cơng ty khơng tính lãi suất khoản trả chậm đó của khách hàng. Nếu người mua vi phạm hợp đồng, q thời hạn mà chưa thanh tốn thì Cơng ty sẽ tính lãi khoản trả chậm theo lãi suất của ngân hàng và tính thêm 0,01% phụ phí.
Để hai bên (người mua và người bán) cùng có lợi, việc lựa chọn hình thức thanh toán nào phù hợp là điều rất khó khăn. Trong những năm qua, Cơng ty Xi Măng Bút Sơn ln cố gắng tìm ra các biện pháp tốt nhất có thể được để cải tiến
các phương thức thanh toán bằng việc đưa ra các thủ tục thanh toán đơn giản thuận tiện, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.