Cấu trúc của thƣ viên học

Một phần của tài liệu Giáo trình thư viện học đại cương (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN THƢ VIỆN HỌC

2. Cấu trúc của thƣ viên học

Cấu trúc thư viện học là cơ cấu và hình thức bên trong của thư viện học. Là mối liên hệ và sự phối hợp hữu cơ, tương đối vững chắc của các yếu tố, các mặt, các phần của thư viện học với tư cách là một chỉnh thể. Việc nghiên cứu cấu trúc thư viện học chẳng những có ý nghĩa giúp cho việc xem xét nhận dạng chỉnh thể của thư viện học mà nó cịn giúp chúng ta thấy được mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau của các bộ phận cấu thành nên thư viện học.

Về nguyên tắc, cũng như các ngành khoa học khác, thư viện học là một hệ thống lý thuyết bao gồm: các quy luật khoa học, các nguyên tắc khoa học, các lý thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu, hệ thống các khái niệm, các giả thuyết, các sự kiện, dữ liệu quan sát được và các kinh nghiệm trong lĩnh vực thư viện học. Hệ thống lý thuyết này một mặt thể hiện những đặc tính chủ yếu của khoa học nói chung, mặt khác qua đó cũng thể hiện các đặc điểm cụ thể của thư viện học nói riêng.

Trên thực tế, về cấu trúc của thư viện học ngoài cách tiếp cận kể trên còn hai cách tiếp cận khác. Một số người quan niệm rằng thư viện học được cấu trúc như một ngành khoa học, một số khác lại cho rằng thư viện học là một bộ môn khoa học. Theo Xcvortxov và Cartasov trong cuốn “Thư viện học đai cương", với tư cách là một ngành khoa học, thư viện học là một hệ thống các lý thuyết như sau:

- Cơ sở lý thuyết chung của thư viện học.

- Lý thuyết hình thành nguồn lực thơng tin thư viện. - Lý thuyết của hệ thống tìm tin.

- Lý thuyết phục vụ người đọc của thư viện. - Lý thuyết quản lý công tác thư viện.

- Lịch sử công tác thư viện và lịch sử thư viện học.

Với tư cách là một bộ môn khoa học, thư viện học là một tập hợp các môn học cụ thể với hệ thống các tri thức thể hiện các vấn đề lý luận chung cũng như các kỹ thuật thư viện. Quan niệm về cấu trúc của bộ môn thư viện học cũng khơng hồn tồn đồng nhất ở nhiều quốc gia.

Theo các nhà thư viện học Nga, cấu trúc của thư viện học bao gồm các phần như: thư viện học đại cương, xây dựng phát triển với tài liệu thư viện, mục lục thư viện, công tác người đọc, kỹ thuật tổ chức và quản lý thư viện và các cơ quan thông tin thư viện, phương tiện kỹ thuật của công tác thư viện. Ở Việt Nam, bộ môn thư viện học hiện nay được giảng dạy trong các trường đại học chuyên ngành thư viện thông tin bao gồm những môn học cơ bản như: "Thư viện học đại cương", “Lịch sử sách và thư viện", “Xây dựng và phát triển vốn tài liệu thư viện ", “Mô tả tài liệu ", “Phân loại tài liệu ”, "Định chủ đề và định từ khoá tài liệu ”, "Công tác với người đọc ”, “Tổ chức và quản lý thư viện và cơ quan thông tin ", “Trụ sở và trang thiết bị trong các thư viện cơ quan thông tin", “Phương pháp nghiên cứu thư viện học”...

Trong hệ thống những môn học của bộ môn thư viện học, thư viện học đại cương tập trung vào nghiên cứu những quan điểm lý thuyết và phương pháp luận, những lý luận, nguyên tắc và khái niệm chung của thư viện học. "Thư viện học đại cương" cung cấp cơ sở lý thuyết chung và phượng pháp luận. Do là nền

tảng khoa học đối với việc phát triển của thư viện học nói chung và nền tảng của các phần cụ thể khác của thư viện học. Nội dung cụ thể của Thư viện học đại cương bao gồrn: Cơ sở lý luận thư viện học, các nguyên tắc tổ chức sự nghiệp thư viện ở Việt Nam, chính sách thư viện ở Việt Nam và nước ngồi, sự nghiệp thư viện ở Việt Nam, các xu hướng phát triển thư viện hiện đại và một số nét đặc trưng của nghề thư viện.

"Xây dựng và phát triển vốn tài liệu thư viện” là môn nghiên cứu tổng thể những quá trình và thao tác liên quan đến việc bổ sung, tổ chức cũng như quản lý kho thư viện. Nội dung cụ thể bao gồm các nguyên tắc bổ sung, các hình thức bổ sung, các phương thức bổ sung, phương pháp tổ chức sắp xếp kho tài liệu, các hình thức đăng ký, bảo quản tài liệu... “Mô tả tài liệu thư viện” nghiên cứu lý thuyết, lịch sử và phương pháp mô tả tài liệu theo quy tắc mô tả thư mục quốc tế ISBD, quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR2, mô tả tài liệu đặc biệt, mô tả các xuất bản phẩm định kỳ, mô tả sách bộ, mô tả tùng thư và mô tả theo các khổ mẫu MARC.

“Phân loại tài liệu” nghiên cứu lý thuyết, lịch sử phân loại, các bảng phân loại hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, phương pháp phân loại chung và phương pháp phân loại cụ thể gắn với từng bảng phân loại. "Định chủ đề và từ khoá tài liệu” nghiên cứu lý thuyết, lịch sử áp dụng xử lý theo chủ đề, từ khoá, phương pháp định chủ đề và định từ khoá tài liệu trên hai bình diện: phương pháp chung và phương pháp cụ thể cho một số nhóm tài liệu.

"Công tác với người đọc” nghiên cứu lý luận và phương pháp phục vụ người đọc, phương pháp tổ chức công tác bạn đọc trong thư viện, phương pháp nghiên cứu nhu cầu và hứng thú của người đọc, các phương pháp tuyên truyền hướng dẫn đọc sách, tổ chức hệ thống các phòng phục vụ (phòng đọc sách, phòng đọc báo tạp chí, phịng mượn, phịng đọc đa phương tiện). “Tổ chức và quản lý thư viện và cơ quan thông tin nghiên cứu về vấn đề tổ chức và quản lý thư viện và các cơ quan thông tin. Nội dung cụ thể của môn học này bao gồm: phương pháp tổ chức, quản lý cơ cấu, bộ máy, kỹ thuật và tổ chức lao động khoa học, kế hoạch hố cơng tác thư viện thơng tin, kinh tế và marketing trong các cơ quan thư viện thông tin.

'„Lịch sử thư viện'‟ nghiên cứu lịch sử phát sinh và phát triển của sự nghiệp thư viện ở trên thế giới và Việt Nam. “Phương tiện kỹ thuật, trụ sở trang thiết bị trong công tác thư viện” - là môn nghiên cứu cơ sở vật chất kỹ thuật của công tác thư viện, bắt đầu với trang thiết bị cơ giới và cuối cùng với những phương tiện mới của việc máy tính hố thư viện. “Phương pháp nghiên cứu thư viện học” nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học đặc thù được áp dụng trong chun ngành thư viện thơng tin.

Tóm lại, thư viện học là tổng thể hệ thống các kiến thức khoa học về công tác thư viện, biểu hiện thống nhất của các môn thư viện học cụ thể và thư viện học đại cương.(3)

Một phần của tài liệu Giáo trình thư viện học đại cương (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)