III Một số nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
2.1. Nhu cầu của thị trường .
Nhu cầu của người tiêu dùng luôn gắn chặt với chiến lược tiêu thụ cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành công trong sản xuất kinh doanh thì họ phải biết được rằng họ chỉ có thể: “ Sản xuất cái mà thị trường cần chứ không thể sản xuất cái mà họ có”, nếu khơng đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay nói cách khác khơng thoả mãn được các yêu cầu của khách hàng, người tiêu dùng thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ khơng thể nào
tiêu thụ được và chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ bị phá sản. Do vậy, cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng xem rằng thị trường ( khách hàng ) đang cần cái gì, sở thích của họ ra sao trước khi bước vào sản xuất hoặc thực hiện một chiến dịch tiêu thụ một loại sản phẩm hàng hố nào đó.
2.2. Sức ép từ phía nhà cung ứng.
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần phải quan hệ, tiếp xúc với năm thị trường cơ bản. Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất chủ yếu lấy từ: thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động, thị trường vốn , thị trường công nghệ, thị trường thông tin. Số lượng các nhà cug ứng các yếu tố nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn tối ưu đầu vào cho doanh nghiệp. Điều này nói lên rằng số lượng các nhà cung ứng và mức độ tập trung của họ khơng cao thì doanh nghiệp càng có khả năng lưạ chọn tối ưu đầu vào cho mình, từ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Ngược lại, khi một nhà cung ứng yếu tố đầu vào là độc quyền, mà doanh nghiệp không thể thay thế đầu vào đó bằng một loại khác thì mọi sự thay đổi từ phía nhà cung ứng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Do vậy, để quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, ổn định thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các nhà cung ứng trong mối quan hệ tổng hợp các yếu tố khác, hạn chế đến mức thấp nhất sức ép từ phía nhà cung ứng, có quan hệ thường xuyên với nhiều nhà cung ứng chủ yếu và tạo ra sự cạnh tranh giữa họ.
2.3. Các đối thủ cạnh tranh .
Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp đang có mặt trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh sẽ là người chiếm giữ một phần thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh và ln có ý định mở rộng thị trường, thậm chí thu hút khách
hàng của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh có quy mơ lớn và sức mạnh thị trường. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm mọi cách để nắm bắt và phân tích các thơng tin về đối thủ cạnh tranh như: chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách quảng cáo, khuyếch trương. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thông thường nghiên cứu hai đối tượng sau:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: là những nhà sản xuất đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương tự như doanh nghiệp. Họ là những người đang chiếm một phần thị trường và ln có ý định mở rộng thị trường. Đây là đối tượng mà doanh nghiệp phải quan tâm nhiều nhất.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: là những doanh nghiệp có thể và có khả
năng tham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ giống như doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này thường xuất hiện với những khả năng về công nghệ, vốn lớn nó thường có những sản phẩm thay thế ưu việt hơn hẳn sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất .
2.4. Khách hàng (người tiêu dùng ).
Khách hàng và sức ép từ phía khách hàng có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng nhất khi tiến hành kế hoạch hoạch định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp phải duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng cũ và lôi cuốn taọ niềm tin với các khách hàng mới. Nói cách khác là doanh nghiệp luôn luôn phải giữ được “chữ tín” với khách hàng của mình. muốn là được điều đó thì khơng có cách nào khác là doanh nghiệp phải quan tâm, chăm sóc phân tích sự biến động của nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó. Doanh nghiệp phải luôn đặt khách hàng vào vị trí trung tâm trong “bộ ba chiến lược
2.6. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
- Mơi trường văn hố - xã hội:
ở đây quan tâm đến sự ảnh hưởng của các yếu tố này trong việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Các thông tin thường sử dụng là: dân số, xu hướng vận động của dân số, thu nhập và phân bổ thu nhập của người tiêu dùng …
- Mơi trường chính trị - pháp luật:
Các yếu tố thuộc mơi trường chính trị – pháp luật chi phối mạnh mẽ đến khả năng hình thành cơ hội và khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp . Tính ổn định và hồn thiện của hệ thống pháp luật cũng như hiệu lực thi hành là điều kiện đầu tiên và quan trọng cho các doanh nghiệp hoạt động.
- Môi trường kinh tế và công nghệ:
Các yếu tố quan trọng cần chú ý là:
+ Tiềm năng kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xu hướng đóng mở của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ, hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi.
+ Cơ sở hạ tầng, trình độ trang thiết bị kỹ thuật công nghệ, khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế / ngành.